- Tai hại thay, khi thấy Hùng chơi game ngay trên máy tính nối mạng trong phòng nhưng bố cậu lại không biết đấy là game. Bạn Hùng đến chơi cùng, ông vô tư hỏi: “Các cháu học gì mà hay thế?”.
TIN LIÊN QUAN |
---|
“Bọn con đang học lập trình ấy mà!”
Từ lâu, chơi game đã trở thành phong trào đối với sinh viên nam trong các KTX. Chỉ cần nhân ngày sinh nhật của một thành viên, hay khi một người được bố mẹ gửi tiền thì cả phòng lại có cớ kéo nhau ra quán rượu.
Sau trận "sát phạt" trên bàn rượu là những lời khích bác về level game (trình độ) của nhau. Cay cú, cả phòng nhanh chóng chia làm hai nhóm đổ bộ vào một quán game và “cắm chốt” cho đến tận sáng mai.
Mua laptop “cày” game tại nhà |
Bởi vậy, game online nhanh chóng lan tràn trong các KTX, đặc biệt là các sinh viên năm nhất mới rời gia đình, từ quê lên rất dễ bị cuốn theo vòng xoáy này.
Hùng là sinh viên Học viện Hậu cần được cử sang ĐH GTVT học Khoa Kinh tế, vì mải mê chơi game nghỉ học quá số buổi quy định cậu phải học lại một năm. Bố mẹ Hùng đều là nông dân quanh năm chân lấm tay bùn, sợ con hư hỏng nên đã lên tận Hà Nội thuê phòng riêng chăm con. Bố Hùng ở lại nấu cơm, giặt giũ chăm lo cho cậu học để hi vọng con cai nghiện game.
Tai hại thay, khi thấy Hùng chơi game ngay trên máy tính nối mạng trong phòng nhưng bố cậu lại không biết đấy là game. Bạn Hùng đến chơi cùng, ông vô tư hỏi: “Các cháu học gì mà hay thế?”.
Hùng và bạn bè hùa vào: “Bọn con đang học lập trình ấy mà bố”. Bố Hùng là nông dân quanh năm bán mặt cho đất, bán lưng cho trời nào biết trò điện tử nó như thế nào! Và thế là "ông con" cứ thoải mái chơi game ngay tại nhà, cả ngày lẫn đêm mà "ông bố" lại mừng thầm vì con mình ham học.
Người mẹ “lấy độc trị độc”
Trong cách "cai" game cho con, mẹ của Tuấn Anh lại khác bố của sinh viên Hùng ở trên. Tuấn Anh từng đạt giải nhì trong kì thi học sinh giỏi quốc gia môn hoá. Cả nhà vui mừng khi Anh được tuyển thẳng vào đại học, đã mua ngay cho cậu một bộ máy tính.
Một tháng sau, mẹ Anh xuống không thấy máy lẫn con trai đâu đã bật khóc ngay giữa xóm trọ. Hỏi ra mới biết, cậu hết tiền chơi game nên đã tháo từng bộ phận của máy tính đi cắm, đến lúc cùng quá cậu vác cả dàn máy tính đi, rồi bỏ phòng trọ đi biền biệt.
Bà mẹ của Anh dù không biết chat chit, điện tử là như thế nào nhưng để khuyên nhủ con, bà nhờ người dạy hộ mình cách lập nick. Sau khi dò hỏi nick của Anh, bà nhảy vào chat với con trai. Anh không biết đấy là mẹ mình vẫn cứ tưởng cô nào mến mộ, cậu còn hồn nhiên khoe với bạn bè về cô bạn mới quen.
Mẹ của Anh tiếp tục tham gia các trò chơi trên mạng cùng con rồi lân la bắt chuyện, khuyên nhủ Anh dần dần. Khi biết được, cậu mới ngã ngửa ra và phục mẹ mình sát đất. Không biết Anh có “cai” được game không nhưng câu chuyện trên mới thấy được giới phụ huynh đã nhọc lòng thế nào khi con mình là tín đồ của game online.
Trào lưu game và địa ngục cho sinh viên
Trong khi đó, nhận thấy những thời cơ vàng để hái ra tiền, nhiều chủ cửa hàng đã thi nhau mở quán net, game online. Chủ yếu, những quán này được mở sát các trường học ở tất cả các cấp, đặc biệt là các trường đại học lớn. Còn với dân “nghiện” net thì dù cửa hàng bất cứ ở đâu, họ vẫn “mò” tới hết.
Luôn đông đúc bất kể đêm hay ngày. |
Những nơi này, có đến hàng trăm máy luôn luôn sáng đèn bất kể đêm hay ngày để sẵn sàng phục vụ 24/24h. Đi kèm internet là các dịch vụ ăn uống…tiếp tế tại chỗ, đáp ứng hết mình cho các game sĩ.
Để có thể thu hút được khách, những cuộc đua nâng cấp được chủ cửa hàng hết sức đầu tư. Anh Minh, chủ một cửa hàng game ở Nguyễn Khang (Cầu Giấy) cho biết: “Dân chơi game bây giờ VIP lắm, phải quán nào máy ngon, mạng ổn mới vào. Quán game bây giờ “mọc như nấm sau mưa” đển hút khách chúng tôi phải thường xuyên nâng cấp máy móc để cạnh tranh”.
Hầu như các quán đều thay hàng loạt màn hình tinh thể lỏng, nâng đời case, có quán còn lắp điều hoà… Chị Lương, chủ quán game khu ĐH Bách khoa nói: “Quán này đang định mở rộng thêm, hơn 50 máy rồi mà không khi nào máy trống cả, nhất là mùa hè này nhiều sinh viên lấy cớ học thêm tiếng Anh ở lại hè không về quê, vậy là quán tôi lại thêm khách”.
Lê Lương (SV ĐH Công nghiệp) tiết lộ: “Những người chơi game thường đi với nghiện thuốc. Những chầu thâu đêm không quên vài gói thuốc để thêm khí thế giữa các hiệp game”. Cậu cũng cho biết, những người nghiện chơi game không quá khó để nhận biết vì mu bàn tay họ thường bị chai lại do cầm chuột quá lâu. Cũng có khi là dáng điệu lờ đờ, mắt ngơ dại vì thức đêm, thiếu ngủ, thiếu ăn…hoặc dán mắt vào màn hình quá lâu.
Thế giới ảo và những hậu quả đã trước mắt nhiều sinh viên vẫn lao vào như thiêu thân. Và có thể, chính họ đang khép dần những cánh cửa trong cuộc đời mình mà không nhận ra...
-
Ngọc Trang
Hãy tiếp tục khám phá những thông tin hấp dẫn khác