221
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
1268790
Nứt trên mặt cầu Thăng Long do lỗi hệ thống?
0
Article
null
Nứt trên mặt cầu Thăng Long do lỗi hệ thống?
,

- Trước thông tin chủ đầu tư và lãnh đạo Bộ GTVT nói nguyên nhân có thể là lỗi thi công, nhà thầu đã phản ứng: Rất khó là lỗi thi công mà là… lỗi hệ thống!

Tin liên quan:

>> Cận cảnh các vết nứt, loang lổ ở cầu Thăng Long
>> Cầu Thăng Long nứt do chạy tiến độ?

>> Xuất hiện nhiều vết nứt trên mặt cầu Thăng Long


VietNamNet đã có buổi làm việc với ông Bùi Xuân Trung, Tổng GĐ Công ty CP Đầu tư và Xây dựng Bảo Quân, để tìm hiểu thêm nguyên nhân sự cố nứt trên mặt cầu Thăng Long tại gói thầu do nhà thầu này đảm nhiệm.

“Lỗi là do hệ thống”

- Một lãnh đạo Bộ GTVT và đại diện chủ đầu tư (PMU2) nói nguyên nhân ban đầu có thể do một mẻ bê tông trong quá trình thi công, ông có đồng ý với quan điểm đó?

Chúng tôi đánh giá đây là lỗi hệ thống, chứ khó có thể là do thi công được.

Có thể thi công không đúng 100%. Nếu có sơ suất trong thi công thì chỉ 1, 2 điểm. Nhưng ở đây, sau 2 vết nứt đầu tiên phát hiện trước tết đã có thêm nhiều vết khác.

Mô tả ảnh.
Vết nứt trên cầu Thăng Long Ảnh:C.Hiếu

- Cụ thể thì quá trình thi công như thế nào, bê tông ra sao mà ông lập tức bác bỏ nhận định ban đầu này?

Thiết bị trộn là tự động, không có mẻ nào gặp mưa. Quá trình thi công được Viện Khoa học và Công nghệ GTVT giám sát chặt chẽ từ trạm trộn, đưa ra hiện trường đến từng cân nhựa. Tất cả đều thể hiện trên màn hình.

Các công đoạn: khảo bóc, chống thấm, tẩy gỉ, đều có chuyên gia nước ngoài giám sát. Quá trình phun cát, cũng có 6-7 người của Viện giám sát cộng với một chuyên gia nước ngoài.

- Vậy còn yếu tố “rút ngắn tiến độ” do sức ép mà dư luận hoài nghi?

Công nhân muốn làm ẩu chăng nữa thì cũng đã có chuyên gia Anh ở đó, họ rất coi trọng sản phẩm của họ. Ông chuyên gia này còn nói “anh muốn ẩu thì ẩu chứ cho máy móc chạy qua người tôi”.

Còn với năng lực thi công áp phan của công ty, mỗi ngày chúng tôi có thể thi công 1000 tấn, nhưng ở đây chỉ làm 400-500 tấn/ngày nên không thể nói là làm ẩu, làm nhanh để chạy tiến độ được.

- Nhưng như ông nói “lỗi hệ thống” thì bao gồm các yếu tố nào nữa?

Mấu chốt là mình chưa có kinh nghiệm trong cả thiết kế, thi công.

- Ông vừa nói cả lỗi thiết kế?

Thiết kế gồm 2 lớp bê tông, lớp trên là bê tông xốp (7cm), tiếp đó là lớp bê tông cứng, nhưng nước không thoát được giữa hai lớp này.

Có hai đường để nước ngấm: thứ nhất là từ trên mặt cầu nhưng ở đây đã không có lối thoát. Do cầu 22m, nhưng Cục Đường bộ chỉ cho thi công 17m. Điều này khiến khi có vết nứt, đây trở thành những túi nước.

Đó cũng chính là lý do mà mới đây, chúng tôi đã phải đục những rãnh thoát nước hai bên lan can cầu.

Công nghệ tốt, nhưng…không phù hợp?

- Vậy, chả lẽ cứ tranh cãi trách nhiệm: chủ đầu tư nói nhà thầu, nhà thầu nói thiết kế… sao?

Rất khó để xác định trách nhiệm của ai, song khi có kết luận của cơ quan khoa học mà nói là lỗi thi công thì chúng tôi sẵn sàng chịu trách nhiệm. Ở Việt Nam, họ (Viện Khoa học công nghệ giao thông) là cơ quan hàng đầu rồi, không ai hơn nữa.

- Còn khả năng thuê chuyên gia nước ngoài để kiểm định độc lập và tìm nguyên nhân, ông có tính đến không?

Ở nước ta, việc thuê chuyên gia nước ngoài khi có sự cố là bình thường.

Chúng tôi cũng đã mời các chuyên gia nước ngoài từ Anh, Trung Quốc sang đánh giá.

Chuyên gia Anh, là nhà cung cấp vật liệu SMA. Họ đánh giá vật liệu này nằm trên đường băng sân bay, quốc lộ thì rất tốt, song với các kết cấu cầu thép, cầu bê tông, hay có độ vòng thì cũng có nhiều sự khác nhau.

- Nghĩa là có thể công nghệ, vật liệu đó tốt song lại không phù hợp với kết cấu cầu thép, vòng như cầu Thăng Long?

Đã có nhiều hội thảo trong nước về lựa chọn công nghệ SMA, và tất nhiên công nghệ SMA là tốt rồi, nhưng SMA cũng có nhiều loại, hơn nữa, có thể đặt ở chỗ này tốt nhưng chỗ kia chưa chắc tốt. Ví dụ đã thảm thử ở đường trên Vĩnh Phúc thì rất tốt nhưng về cầu thì có nứt.

Chúng tôi cũng quan sát, khi thay đổi nhiệt độ, có thể sự co kéo, giãn nở khác nhau giữ thép và bê tông làm nứt bê tông. Vì khi thay đổi đột ngột thì thép co giãn hơn, kéo bê tông chứ bê tông làm sao kéo được thép.

- Như ông nói thì công nghệ này làm nhiều ở nước ngoài, nhưng có khi nào gặp sự cố tương tự?

Công nghệ này 30 năm về trước được dùng nhiều ở các nước phát triển, nhưng 5 năm lại đây thì đã ít dùng, và họ đã chuyển sang công nghệ good áp phan, là công nghệ tiên tiến nhất với thảm bê tông.

Xin cám ơn ông!

Hà Nội tức tốc tìm hiểu vết nứt cầu Thăng Long:

Chiều ngày 20/3, trao đổi với VietNamNet qua điện thoại, PGĐ Sở GTVT Hà Nội Nguyễn Xuân Tân cho biết vừa cùng đoàn của Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Văn Khôi trực tiếp đi kiểm tra sự cố hỏng hóc của cầu Thăng Long mà báo chí nêu.

Ông Tân cho biết, chưa thể đánh giá được nguyên nhân dẫn đến hỏng hóc do thi công hay lựa chọn công nghệ. Trước mắt, thành phố sẽ yêu cầu các cơ quan khoa học tiến hành kiểm tra, phân tích làm rõ nguyên nhân để có biện pháp khắc phục.

Đồng thời, triển khai các biện pháp để chống thấm, đọng nước trong khu vực bên trong của cầu.
Sở GTVT cũng đã chỉ đạo các đơnvị chuyên môn của Sở tiến hành đánh giá độc lập sự cố nói trên.

  • Chí Hiếu (thực hiện)
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,