221
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
1278797
Bộ trưởng GTVT “cam kết” đường tốt nếu thu phí bảo trì
0
Article
null
Thu phí lưu thông cho Quỹ Bảo trì đường bộ:
Bộ trưởng GTVT “cam kết” đường tốt nếu thu phí bảo trì
,

- “Thu phí bảo trì đường bộ sẽ đảm bảo chất lượng của đuờng bộ tốt hơn. Người ta tính, đường bộ nếu được duy tu, bảo dưỡng kịp thời sẽ đảm bảo tiết kiệm gấp 3 lần so với để đến khi hỏng mới làm. Dứt khoát phải cam kết với dân điều đó”, Bộ trưởng GTVT Hồ Nghĩa Dũng trao đổi với báo chí, ngày 11/5, về Nghị định Quỹ Bảo trì đường bộ đang gấy chú ý dư luận.

Tin liên quan:

>>Báo cáo Chính phủ đề án thu phí ô tô, xe máy

Thu phí bảo trì đường bộ: Phí có chồng phí?

- Hiện người dân đang đóng nhiều loại phí khi lưu thông như phí cầu, phí BOT đường… Giờ nếu có thêm phí cho Quỹ bảo trì thì các phí lưu hành khác nói trên có bỏ không, thưa Bộ trưởng?

Quỹ này không phải hình thành để đầu tư mà là để duy tu, bảo trì đuờng bộ. Vậy nên, những cái đầu tư thì người dân phải đóng, ví dụ BOT, đường cao tốc vì nhà đầu tư bỏ tiền ra, phải hoàn trả cho họ.

Nhưng các trạm nhà nước dùng ngân sách để đầu tư vào duy tu, nâng cấp và hiện đang thu phí thì sẽ bỏ để không bị trùng phí thu cùng mục đích.

Mô tả ảnh.
Bộ GTVT sẽ có lộ trình bỏ bớt các trạm thu phí để hạn chế "phí chồng phí" Ảnh:C.HIếu

- Song thực tế các trạm BOT hiện rất nhiều, rồi các trạm nhà nước đã xã hội hóa, bán cho doanh nghiệp, vậy dân vẫn "cõng" nhiều loại phí?

Đúng là số này còn nhiều nên cần một số giải pháp phải đồng bộ. Các trạm bán rồi thì nhà nước phải mua lại trạm đó, ví dụ như thế chứ không thể hình thành trạm đó để tiếp tục thu được.

Các trạm BOT thì khó khăn hơn, vì đã hình thành khá lâu, lại có đóng góp cho ngân sách, khoảng 1000 tỉ đồng, trừ chi phí hơn 200 tỷ, còn 800 tỉ góp cho quỹ.

Dù vậy, Bộ cũng đã có phương án, lộ trình.

- Thưa Bộ trưởng, một khi người dân đóng phí thì họ có quyền đòi hỏi dịch vụ đường xá tốt hơn để họ lưu thông thuận tiện, đỡ tốn nhiên liệu…, Bộ có cam kết đường xá sẽ tốt hơn khi thu phí này?

Dứt khoát phải cam kết với người dân. Mỗi năm duy tu đường bộ lấy ngân sách 2000 tỷ, tính ra đáp ứng 40-50%, đó là đường trung ương, đường địa phuơng còn thấp hơn nữa. Cho nên Luật Đuờng bộ đã cho phép xây dựng quỹ, một phần từ ngân sách một phần từ đóng góp của người dân.

Mô tả ảnh.
Bộ trưởng GTVT Hồ Nghĩa Dũng Ảnh:VNN
Thế giới bây giờ thay đổi quan niệm: anh sử dụng phương tiện cơ giới dùng đến kết cấu hạ tầng giao thông không còn miễn phí mà phải trả tiền như một dịch vụ như điện, nước.

Tuy nhiên, đối với hạ tầng giao thông hoàn trả tất thì rất lớn vì có đầu tư của nhà nước, bao cấp một phần của ngân sách, nên người dân chỉ phải đóng góp 1 phần.

Hiện Việt Nam có 30 triệu xe gắn máy, 1,5 triệu ô tô sử dụng kết cấu hạ tầng thì người tham gia giao thông phải tham gia một phần đóng góp.

Nhà nước và doanh nghiệp vẫn đầu tư nhưng cần người dân tham gia đóng góp bảo trì, duy tu.

Việc này sẽ đảm bảo chất lượng của đuờng bộ. Người ta tính, đường bộ nếu được duy tu, bảo dưỡng kịp thời sẽ đảm bảo tiết kiệm gấp 3 lần so với để đến khi hỏng mới làm. Tất nhiên, huy động như thế nào mới là vấn đề.

Tổng Cục Đường bộ đưa ra một số phương án và theo các nước đang làm thì thu qua xăng dầu, như thế là chính xác nhất vì anh lăn bánh bao nhiêu km thì tiêu thụ nhiều xăng và phải trả nhiều tiền.
.
Phương án thứ 2 là thu qua đăng kiểm, đăng ký xe mới sẽ phải đóng luôn 1 lần khoản tiền duy tu, bảo trì đó.

Nhưng đóng như thế chỉ áp dụng đối với phương tiện mới, còn gần 30 triệu phượng tiện đang sử dụng thì không kiểm soát được, nên còn hạn chế. Vì vậy, các phương án đang được lựa chọn, bàn bạc, lấy ý kiến thêm.

Ngoài ra, còn phải tính toán phân bổ cho địa phương, trung ương bao nhiêu. Tất nhiên đường địa phương có lưu lượng tăng cao hơn nhiều nên có ưu tiên hơn. Những vấn đề đó sẽ còn tiếp tục được trao đổi, bàn bạc, lấy ý kiến thêm.

Bộ GTVT nghiêng về thu qua giá xăng

- Nói vậy có vẻ như là Bộ đang nghiêng về phương án thu qua giá xăng?

Đúng là Bộ cũng đang nghiêng về phương án thu qua giá xăng dầu.

- Nhưng có những bộ phận sử dụng xăng dầu trong các mục đích khác chứ không chỉ lưu thông trên đường?

Vừa qua tính toán thì không sử dụng vào luu thông rất ít, chưa tới 1%, chủ yếu ở thuỷ sản, tàu đánh bắt cá, bơm nước,… và các đối tượng này sử dụng dầu nhiều hơn xăng.

Cho nên có thể có phương án chiết khấu cho các đối tượng này, nhưng cũng có thể không, nghĩa là bộ phận này cũng chịu chi phí đấy.

Chỗ này chính là đang “mắc” nếu chọn phương án thu qua xăng, nên các Nghị định xong hết rồi, còn mỗi cái này chưa ra!

- Mỗi lần tăng giá xăng dầu dễ dẫn tới lạm phát, bộ có tính tới tác động kinh tế-xã hội khi chọn phương án thu phí qua xăng dầu?

Cái này phải tính toán bởi mỗi loại phí tác động vào xăng dầu cũng có tác động nhất định. Nhưng giờ chúng ta làm theo cơ chế thị trường, Nhà nước không bao cấp nữa nên phải tính toán, kết hợp đồng động bộ để có biện pháp cụ thể.

Xin cám ơn Bộ trưởng!

  • Chí Hiếu (ghi)
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,