221
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
1284599
"Cò" Bệnh viện Da liễu "ký sinh" trên người bệnh
1
Photo
null
Bài 1:
'Cò' Bệnh viện Da liễu 'ký sinh' trên người bệnh
,

- Trong vai bảo vệ, PV VietNamNet đã chứng kiến cảnh lộng hành của “cò” trước Bệnh viện (BV) Da Liễu TP.HCM- những “ký sinh” trên thân thể người bệnh.

[video(17137)]

"Ma nghiện" kiêm cò mồi

Tháng 5, tháng 6 là khoảng thời gian vào mùa của “ cò” trước cổng BV Da liễu (2 Nguyễn Thông, P.6, Q.3, TP.HCM). Dọc đoạn đường từ ngã ba Hồ Xuân Hương-Nguyễn Thông đến trước cổng BV, bất cứ ai đi ngang, “cò” đều ngoắc tay vào phòng khám bên trong hẻm. Một số người lưỡng lự chưa biết đi đâu thì đã có một bầy “cò” ào vào tư vấn. Vẫn những câu nói quen thuộc : “BV hôm nay đông lắm, hết phiếu khám rồi; BV hôm nay chỉ khám BHYT thôi, khám tư phải qua đây; Bác sĩ phó Khoa Da liễu mở phòng mạch bên này nè; Qua đây vào lấy sổ khám lẹ hơn…”.

Việc chèo kéo và hoạt động của "cò" trước cổng BV Da liễu kéo dài nhiều năm nay. Ảnh: Trịnh Sơn



Một bảo vệ cho biết “cò” nói gì cũng kệ, người đi khám cứ chạy thẳng xe vào BV thì chúng không làm gì, chứ quay lại ý kiến này nọ với chúng là thế nào cũng có chuyện. Thậm chí cò sẵn sàng “nện” những ai có ý coi thường chúng.

Không chỉ có đàn ông, một số phụ nữ cũng tham gia vào đội quân “cò”. Ngoài việc chèo kéo khách, những “cò” nữ còn kiêm luôn việc chạy xe ôm, dẫn khách đi tới những phòng mạch mà chúng đã chuẩn bị. Biết cổng BV phía bên đường Ngô Thời Nhiệm không còn sử dụng, “cò” gạt người bệnh rằng BV đã dời đi nơi khác, người bệnh tưởng thật nên đành theo sự sắp xếp của chúng tới phòng khám tư.

Ông Vương Khánh Chiến, phụ trách An ninh BV Da liễu cho biết, “cò” tại đây chia làm hai phe. Lứa "cò già" đã hoạt động từ những năm 90 đến nay. "Lãnh địa" của bọn người này là cổng bệnh viện phía đường Ngô Thời Nhiệm. “Cò” già chủ yếu giới thiệu khách cho các phòng khám của bác sĩ tên K., có phòng khám trên đường Bà Huyện Thanh Quan ; phòng khám đường Nguyễn Thông (gần khu hồ cá) của bác sĩ N. và xa hơn là phòng khám của một bác sĩ da liễu trên đường Bàn Cờ.

Địa bàn của "cò trẻ" là cổng chính trên đường Nguyễn Thông. Đám “cò” trẻ trước cổng chính chủ yếu “dụ” khách vào phòng khám trong hẻm đường Phạm Đình Toái của bác sĩ Ng. Mỗi ngày, trung bình một “cò” nơi đây giới thiệu được hơn 10 khách cho các phòng mạch tư. Để phục vụ cho công việc, “cò” "đội lốt" xe ôm để đối phó với công an.

Lấy số

Sau hàng chục năm mạnh ai lấy làm, kiếm cơm trên “da thịt” của bệnh nhân, thời gian gần đây, hàng chục ’cò’’ hoạt động tại khu vực BV Da liễu quy về dưới trướng của K., một "đại ca" vừa ra tù.

K. từng có vài tiến án, tiền sự, đã quyết định lấy số trước đám “cò” con ô hợp tại cổng BV Da liễu. Sau một trận đánh dằn mặt vài con “cò” không vâng lời, không chịu đóng tiền bảo kê, “cò” K nghiễm nhiên trở thành một nhân vật quan trọng của bầy “cò” trẻ.

Dưới trướng K. là lũ đàn em thân tín, luôn túc trục đối diện BV Da liễu đón người đi khám bệnh. Anh Lê Văn Tâm, Đội trưởng đội bào vệ BV Da liễu cho biết: Thời gian trước, “cò” chỉ chèo kéo khách, gặp ai cũng mời nhưng bây giờ chúng sẵn sàng chặn đầu xe, buộc người bệnh vào khám tại các phòng khám tư để hưởng hoa hồng”.

"Cò" đang bắt khách. Ảnh: Trịnh Sơn
Có khoảng 25 “cò” hành nghề trước cổng BV Da liễu. Trong số đó, một nửa là “cò” mồi chuyên nghiệp, số khác vừa làm “cò” vừa làm xe ôm và không ít “cò” là dân nghiện ma túy. Theo anh Tâm, bọn “cò” giờ cũng rất cảnh giác, không chỉ chèo kéo khách ngoài đường, lâu lâu chúng lại cử người vào trong BV mua nước để nghe ngóng động tĩnh và nhận diện những người lạ mặt theo dõi hoạt động của chúng.

Để có thể tỉnh táo làm việc, hàng ngày cứ vào khoảng 9-10h sáng và 15-16h chiều, một vài “cò” lại chui vào tủ đựng ATM bên hông BV ngồi chích. Một số khác lợi dụng bãi giữ xe ít người ra vào trong tiệm thuốc đối diện BV để “phê”. Mỗi lần đến “cữ”, hai tên “cò” thường vào cùng nhau, một tên “phê”, tên còn lại đứng cảnh giác. Mỗi lần như vậy kéo dài 20 phút.

Làm bảo vệ tại BV Da liễu nhiều năm nay, chứng kiến cảnh người bệnh bị “cò” lừa gạt, “tiền mất tật mang” nhưng anh Tâm cũng không thể làm gì hơn. Nhiều lần báo chí phản ánh, công an phường làm việc được một thời gian rồi đâu lại vào đó.

“Cò” làm ăn trước cổng BV chủ yếu là dân thuộc xóm Đình, phường 4 qua bên đây làm ăn, vì vậy công an phường 6 rất khó khăn trong việc xử lý hành chính các đối tượng trên. Theo anh Tâm, những lúc công an phường làm việc hiệu quả nhất chính là khi chuyển giao cán bộ, người cũ đi, người mới đến thì “cò” bớt lộng hành, nhưng cũng chỉ được một thời gian.

“Cò” làm ăn ngay sát cổng vào, mãi mới đẩy chúng qua bên kia đường. Giờ không ai xâm phạm khu vực của nhau, nhưng nhiều lần làm căng “cò” cũng hăm dọa đòi đánh. Mình thông báo cho cơ quan chủ quản và công an phường để họ theo dõi chứ cũng không dám làm gì. Thông báo là một chuyện, khi mình ra khỏi chỗ làm, đi đường cũng lo lắm. Tụi nó đánh nhau toàn dùng mã tấu”- anh Tâm chua chát.

  • Trịnh Sơn
,
Ý kiến của bạn
,
,
,
,