Thông tin về áp thấp trên được ông Lê Thanh Hải, Phó Giám đốc Trung tâm DBKTTV Trung ương cho biết sáng nay (18/7) tại cuộc họp Ban PCLBTW.
Ông Hải cho hay, lúc 1h sáng ngày 18/7, áp thấp ở vào khoảng 16 độ vĩ Bắc, 122 độ kinh Đông. Áp thấp có chiều di chuyển vào biển Đông, theo hướng từ vĩ tuyến 16 trở ra đến đảo Hải Nam của Trung Quốc.
11 người chết, mất tích vì bão số 1
Báo cáo của Ban PCLBTW sáng 18 cho hay, tính đến 7h sáng cùng ngày đã có ít nhất 11 người chết, mất tích vì bão, trong đó, ngoài 6 ngư dân Quảng Ngãi đang mát tích ngoài Hoàg Sa, còn có 4 thủy thủ ở Quảng Ninh và một dân thường ở tỉnh này bị trôi sóng. 3 người khác ở Hải Phòng cũng bị thương do bão.
Thống kê ban đầu cho thấy Quảng Ninh và Hải Phòng là hai tỉnh thành thiệt hại nặng nhất: Trong số 303 căn nhà bị sập thì Hải Phòng có 200, Quảng Ninh 103 căn.
| ||
Bộ tư lệnh Biên phòng cũng thông tin, 5h sáng nay, 3 tàu cứu hộ của Hải Quân cũng đã có mặt tại quần đảo Hoàng Sa, bắt liên lạc với các tàu đã cứu sống 4 ngư dân Quảng Ngãi, tiếp cận khu vực 6 ngư dân còn lại mất tích.
Ông Lê Thanh Hải cho biết thêm, tính đến 1h sáng nay, lượng mưa không lớn lắm, các khu vực cao như Ba Đồn (Quảng Bình 184mm), Kỳ Anh (Hà Tĩnh 132mm), các khu vực còn lại chỉ vào khoảng 100mm. Tuy nhiên, sau 7h sáng, có thể mưa sẽ lớn hơn,
Bộ trưởng NN&PTNT Cao Đức Phát chỉ đạo, tiếp tục theo dõi sát sao diễn biến của áp thấp nhiệt đới, diễn biến mưa sau bão đề phòng mưa lớn gây úng ngập và lũ quét.
Ông Phát cũng nhìn nhận, công tác dự báo chưa sát, diễn biến bão phức tạp nên có nơi đã chủ quan, nhiều nơi ngư dân vẫn ra khơi.
Hà Nội không ngập nhưng mất 57 cây xanh
Dù chịu ảnh hưởng của bão rất nhỏ nhưng đêm qua, rạng sáng nay, nhiều cây trên đường phố Hà Nội như Giang Văn Minh, Nguyễn Chí Thanh, Quang Trung, Trần Hưng Đạo…cũng đã bật gốc, gẫy cành.
Sáng sớm nay, nhiều nhà dân, cửa hàng Hà Nội vẫn sẵn sàng những bao cát dự trữ để “đắp đê” chống ngập nhưng chưa có cơ hội dùng đến.
Ông Nguyễn Xuân Hưng – Phó Tổng Giám đốc Công ty Công viên Cây xanh Hà Nội cho biết: “Tính đến sáng 18/7, trên địa bàn thành phố có 57 cây đổ, 18 cành gẫy. Đặc biệt cây xà cừ đường kính 100cm bật gốc đổ đè vào tường nhà dân tại ngõ 133 Hoàng Mai”.
Các tuyến phố nội thành như Nguyễn Trãi, Tô Hiến Thành, Bà Triệu, Lý Thường Kiệt… đều có cây đổ, hoặc cành gẫy vương vãi trên đường. Cán bộ công nhân công ty Công viên Cây xanh đã ứng trực 100% quân số dù là ngày nghỉ để giải phóng mặt bằng, khắc phục thiệt hại.
Bão tan, Hà Nội mất 57 cây xanh.
“Chắc phải hết ngày 18/7 thì toàn bộ khối lượng công việc thu dọn cây đổ, cành gẫy trên các tuyến phố thủ đô mới xong, vì khối lượng cộng việc quá lớn sau 1 đêm Hà Nội gió to” – ông Hưng cho biết thêm.
"Phải hết ngày 18/7, công việc dọn dẹp 57 cây đổ và 18 cây gẫy cành mới xong" - ông Hưng cho biết. |
Nguyễn Lê – Tổng giám đốc Công ty Thoát nước Hà Nội cho biết: “Đêm 17 sáng 18/7 trên địa bàn thành phố chỉ có mưa nhỏ, khối lượng nước đổ xuống không nhiều, theo kết quả mới nhất ghi nhận khu vực Vân Hồ đo được lượng mưa lớn nhất nội thành Hà Nội là khoảng 52mm, cả thành phố không có điểm úng ngập”.
Công nhân công ty thoát nước Hà Nội vẫn ứng trực 100% quân số đề phòng hoàn lưu bão gây mưa trên địa bàn Hà Nội (ảnh chụp tại trạm bơm nước hồ Bảy Mẫu).
“Để đề phòng hoàn lưu gây mưa lớn sau khi bão tan, cán bộ nhân viên Công ty Thoát nước Hà Nội vẫn ứng trực 100% quân số, ngay trong sáng 18/7, đoàn lãnh đạo của công ty sẽ đi thị sát, kiểm tra một số trọng điểm thoát nước cho Hà Nội như trạm bơm Yên Sở, hồ Bảy Mẫu… một số điểm dễ úng ngập như hầm Kim Liên, Nguyễn Lương Bằng, Tây Sơn, Láng Hạ…” – ông Lê cho biết thêm.
Nhiều cây to bị ngã đổ - Ảnh: DT |
Mưa không lớn và không gây ngập, nhiều người dân Hà Nội đã thở phào nhẹ nhõm...
Những bao cát sẵn sàng cho "đắp đê" chưa có cơ hội dùng đến |
- H.Lê - Phạm Hải