- Không còn “bị đưa” vào các ki-ốt để đứng viết như Tết trước, năm nay các ông đồ thoải mái ngồi khoanh chân hoặc bò toài ra mà cho chữ trên vỉa hè bên hông Văn Miếu.
Năm ngoái, “phố ông đồ” được tổ chức qui củ. Người ta dựng lên cả loạt ki-ốt để các ông đồ đăng ký sử dụng, trong đó có đặt những chiếc bàn cao ngang đùi để các ông đồ có thể đứng mà viết, cho chữ thiên hạ.
Các ông đồ năm nay không còn phải đứng viết.
Qua đó cũng nảy sinh lắm vấn đề, nhiều ông đồ không chịu vào trong các ki-ốt để viết thì bị coi là không chính tắc. Có người lại cho rằng, từ xưa đến nay, cho chữ thì ông đồ chỉ có một cách truyền thống là…nằm bò toài ra mà viết, chứ chưa thấy ông đồ viết đứng bao giờ.
Năm nay, vẫn tuyến phố Văn Miếu nhưng không thấy các ki-ốt được dựng lên như trước, song không vì thế mà bớt nhộn nhịp. Các ông đồ thoải mái thi nhau…xí chỗ, thoải mái ngồi xếp bằng trên chiếu, hoặc bò toài ra mà cho chữ ngày xuân.
Ngồi đầu phố là ông đồ nổi tiếng- TS Hán học Cung Khắc Lược (ảnh trái), lúc nào cũng tấp nập người xin chữ vây quanh. "Chốt" cuối phố là ông đồ trẻ, vắng khách nên ngồi suy tư
Tấp nập ông đồ, bà đồ, từ già đến trẻ. |
Tất cả ông đồ đều "ngồi xổm" (ảnh trái); phố ông đồ thu hút sự chú ý của du khách |
Phố ông đồ không chỉ cho chữ mà còn có cả vẽ chân dung.... |
và vẽ lên đá để bán. |
Bán cả móc khoá gỗ và quạt Trung Quốc. |
Nét xấu là nhiều ông đồ viết bậy tên lên bờ tường Văn Miếu để giữ chỗ ngồi, những chữ viết ngoệch ngoạc được che dấu bằng nét điệu đà của thư pháp |
Hoàng- Dũng. |
Hùng+ Hải (ảnh trái) và Đương |
Chữ viết rất rõ, nổi bật trên nền rêu của bờ tường. |
- Đỗ Minh