221
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
1295657
Mẹ "nghịch tử giết cha" mong con có cơ hội sống
1
Article
null
Mẹ 'nghịch tử giết cha' mong con có cơ hội sống
,

- “Phải chi nó cãi lại ba nó, phải chi nó nói với tôi rằng nó hận ba nó, tôi biết thì đã can ngăn chắc đã không có ngày hôm nay” - câu nói nghẹn ngào dừng lại nửa chừng của người mẹ “nghịch tử giết cha”.

TIN LIÊN QUAN

Kể từ sau ngày 19/11/2009 - ngày Phan Minh Mẫn (20 tuổi), chích điện cha ruột cho đến chết - căn nhà nhỏ tại ấp 1, xã Tân Thạnh huyện Bình Chánh, TP.HCM luôn đóng cửa im lìm, vắng vẻ.

Thế nhưng, từ khi TAND TP.HCM đưa ra xét xử vụ án giết cha đối với bị cáo Mẫn, căn nhà này có nhiều người lui tới hơn. Bởi lẽ, mọi người ở đây đều xót xa trước bi kịch chia lìa của gia đình nhỏ: cha chết, con trai sắp phải ra pháp trường.

“Phải chi nó hư hỏng, nó nghịch ngợm một chút…”

Vừa nhắc tới tên đứa con trai từng là niềm tự hào của gia đình, người đàn bà đã nhiều ngày không ăn không uống oà khóc. Nước mắt cứ thế lăn trên đôi gò má hốc hác, nhiều nếp nhăn. Bà chính là vợ nạn nhân, là mẹ của bị cáo Mẫn.

“Từ lúc biết cái lễ cái nghĩa, nó cắn răng chịu đựng, lầm lầm lũi lũi suốt ngày. Ba đánh nó thì nó chạy, đánh mẹ, đánh em thì nó nhào vô can. Muời mấy năm trời chưa một lần cãi lời ba!” -
kể về con trai mà nước mắt bà cứ giàn giụa.

Bố Mẫn, ông Phan Thế Tuyên là một “đệ tử ruột” của bia rượu. Từ lúc Mẫn được sinh ra, đời ông đã chìm sâu vào những cuộc nhậu. Ông gọi chệch tên Mẫn là Hận - cái tên mà mỗi khi rượu vào, ông lại gọi ngược lên để đánh đập, chửi bới. Không ít lần cả 3 mẹ con Mẫn phải ngủ ngoài sân, hoặc sang tá túc nhà hàng xóm vì những trận đòn roi vô cớ.

“Tôi làm tạp vụ ở một nhà máy, lương mỗi tháng chỉ khoảng 1,5 triệu. Biết con mình đã phạm trọng tội nhưng không đủ tiền thuê luật sư. Tôi đã cố hết sức, chỉ mong luật pháp khoan hồng, cho nó một cơ hội làm lại cuộc đời. Nó còn trẻ quá!”, mẹ Mẫn cứ thế nức nở suốt buổi chiều.

Mẹ của bị cáo Phan Minh Mẫn thắp hương trước bàn thờ chồng. Ảnh: Thuận Hải

Bà Huỳnh Thị An (60 tuổi, bà nội của Mẫn) cũng đã nghỉ bán hủ tiếu từ mấy ngày nay. Vắng bóng đứa cháu nội đích tôn, bà lầm lũi ra vô bên cái giường nhỏ, nơi Mẫn thường sang ngủ lại mỗi khi “chạy nạn”.

"Nó muốn một mình gánh chịu tất cả những khổ cực mà 3 mẹ con đã phải chịu mười mấy năm qua. Nhưng có ai ngờ, nó lại “gánh” bằng cách này chứ!”, bà nấc từng tiếng không thành lời. “Nó nhận án chung thân cũng được, miễn là tôi còn có cơ hội nhìn thấy mặt thằng cháu đích tôn tội nghiệp. Pháp luật có khắt khe quá với cháu tôi không?”. Chưa kịp dứt lời, bà khuỵ hẳn xuống chiếc ghế nhựa, thân hình rệu rã vì những nỗi xót xa.

