221
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
1269414
Miệt sông cạn nước, ghe thuyền “chết khô”
0
Article
null
Miệt sông cạn nước, ghe thuyền “chết khô”
,

- Ở miệt sông nước mênh mông, nói đến chuyện kẹt tàu, kẹt ghe nghe cứ như… đùa.

TIN LIÊN QUAN

Kẹt tàu hàng cây số

Bạc Liêu sông nước tứ bề, vậy mà nhiều đoạn sông, đoạn kinh lại đang cạn khô khiến ghe thuyền – phương tiện lưu thông quan trọng của vùng đất này cũng bị “chết khô”.

Kinh xáng Bạc Liêu – Cà Mau, đoạn từ Long Thạnh (huyện Vĩnh Lợi) đến cửa ngõ Thị xã Bạc Liêu dài khoảng 8km đang bị bồi lắng nghiêm trọng, làm các ghe tàu qua khu vực này khốn đốn.

Nhiều sà lan chở vật liệu xây dựng mắc cạn trên kinh xáng Bạc Liêu - Cà Mau. Ảnh: P.L

Kẹt tàu, kẹt phà liên tục không kể con nước lên xuống là đoạn dài 3km từ ngã tư Cầu Kè (phường 2) đến Cầu Sập (phường 8, TX.Bạc Liêu). Những lúc cao điểm, hàng chục tàu lớn, ghe tải, sà lan nằm ứ giữa dòng sông không thể di chuyển được.

Một số tuyến kinh liên huyện, tình hình cũng không khả quan hơn. Nhiều tuyến kinh cấp 2, cấp 3 đều nằm trong tình trạng xâm xấp nước, không đảm bảo lưu thông. Đặc biệt, trong 18 tuyến lưu thông với tổng chiều dài 273km (do Đoạn quản lý đường bộ và đường sông quản lý), nhiều đoạn sông, kênh đã bắt đầu trở nên kiệt nước.

Một số đoạn thường xuyên bị ách tắc giao thông như tuyến kinh Rạch Bà Già đi Kinh Tư (14km), Kinh Tư đi Ngã ba Khâu (6km), Hộ Phòng đến cửa sông Gành Hào (22,8km) một số đoạn đã bị bồi lắng gây nên cảnh thường xuyên kẹt tàu ghe phải nằm chờ nước lớn như cá mắc cạn ngoi ngóp trên sông.

Công trình xây dựng “chết” theo

Tình trạng “sông cạn” trên tuyến giao thông thuỷ Bạc Liêu – Cà Mau đang khiến nhiều chủ vựa vật liệu xây dựng kêu trời kêu đất vì không thể đưa vật liệu đến các công trình.

Ông Lê Bá Cường, Giám đốc Ban quản lý các công trình giao thông tỉnh Bạc Liêu, cho biết, nhiều công trình giao thông trọng điểm của tỉnh đang được đẩy nhanh tiến độ thi công nên nếu tình hình vận chuyển vật liệu xây dựng cứ bị ách tắc thì rất dễ ảnh hưởng đến tiến độ công trình.

Nhiều nơi ruộng đồng khô cạn, người dân không đi lại được bằng đường sông. Ảnh: P.L Nhiều nơi ruộng đồng khô cạn, người dân không đi lại được bằng đường sông. Ảnh: P.L
Nhiều nơi ruộng đồng khô cạn, người dân không đi lại được bằng đường sông. Ảnh: P.L

Tại huyện Giá Rai (Bạc Liêu) khi một số dòng sông cạn nước (nhất là ở các xã vùng ngọt như xã Phong Thạnh Đông A, Phong Thạnh Đông, Phong Tân… việc chuẩn bị thi công các công trình giao thông nông thôn đã tạm thời bị gián đoạn

Ông Diệp Công Khanh, Trưởng phòng Công thương huyện, cho biết, sau Tết, huyện Giá Rai đã được giải ngân vốn để thực hiện 8 tuyến đường với tổng chiều dài 15.200m cho các xã vùng ngọt. Mọi thứ đã sẵn sàng nhưng đành hoãn lại vì các nhà thầu không thể vận chuyển vật liệu xây dựng vào công trình được.

Còn di chuyển bằng đường bộ thì càng khó khăn hơn vì đường giao thông nông thôn chỉ cho phép phương tiện có tải trọng dưới 1,5 tấn. Đường xá thi công không được, người nông dân ở nhiều huyện phải ngậm ngùi tiếp tục cuốc bộ hoặc đi đường đất.

Nan giải … giải pháp!

Ông Mai Văn Toan, Phó Giám đốc Đoạn Quản lý đường thủy nội địa số 14 (Bạc Liêu) nhìn nhận, tình trạng ách tắc dòng chảy tại kinh xáng Bạc Liêu – Cà Mau rất trầm trọng, đặc biệt ở 3 đoạn Trà Kha, Cầu Sập – Hòa Bình, Cây Gừa – Láng Trâm. Những lúc phương tiện giao thông đường thủy đông đúc, không chỉ tàu ghe kẹt cứng mà dòng chảy cũng bị thay đổi.

Theo ông Toan, tình trạng ách tắc dòng chảy tại một số đoạn trên kinh xáng Bạc Liêu – Cà Mau khu vực tỉnh Bạc Liêu có nhiều nguyên nhân. Trong đó, nguyên nhân chủ yếu là do những đoạn này bị bồi lắng lâu năm, hiện mực nước xuống thấp nên tàu ghe lớn rất khó lưu thông, nhất là khi thủy triều xuống.
Chưa biết đến bao giờ các tuyến giao thông bị bồi lắng mới thoát cảnh chết khô. Ảnh: P.L

Nguyên nhân nữa là do các phương tiện chuyên chở vật liệu xây dựng đậu đổ để bơm cát, phục vụ các công trình ở thị xã Bạc Liêu quá nhiều cũng gây cảnh kẹt và ách tắc giao thông thủy.

“Tuyến kinh xáng Bạc Liêu – Cà Mau được nạo vét toàn tuyến lần sau cùng là năm 1994, đến nay đã quá lâu để phải nạo vét lại. Đến năm 2005 – 2006, chúng tôi có thực hiện nạo vét nhưng chỉ tiến hành từ Cà Mau đến Láng Trâm thì hết kinh phí... Dù ai cũng biết thực trạng ách tắc dòng chảy gây khó khăn cho các phương tiện thuỷ là vô cùng bức xúc nhưng để có kinh phí nạo vét cũng rất nan giải…” ông Toan nói.

  • Phương Lan
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,