221
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
1266104
Quay được clip bác sĩ ăn tiền:VietNamNet sẽ hỗ trợ viện phí
1
Article
null
Quay được clip bác sĩ ăn tiền:VietNamNet sẽ hỗ trợ viện phí
,

– Sau Clip “Nhìn rõ bác sỹ nhận tiền trong Bệnh viện Phụ sản” của VietNamNet, lãnh đạo bệnh viện Phụ sản Hà Nội cho biết đã xem xét sự việc, xác minh được danh tính các nhân viên xuất hiện trong Clip và có hình thức xử lý kỷ luật theo đúng quy định.

>>>Tin liên quan:

Trong quá trình đấu tranh chống tiêu cực, ở lĩnh vực nào cũng vậy, những thông tin, hình ảnh, clip quý giá của quý vị độc giả sẽ là sức mạnh lớn, bằng chứng mạnh mẽ và xác thực nhất.

Ở lĩnh vực y tế, việc bác sĩ "ăn tiền" không còn là những thông tin "râm ran" nữa, mà thực sự là những vụ việc cụ thể (như clip ở BV Phụ sản HN). Tất cả những thông tin đó, đều từ nguồn tin của các bệnh nhân, độc giả của VietNamNet cung cấp.

Với mục đích đấu tranh và đẩy lùi dần tiêu cực trong ngành y tế, VietNamNet kêu gọi bạn đọc hãy gửi những thông tin, hình ảnh bằng Clip xác thực về tình hình hối lộ, ăn tiền trong các bệnh viện về tòa soạn.

Mô tả ảnh.
Công văn về việc xử lý 2 nhân viên vi phạm quy chế gửi đến Báo VietNamNet của Bệnh viện Phụ sản HN

Đối với những Clip được kiểm chứng rõ ràng và sử dụng trên mặt báo, VietNamNet sẽ trả toàn bộ chi phí điều trị cho chủ nhân của Clip đó.

Liên quan đến tiêu cực ở lĩnh vực y tế, VietNamNet mới nhận được công văn của BV Phụ sản HN. Công văn về việc “Xử lý kỷ luật nhân viên vi phạm quy chế” ghi rõ: “Việc nhận tiền của 2 nhân viên là đúng sự thật, sự việc báo nêu xảy ra tại phòng thủ thuật của khoa Kế hoạch hóa gia đình, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội”.

Hãy gửi clip cho VietNamNet theo địa chỉ:

- E-mail:

hotnews@vietnamnet.vn


- Trực tiếp:

Số 141, phố Bà Triệu, Hà Nội hoặc 65 Trương Định, Quận 3, TP.HCM.

Đường dây nóng:

- Hà Nội: 0923457788 - 0913564657 - 04.37722729

- TP.HCM: 08.39308101 - 0919499936

Lãnh đạo Bệnh viện Phụ sản Hà Nội thừa nhận: “Mặc dù người bệnh tự nguyện kẹp tiền vào sổ y bạ, 2 nhân viên không có hành động gợi ý cho tiền nhưng việc nhận tiền này là sai, vi phạm quy định của Bộ Y tế”.

Trước khi Lãnh đạo Bệnh viện Phụ sản Hà Nội kỷ luật 2 nhân viên này, Chánh Thanh tra Sở Y tế Hà Nội Nguyễn Việt Cường từng khẳng định: “Lãnh đạo Sở đã yêu cầu lãnh đạo bệnh viện Phụ sản Hà Nội xem, xác minh và có giải trình, đồng thời đưa ra phương án xử lý các nhân viên này”.

Ông Cường từng khẳng định: “Nếu bác sĩ sai sẽ xử lý bác sĩ, một con sâu không thể làm rầu nồi canh”.

Ngoài việc phải kiểm điểm, khi được cho phép tự nhận hình thức kỷ luật, cả 2 nhân viên này đều tự nhận hình thức khiển trách trước toàn đơn vị.

