221
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
1268650
Khu vườn bí ẩn khiến dân buôn đồ cổ thèm muốn
0
Article
null
Khu vườn bí ẩn khiến dân buôn đồ cổ thèm muốn
,

- “Mỗi lần cuốc đất tôi hay gặp đồ cổ lắm, lúc thì rìu đá, chum vại, còn tiền cổ thì vô kể, thậm chí cả mộ táng. Hơn 20 năm trước, cố Giáo sư khảo cổ học Trần Quốc Vượng đã 2 lần về vườn nhà tôi khai quật, nhưng vẫn còn nhiều thứ giá trị dưới lớp đất lắm…”, bổ nhát cuốc xuống khu vườn sát chân núi Đọ, lởm chởm gạch vồm, anh Đỗ Văn Toản ở xã Thiệu Vân, huyện Thiệu Hóa (Thanh Hóa) hé lộ về khu vườn bí ẩn mà bấy lâu nay trở thành “địa chỉ đỏ” đối với dân chuyên săn lùng cổ vật.

TIN LIÊN QUAN

Bí hiểm vùng đất thiêng

Núi Đọ nằm ngay giữa ngã ba của 2 con sông lớn nhất tỉnh Thanh Hóa: sông Chu, sông Mã. Năm 1960, các nhà khoa học đã phát hiện trên sườn núi những di vật liên quan đến sự xuất hiện và phát triển của người nguyên thủy thuộc sơ kỳ đại đá cũ có niên đại hơn 30 vạn năm.

Hơn 2.500 di vật đã được phát hiện và sưu tầm từ di tích khảo cổ này. Các di vật đều được chế tác từ loại đá gốc bazan trên núi Đọ.

Căn nhà 2 gian của anh Toản nằm lọt thỏm dưới chân núi Đọ và được bao bọc bởi xung quanh khu vườn với màu xanh của mấy sào rau mà vợ chồng anh mới trồng, cây cối tốt um tùm.

Khung cảnh đặc quánh của làng quê yên bình nhưng sau khi được chủ nhân của ngôi nhà nằm giáp ranh giữa hai xã Thiệu Vân-Thiệu Khánh kể, rất nhiều những điều bí ẩn hiện ra như một phần lịch sử của vùng đất thiêng.

Mô tả ảnh.
Đây, trên phiến đá này, dân trong vùng vẫn hay gọi là "bước chân tiên".

“Đây, trên phiến đá này, dân trong vùng vẫn hay gọi là bước chân tiên. Tôi được thừa hưởng ngôi nhà này từ bố tôi, ông Đỗ Văn Toa. Lớn lên tôi đã thấy nhà mình ngay cạnh phiến đá có dấu tích này rồi. Tôi không tin vào yếu tố duy tâm lắm nhưng thú thật khi nhìn vào những dấu hiệu trên phiến đá rồi nghe các cụ trong làng kể lại, rất giống với bàn chân trái. Ngón chân trái dài cụp ra phía ngang, hơn hẳn ngón chân của người bình thường. Rất kỳ lạ!”. Anh Toản chỉ tay và lý giải về dấu tích trên phiến đá mà nhiều người cho rằng đó là bước chân tiên, dấu tích với biết bao câu chuyện ly kỳ được dân trong làng truyền tụng đi khắp nơi.

Anh Toản kể, vào năm 1985, khi cụ Toa, bố anh đang làm vườn dưới chân núi ngay sát phiến đá có dấu tích “bước chân tiên”, có 1 người nước ngoài vào chơi và muốn được tận mắt chiêm ngưỡng dấu tích. Miệng tươi cười, cụ tận tình dẫn vị khách ngoại quốc lên tận nơi phiến đá. Bởi từ trước đó, đã có rất nhiều khách thập phương vào nhà ông cũng chỉ để xem trên phiến đá có gì nên cụ Toa đã quá quen với việc đón tiếp.

Xem qua được một lúc, người khách lạ mặt chìa cho bố anh Toản 1 điếu thuốc, ra điều mời mọc. Cầm điếu thuốc hút, trong người cụ Toa như bị “cứng đơ”, không thể cử động, và không thể nói được câu nào.

Mô tả ảnh.

Phiến đá chứa "bước chân tiên" nằm ngay trong khu vườn nhà anh Toản.

Và dù đôi mắt vẫn thấy vị khách kia đào bới dưới chân phiến đá, lấy được một hũ đồ chôn ngay dưới “bước chân tiên” nhưng không thể phản ứng gì, cụ đành nhìn vị khách lạ mang hũ đồ rời nhà trong sự thẫn thờ. Anh Toản được bố kể lại, trong hũ đồ đó thấy rõ có rất nhiều tiền cổ.