Xôn xao cả xã

Văn phòng thầy giáo Nguyễn Công Thạnh, Phó trưởng Khoa Cơ khí Động lực, trường Cao Đẳng Kinh Tế- Kỹ thuật Phú Lâm (nơi bị cáo Mẫn từng theo học) những ngày này có nhiều khách ghé thăm. Thế nhưng, những câu chuyện họ nói lại không khiến nơi đây vui hơn.

Những người tìm thầy Thạnh cùng những thầy cô giáo khác trong khoa là những sinh viên lớp Sửa chữa Ôtô khoá 9 (lớp của Mẫn), là phụ huynh của một số sinh viên khác, đôi khi là các luật sư mong muốn được tìm hiểu về Phan Minh Mẫn, người đã bị TADN TP.HCM tuyên án tử hình vì giết cha ngày 16/7.

Thầy Thạnh tỏ lấy làm tiệc cho cậu sinh viên: “Suốt 2 năm, vừa là Phó trưởng Khoa quản lý, vừa là giáo viên bộ môn của lớp, Mẫn chưa nghỉ học không phép bữa nào cả. Ngoan, hiền lại chịu khó mày mò học hỏi, Mẫn là một sinh viên gương mẫu trong lớp”. “Ngày Mẫn nghỉ học 2 buổi liên tiếp, tôi bảo cán sự lớp liên hệ với bạn thì được biết vụ việc đã xảy ra. Tôi sững người vì sốc!”- thầy Thạnh kể.

Trở lại xã Tân Nhựt, huyện Bình Chánh sau gần một tuần Mẫn bị tuyên án tử hình, câu chuyện về “nghịch tử giết cha” vẫn là chủ đề chính của những người dân nơi đây.

Mới hơn 5 giờ chiều, nhiều người dân trong xóm đã tụ tập lại trước con hẻm nhỏ đầu nhà Mẫn. Những mái đầu già trẻ chụm vào nhau, đọc thư chia sẻ, an ủi của độc giả báo chí gởi về cho gia đình Mẫn. Mỗi người một câu, họ cho rằng, "án tử hình là quá nặng đối với một thanh niên phạm tội lần đầu như Mẫn".

Tại khu lưu trú của công nhân của nhà máy Thuận Phát, nhiều người cũng quây quần bàn tán chuyện của Mẫn.

Ông Nguyễn Văn Thành (43 tuổi, ngụ Tân Nhựt, huyện Bình Chánh) kể: “Nhà nó nghèo. Nhiều năm nay, tôi phải mang tập sách của đứa con gái sang cho để anh em chúng nó được đến trường. Thằng Mẫn ra đường gặp ai cũng vòng tay chào, vậy mà…”. Với ông, “án nghịch tử giết cha đối với thằng Mẫn thiệt không ngờ đến”.

Ông Nguyễn Thành Đông (Trưởng ấp 1, xã Tân Nhựt, huyện Bình Chánh) nói: “Tôi không biết nhiều về pháp luật, thế nhưng, án tử hình với thằng Mẫn là hơi nặng. Ngoài Hà Nội, bà mẹ nhẫn tâm vứt con 3 tháng tuổi xuống giếng cũng chỉ nhận 12 năm tù”. Ông cho rằng, hành động của Mẫn cũng là do ức chế lâu ngày, không chịu nổi cảnh bạo lực trong gia đình cùng với những suy nghĩ bồng bột nhất thời của tuổi trẻ.

“Biết là nó sai nặng, nhưng nó cũng đã hối lỗi, ăn năn trước toà. Người bị hại lại chính là cha nó, nỗi đau còn chưa nguôi ngoai, chỉ mong pháp luật khoan hồng”, ông Đông xót xa.

  • Thuận Hải

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,