Đái tháo đường là một nhóm bệnh lý chuyển hoá với đặc trưng tăng glucose máu mạn tính, là nguyên nhân gây ra các biến chứng tại các cơ quan trong cơ thể ở mức độ khác nhau như: tổn thương phá huỷ hoặc suy yếu các mô, rối loạn chức năng các cơ quan đặc biệt như tim mạch, mắt, thận, thần kinh...
Tin bài mới nhất trên VNN:
Những vùng đất chết khi chưa kịp… “sống”
Trò chung tiền lo trà nước cho thầy để thi tốt nghiệp
’Thần khuyển’ Tây Tạng xuất hiện tại Hà Nội
Liên quan tới biến chứng tim mạch
Đái tháo đường (ĐTH) là một trong ba bệnh (ung thư, tim mạch, đái tháo đường) phát triển nhanh nhất. Theo công bố của WHO 1985 có 30 triệu người trên thế giới bị đái tháo đường, thì năm 1994 là 98,9 triệu người.
Theo ước tính của Viện nghiên cứu đái tháo đường quốc tế năm 2010 có khoảng 215,6 triệu người bị đái tháo đường. Ở Việt Nam, theo điều tra dịch tễ học bệnh đái tháo đường của PGS-TS Tạ Văn Bình, bệnh viện Nội tiết năm 2001 tại 4 thành phố lớn (Hà Nội, Hải Phòng, TP. Hồ Chí Minh) ở tuổi 30-64 cho thấy tỷ lệ đái tháo đường là 4,0%.
Máy đo đường huyết-công cụ giúp bệnh nhân kiểm soát tình trạng bệnh.
Gánh nặng về y tế và xã hội do bệnh ĐTĐ gây ra cho cộng đồng là một vấn đề rất được quan tâm. Mặc dù ở nước ta chưa có các thống kê đầy đủ, song theo thống kê của Bộ Y tế Mỹ năm 2000, có trên 3,2 triệu người nhập viện liên quan tới bệnh ĐTĐ. Lý do chính khiến các bệnh nhân ĐTĐ phải nhập viện điều trị đứng hàng đầu là do các bệnh lý của hệ tim mạch (40% các nhập viện), sau đó là bệnh lý hệ hô hấp và nhiễm khuẩn (30%).
ĐTĐ cũng là một bệnh lý mạn tính hàng đầu có các biến chứng nguy hiểm cho người bị bệnh: nguyên nhân chính dẫn tới mù và suy thận giai đoạn cuối cần phải được lọc máu hay ghép thận; là nguyên nhân đứng hàng thứ hai gây cắt cụt chi do tắc mạch; trên 70% bệnh nhân người lớn bị ĐTĐ có tăng huyết áp và tỷ lệ bị bệnh tim, tai biến mạch não ở người ĐTĐ được ước tính cao gấp 4 - 6 lần so với người cùng độ tuổi song không bị bệnh, 70% tử vong ở BN ĐTĐ liên quan tới biến chứng tim mạch. Theo thống kê của WHO, số BN tử vong do ĐTĐ tương đương với số BN tử vong do bệnh AIDS.
Chính vì vậy, bệnh đái tháo đường đang được cả thế giới nhìn nhận như là một đại dịch của thế kỷ 21, do phạm vi ảnh hưởng mang tính toàn cầu và mức độ ảnh hưởng sâu sắc của nó đối với sức khoẻ, kinh tế và an ninh xã hội.
Hiện nay dưa vào cơ chế sinh bệnh, bệnh đái tháo đường được phân thành 2 nhóm chính: Đái tháo đường typ1, thường gặp độ tuổi dưới 35, khởi phát cấp tính với các triệu chứng lâm sàng rầm rộ: đái nhiều, uống nhiều, sút cân nhiều, thể trạng gầy. Đái tháo đường type 2, thường gặp ở người lớn trên 35 tuổi, tiến triển chậm, triệu chứng lâm sàng không rõ ràng, ít rầm rộ. Nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy có thể phòng bệnh ĐTĐ typ2 bằng việc thay đổi lối sống, tăng cường vận động tập thể dục và thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý.
Phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm
Cho tới nay, vẫn chưa có loại thuốc hoặc phương pháp điều trị nào chữa khỏi hoàn toàn bệnh tiểu đường, nhưng chúng ta có thể kiểm soát được căn bệnh này nhờ sự tiến bộ không ngừng của khoa học kỹ thuật đặc biệt trong lĩnh vực Y Dược.
Medelab (41 Nguyễn Thượng Hiền) phối hợp với các bác sỹ khoa Nội tiết, bệnh viện Bạch Mai triển khai chương trình “Tầm soát miễn phí bệnh đái tháo đường”.
Thạc sỹ Đào Đức Phong, khoa Nội tiết, bệnh viện Bạch Mai cho biết: “Nhằm mục đích kiểm soát bệnh và hạn chế các biến chứng do bệnh gây nên là mục tiêu của nhiều nghiên cứu lớn đã được tiến hành ở Anh, Mỹ, Nhật. Kết quả của các nghiên cứu đều cho thấy nếu bệnh nhân ĐTĐ được kiểm soát "chặt chẽ" tình trạng tăng đường huyết sẽ làm giảm đáng kể hay làm chậm sự xuất hiện các biến chứng do bệnh tiểu đường. Chính điều đó sẽ cải thiện chất lượng cuộc sống người bệnh và giảm chi phí chăm sóc y tế. Điều này chỉ có thể đạt được khi kết hợp đồng bộ các biện pháp phát hiện sớm bệnh, cải thiện chất lượng chăm sóc y tế và giáo dục người bệnh”.
Bệnh nhân cần phải gặp bác sĩ chuyên khoa nội tiết, dinh dưõng, tim mạch để được tư vấn các mục tiêu điều trị cụ thể phù hợp với mình (ví dụ: đường huyết, HbA1c, mỡ trong máu và huyết áp) và được theo dõi để phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm của bệnh đái tháo đường một cách tốt nhất.
Tiếp nối chặng đường hoạt động từ thiện mang tên “Medelab - Chung tay vì sức khỏe cộng đồng”, từ ngày 17/5 đến 19/6/2010, phòng khám Medelab (41 Nguyễn Thượng Hiền) phối hợp với các bác sỹ khoa Nội tiết, bệnh viện Bạch Mai triển khai chương trình “Tầm soát miễn phí bệnh đái tháo đường”. Thông tin chi tiết vui lòng liên hệ đường dây nóng của chương trình 04.6673.5697 hoặc tham khảo tại website medelab.vn để đăng ký và nhận số phiếu khám. Ngoài ra, bệnh nhân còn được tư vấn miễn phí về bệnh đái tháo đường thông qua hotline 04.6673.5697 vào sáng thứ 7 hàng tuần.
Chương trình dành tặng 200 suất khám và đo đường huyết miễn phí vào ngày 19/6/2010 cho 200 bệnh nhân đăng ký đầu tiên. Bên cạnh đó phòng khám cũng thành lập CLB đái tháo đường nhằm phổ biến kiến thức và nâng cao hiểu biết bệnh nhân về việc dùng thuốc điều trị, phối hợp với chế độ ăn uống và tập luyện hợp lý để kiểm soát tốt tình trạng bệnh.
- Minh Chiến