Đặc biệt trong vài năm trở lại đây, tiếng đồn xa, một số “cô đồng” bói toán vẫn thường xuyên đến phiến đá trong khu vườn nhà anh xin được chụp ảnh rồi về phóng to treo trước “cửa điện” như một vật linh thiêng.

“Mình cũng chẳng có gì mà cấm đoán người ta đến cả.
Họ nói đến xin chụp ảnh về nghiên cứu nhưng tôi biết chắc đó chỉ là cái cớ. Chụp rồi về phóng lớn, phục vụ cho việc cúng bái đó mà. Mấy lần chị em trong vùng này đi cúng cũng gặp mấy tấm hình trên phiến đá ở các cửa điện”, anh Toản cho biết.

Cuốc đất là gặp cổ vật

Khu vườn nhà anh Toản cách đây 29 năm đã được đích thân cố GS Trần Quốc Vượng cùng đoàn khảo cổ hơn 30 người về nằm vùng trong vòng 2 tháng, tiến hành khai quật và thu được khá nhiều di vật giá trị.

“Ở cái ao nhà tôi mới đào thả cá, chính là khu vực mà cụ Vượng khoanh vùng, được xem là nơi có nhiều cổ vật nhất. Rìu đá thì nhiều lắm, nhất là các am trong đó có bát đĩa, tiền cổ từ đời Lý, Trần. Nhà nước thu về phục vụ nghiên cứu nên cả nhà tôi chẳng ai phản đối.
Nhưng sau khi đoàn khảo cổ rút về, mấy ông chuyên đi đào cổ vật các xã bên sang "tăm tia", mót lại cũng được tương đối lớn”, anh Toản kể lại.

Chưa hết, chỉ 4 năm sau, cố GS Trần Quốc Vượng lại tiếp tục trở về khu vườn nhà anh Toản, mà như lời anh kể lại, lần đó diện tích được khoanh vùng lớn hơn, lấn sang cả khu ruộng phía trước vườn.

Anh Toản cho biết: “Bố tôi kể lại, lần thứ 2 khai quật số lượng chum, bình gốm. Bà con trong xã bu đặc đến xem”. Cũng từ lần đó, ở xã Thiệu Vân, Thiệu Giao, Thiệu Khánh…một số người rủ nhau sắm sửa đồ nghề đi truy tìm cổ vật, bán lại cho dân chơi đồ cổ.

Anh Toản kể tiếp: “Họ vào nhà tôi bảo, nếu đào được cổ vật sẽ chia lại 1 nửa. Cũng là người làng, anh em cả nên cứ để họ vào thoải mái. 3 năm trước có nhóm vào đào được cái am, nhưng khi đào đến nơi am nát cả, đất rơi xuống làm bình gốm vỡ".

Mô tả ảnh.
Anh Toản bên khu vườn mà năm ngoái khi làm móng nhà đã đào được 2 cái am có chứa nhiều bình gốm, kiếm, giờ chỉ còn lởm chởm gạch vồm - thứ gạch dùng để xây dựng mộ của người xưa.

Đầu năm 2000, muốn cải thiện đời sống kinh tế nên anh Toản quyết định đào mảnh vườn, làm ao thả cá, trồng rau muống nước. Càng đào lại càng bắt gặp cổ vật. Nhưng lúc đó, anh không biết giá, cả đem bán chỉ được đôi ba triệu…

Dẫn chúng tôi ra vườn, anh Toản minh chứng ngay, khi đào đất làm móng nhà cũng phát hiện ra 2 cái am còn nguyên bản, gia đình anh đã thu được cả 1 thanh kiếm thời hậu Lê nhưng sau khi biết anh đào được đồ quý, dân săn lùng đồ cổ vào tận nhà anh mua lại.

“Tiếc là tôi không giữ lại, nếu giờ đem xuống thành phố bán được cả 5-7 triệu chứ chẳng rẻ như trước được có mấy trăm ngàn”, anh Toản tiếc nuối khi nhắc về lần đào được đồ ngay trên mảnh đất nhà mình.

Ở vùng chiêm trũng như các xã Thiệu Vân, Thiệu Giao…người dân chỉ biết trông chờ vào mấy sào ruộng. Thế nên, khi mùa màng rảnh rỗi, họ lại lao vào cuộc săn lùng cổ vật. Rất nhiều gia đình cũng vì thế mà phất lên. Như ở xã Thiệu Giao, dân buôn đồ cổ đều biết đến tiếng tăm của người được xem là “trùm” đồ cổ Quyết “Hà” - ông Kháng.

Thậm chí, kể cả người dân một số huyện lân cận như Đông Sơn, Triệu Sơn... vẫn thường xuyên đổ về đây với hy vọng đổi đời cùng với những món đồ cổ quanh chân núi Đọ.

  • Trọng Nghĩa

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,