Những người đổ máu mưu sinh
Cập nhật lúc 14:53, Thứ Hai, 19/07/2010 (GMT+7)
- Khi trời bắt đầu nắng gắt cũng là lúc những người “sống nhờ kính vỡ” bắt đầu công việc của mình. Trên đống kính chất cao như núi, bất chấp những mảnh kính nhọn hoắt chỉa thẳng lên trời, từng người, từng người vẫn miệt mài đập, hốt...
Đây là công việc hằng ngày của những người sống bằng nghề đập kính cũ để bán lại cho các cơ sở tái chế ve chai ở Bình Dương. Họ mua lại kính cũ, vỡ với giá 700 – 800 đồng/kg, đem về đập nát cho vào bao bán lại cho cơ sở tái chế kiếm lời được 300 – 500 đồng/kg.
Với họ đây là nghề "không đổ máu, không có tiền". Song cũng có người thì cười trừ như một sự an phận với công việc.
Khi trời nắng gắt (lúc kính sẽ dễ vỡ ) cũng là lúc tiếng búa đập kính vang lên, đánh dấu một ngày làm việc của những người sống nhờ kính vỡ. Họ miệt mài đập kính cho đến khi trời tắt nắng. (Trong ảnh: Bà Nguyễn Thị Nô quê Cà Mau đã đập kính ở đây nhiều năm). |
Với những đôi bao tay rách, thậm chí tay trần họ vẫn cào hốt kính vỡ, miểng chai. |
Những vết thương cũ có, mới có nối nhau xuất hiện trên tay, chân hoặc bất cứ đâu trên thân thể... |
... vì cuộc sống, vì con cái họ vẫn cam lòng chịu cảnh kính đâm, máu chảy ...(Trong ảnh: Ông Nguyễn Văn Bền, hơn 50 tuổi quê An Giang, cũng là người có thâm niên đập kính tại một bãi kính ở xã An Phú, Thuận An, Bình Dương) . |
Họ, những phận người như nhỏ bé trước các đống kính sắt nhọn, lởm chởm. |
Ngày qua ngày, những người tại các điểm tập kết kính vỡ ở Bình Dương vẫn sẵn sàng chảy máu tay chân, hoặc chịu bị thương để đập kính kiếm ít tiền lời. |
-
An Bang
,