Tuy nhiên, theo đánh giá của Hội đồng kỷ luật Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, qua phân tích tính chất và mức độ vi phạm, Hội đồng kỷ luật của bệnh viện đã thống nhất đề nghị Hội đồng kỷ luật của Sở Y tế Hà Nội ra quyết định kỷ luật cảnh cáo đối với 2 nhân viên trên.

Ngoài ra, cả 2 nhân viên nhận tiền của bệnh nhân không được công tác tại khoa Kế hoạch hóa gia đình nữa mà phải chuyển công tác xuống khoa Chống nhiễm khuẩn để không được tiếp xúc với người bệnh.

Mặt khác, Hội đồng thi đua Bệnh viện Phụ sản Hà Nội tiếp tục có các xử lý khác như: Cắt toàn bộ các danh hiệu thi đua năm 2010, phạt 100% lương của 2 nhân viên trên trong vòng 3 tháng.

Theo ý kiến của PGS.TS Nguyễn Tiến Quyết, Giám đốc BV Việt Đức thì quy mô nhận “phong bì” trong ngành y tế Việt Nam rất nhỏ, chỉ là một vài “hạt cát” trong biển cả mà thôi. Thực tế không dễ để khẳng định quy mô này đang ở mức nào.

Để có đáp án cho quy mô nhận phong bì trong ngành y tế Việt Nam, câu hỏi đặt ra cần được trả lời là: có bao nhiêu nhân viên y tế ăn tiền của bệnh nhân? Hiện chưa có ai làm nghiên cứu hay điều tra để trả lời câu hỏi này. Tuy nhiên, theo ý kiến của bạn đọc Nguyễn Văn Tuấn, chúng ta có thể đặt câu hỏi cách khác để quay ngược lại vấn đề: có bao nhiêu bệnh nhân hối lộ (hay “bôi trơn”) cho nhân viên y tế?

Đã có người ngoại quốc làm nghiên cứu và phân tích để trả lời câu hỏi này. Trong bài “Informal payments and the financing of health care in developing and transition countries” của tác giả Maureen Lewis (Ngân hàng Thế giới) công bố trên Health Affairs năm 2007, tác giả cho biết một điều tra từ năm 1992 đến 2002 tại 29 nước cho thấy khoảng 80% bệnh nhân ở Việt Nam phải làm “informal payments” (có nghĩa là “những khoản phải trả không chính thức” hay còn được gọi là tiền “bôi trơn” hoặc “phong bì” theo ngôn ngữ ngày nay).

Theo bài phân tích này, tỷ lệ bệnh nhân “bôi trơn” cho cán bộ y tế của Việt Nam chỉ đứng sau Sri Lanka, Romania và Pakistan. Một nước ngay cạnh Việt Nam là Thái Lan có tỷ lệ bệnh nhân “bôi trơn” cho cán bộ y tế thấp nhất trong 29 nước. Đây là số liệu của năm 1992 đối với Việt Nam. Tại 3 nước Sri Lanka, Romania và Pakistan, nạn phong bì cho bác sĩ đến giờ vẫn được coi là bệnh “trầm kha”.

Từ sau khoảng thời gian 1992 -2002 đến nay chưa có thống kê, phân tích nào mới để thể hiện quy mô hối lộ trong bệnh viện tương ứng với tình hình hiện tại. Tuy nhiên, có một điều có thể thấy rõ là báo chí, các phương tiện thông tin đại chúng trong nước vẫn không ngừng “sục sôi” với vấn đề này.

Theo một nghiên cứu công bố tháng 11/2009 của ông Jairo Acuna-Alfaro, đến từ Chương trình phát triển Liên hợp quốc, tỷ lệ các bài báo ở Việt Nam nói về tình trạng cán bộ y tế vòi vĩnh bệnh nhân ngày càng tăng. Tuy nhiên, theo nhận định của ông Jairo, những gì báo chí biết và viết về nạn vòi vĩnh nói riêng, tham nhũng trong y tế Việt Nam nói chung “mới chỉ chạm đến phần nổi của tảng băng chìm”.

  • Cẩm Quyên
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,