221
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
1294658
Đường sắt một ray sẽ "đè" đường sắt đô thị Hà Nội?
0
Article
null
Đường sắt một ray sẽ 'đè' đường sắt đô thị Hà Nội?
,

- Bên lề hội thảo khao học “Tàu điện 1 ray – Giải pháp cho giao thông đô thị Việt Nam”, do Hội Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật Việt Nam tổ chức ngày 21/7, ông Đoàn Châu Phong, Phó Tổng Giám đốc Tổng công ty CP Xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam (Vinaconex) cho rằng, trên đường Láng - Hòa Lạc chỉ cần một tuyến đường sắt trên cao là đủ.

Tin liên quan:

>> Tàu một ray: "Không hoàn hảo nhưng phù hợp"
>> Tàu điện một ray có cứu được giao thông Hà Nội?

Đường Láng - Hòa Lạc chỉ cần một tuyến đường sắt

Điều này cũng có nghĩa rằng, nếu tuyến đường sắt 1 ray từ Láng – Hòa Lạc về Hồ Tây mà Vinaconex đang đề xuất Chính phủ được chấp nhận, thì tuyến này có thể thay thế, “xóa sổ” tuyến đường sắt đô thị số 5 (2 ray) đã được phê duyệt trong quy hoạch giao thông Hà Nội.

Đến thời điểm này, Dự án đường sắt một ray đã được Chính phủ giao Bộ GTVT cùng Vinaconex nghiên cứu, tính toán để tránh “chồng” lên tuyến đường sắt đô thị số 5 của Hà Nội đã được phê duyệt.

Một lãnh đạo Cục Đường sắt cho biết, đó cũng chính là vướng mắc lớn nhất “bởi quỹ đất để xây dựng đường sắt trên tuyến này chỉ có một. Một ray hay 2 ray không phải vấn đề mấu chốt mà làm sao đáp ứng được nhu cầu chuyên chở cả trước mắt lẫn lâu dài, bởi đây là tuyến huyết mạch, và đường sắt, phải có tầm nhìn cả trăm năm”, vị này chia sẻ.

Tuy nhiên, ông Đoàn Châu Phong, Phó Tổng Giám đốc Vinaconex lại tỏ ra khá tự tin, khi cho rằng, “theo tính toán, nếu chọn một ray, với nhu cầu giao thông của tuyến Láng - Hòa Lạc, tuyến 1 ray có thể đáp ứng được nhu cầu của phương tiện giao thông công cộng trên tuyến. Cho nên, khả năng có một tuyến trên cao khác nữa sẽ không có”.

Mô tả ảnh.
Đường sắt 1 ray ở nước ngoài - (Ảnh tư liệu)

Ông Phong lý giải, tuyến đường sắt trên cao (số 5) đúng là đã được Thủ tướng phê duyệt cho Hà Nội, “tuy nhiên đó mới chỉ quy hoạch định hướng, khi chúng tôi đưa ra đề xuất này, Bộ GTVT cùng chúng tôi đã báo cáo Chính phủ, sau khi xin ý kiến các bộ ngành, Hà Nội, Thủ tướng đã giao bộ GTVT cùng Vinaconex nghiên cứu, tính toán. Như vậy có thể nói không có sự trùng lặp, nghĩa là có cái này sẽ không có cái kia”, ông Phong khẳng định.

Một ray hay hai ray?

Theo TS. Khuất Việt Hùng, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu giao thông vận tải (ĐH GTVT Hà Nội), nhu cầu đi lại trên tuyến Láng - Hòa Lạc hiện vào khoảng 60-70.000 người/ngày. Và cần phải xem xét chúng ta đặt mục tiêu gì cho vận tải công cộng trên tuyến, ví dụ phải đảm bảo 40% lưu lượng đi lại chẳng hạn, thì mới đưa ra những giải pháp cho vận tải công cộng.

Đến năm 2020, mạng lưới đường sắt đô thị Hà Nội gồm 5 tuyến với tuyến số 1 (Ngọc Hồi - Yên Viên, Như Quỳnh) dài 38,7 km; tuyến số 2 (Nội Bài - trung tâm thành phố - Thượng Đình) dài 35,2km, tuyến số 3 (Nhổn - ga Hà Nội - Hoàng Mai) dài 21 km. Tuyến số 4 có dạng vòng tròn, kết nối với các tuyến số 1, 2, 3 và tuyến số 5 (Nam Hồ Tây- Ngọc Khánh- Láng- Hòa Lạc) dài khoảng 34,5km

Ông Hùng thừa nhận, chưa thấy chuyên gia nào bàn về giải pháp thích hợp của đường sắt 1 ray với các loại hình khác, cũng chưa có đủ thông tin để nói có nên làm đường sắt một ray hay không.

“Tôi nghĩ nên cần ít nhất thêm 2 năm để nghiên cứu, từ đó những người quyết định, phê duyệt mới có cơ sở để không lại gặp phải bài học như đường sắt cao tốc”, ông Hùng nói.

Dù vậy, vị này cũng thông tin, năng lực của đường sắt 1 ray ở ngưỡng trung bình, dao động 10 – 40% so với metro, song thời gian xây dựng ngắn, chi phí thấp, và với ưu điểm đó, đường sắt 1 ray đang chiếm ưu thế nhưng nó có phải giải pháp dài hạn hay không thì đó là câu hỏi còn bỏ ngỏ.

Dưới góc độ kỹ thuật, GS.TSKH Nguyễn Hữu Hà, Trưởng khoa Vận tải và Kinh tế, Trưởng bộ môn Vận tải và kinh tế đường sắt (ĐH GTVT Hà Nội) cũng cho rằng: tàu một ray hoàn toàn phù hợp với giao thông đô thị của Việt Nam. Nó bổ sung cho các loại hình phương tiện cho đa dạng, phù hợp với chủ trương xã hội hóa, phù hợp với khả năng tài chính, phù hợp với tính khoa học, với công nghệ mới, đảm bảo tiện nghi, an toàn cho người sử dụng, góp phần bớt giao cắt trên đường bộ, bớt tai nạn giao thông, giảm ách tắc giao thông.

Tuy nhiên, loại hình vận tải lần đầu tiên xuất hiện này có được người dân đón nhận hay không vẫn là vấn đề mà nhiều chuyên gia đang lo ngại.

Tổng công ty Xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam vừa trình Thủ tướng đề xuất phương án xây dựng tuyến tàu điện một ray theo hình thức BOT nhằm giải quyết ách tắc giao thông phía tây thành phố Hà Nội.

Theo đó, tàu điện sẽ chạy trên cao tại dải phân cách giữa của tuyến đường từ nút giao Hoàng Hoa Thám đến cuối đường Láng - Hòa Lạc (34km). Tại dải phân cách giữa của đường sẽ xây dựng những trụ cột với đường kính 1m, cao khoảng 4,5m, cách nhau 30m. Bên trên là dầm bê tông dự ứng lực làm đường ray cho tàu điện. Tàu chạy bằng bánh lốp với tốc độ trung bình 60-70 km/h.

  • Chí Hiếu

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,