221
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
1257281
Sạt lở tăng cao vì dự án thi công… “rùa”
0
Article
null
TP.HCM:
Sạt lở tăng cao vì dự án thi công… “rùa”
,

- Các dự án chống sạt lở… chậm triển khai hoặc thi công “rùa bò” là một trong những nguyên nhân khiến số vụ sạt lở bờ sông, kênh rạch trên địa bàn TP.HCM năm 2009 lên tới 15 vụ (tăng 66% so với năm 2008).

Ngày 11/1, ông Trần Thế Kỷ, Trưởng phòng quản lý giao thông thủy, Sở GTVT TP.HCM cho biết thông tin trên tại buổi tổng kết khối giao thông thủy năm 2009.

Nếu năm 2008, TP.HCM chỉ xảy ra 6 vụ sạt lở bờ sông, kênh rạch thì năm 2009 con số này tăng lên 15 vụ. Trong khi đó, các dự án chống xói mòn, sạt lở bờ sông, bờ kênh lại triển khai chậm chạp, gặp khó khăn về vốn…

Theo đó, trong năm 2009 chỉ có 2 công trình chống sạt lở bờ sông khu vực cầu Phước Long, xã Phước Kiểng và khu vực cầu Rạch Tôm, xã Nhơn Đức thuộc huyện Nhà Bè được đưa vào sử dụng. Một trong những dự án trọng điểm của Sở GTVT năm 2009 về chống sạt lở bờ sông của thành phố là Dự án kè chống sạt lở bờ kênh Thanh Đa đoạn 1.3 (phường 26, quận Bình Thạnh) vẫn đang được Khu đường sông triển khai tiếp…

Vụ sạt lở bờ sông ở xã Nhơn Đức, huyện Nhà Bè khiến 5 căn nhà bị "hà bá" nuốt. Ảnh: Thái Phương

Còn lại, 11 dự án ở nhiều khu vực được cảnh báo có nguy cơ sạt lở cao trên địa bàn huyện Nhà Bè như khu vực cầu Bà Sáu, xã Nhơn Đức; khu vực cầu Phước Lộc, xã Phước Lộc; khu vực ngã ba rạch Dơi – sông Cần Giuộc… vẫn đang triển khai bước chuẩn bị thực hiện dự án và chuẩn bị đầu tư.

“Các dự án chống sạt lở chưa được triển khai kịp thời nên vẫn còn xảy ra sạt lở tại một số khu vực. Đồng thời, công tác lập hồ sơ dự án còn chậm, năng lực của chủ đầu tư, đơn vị tư vấn, giám sát… còn hạn chế khiến hồ sơ phải chỉnh sửa nhiều lần như dự án chống xói lở bờ sông khu vực cầu Mương Chuối, khu dân cư xã Phước Kiểng, dự án nạo vét chỉnh trị tuyến rạch Bà Chiêm - Bà Chùa - Lấp Dầu” - ông Kỷ cho biết.

Ngày 23/7, vụ sạt lở bờ sông thuộc khu đất của công ty TNHH Hợp Thành (phường 28, quận Bình Thạnh) làm trôi hàng trăm mét khối đất xuống sông khi phần sạt lở dài 25m, sâu vào bờ 2m. Trước đó vài ngày, khu vực trên cũng xảy ra sạt lở dọc bờ sông gần 47m với nhiều nơi sâu vào bờ lên tới 10m.

Đồng thời, hai vụ sạt lở lớn ở khu vực tại ấp Rạch Giồng, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè khiến người dân nơi đây một phen hú vía. Cách đó 2 tháng, ngày 27/5 vụ sạt lở kinh hoàng nhấn chìm 5 căn nhà xuống sông làm 22 người phải sơ tán khẩn cấp ở ấp 4, xã Nhơn Đức, huyện Nhà Bè…

Tại các vị trí sạt lở Khu Đường sông đều cắm biển cảnh báo để người dân phòng tránh. Tuy nhiên, tình hình sạt lở bờ sông trong năm qua diễn biến phức tạp, nguy hiểm khiến Sở GTVT phải đề nghị UBND các quận huyện 2,4,9, Bình Thạnh, Thủ Đức, Nhà Bè, Cần Giờ di dời các hộ dân tại 40 vị trí có nguy cơ sạt lở đất ven kênh, rạch.

Được biết mỗi năm, ngân sách thành phố bỏ ra hàng trăm tỷ đồng cho các dự án công trình chống sạt lở, xói mòn ven kênh rạch, bờ sông. Thế nhưng năm nào người dân cũng phải chứng kiến cảnh “bà thủy” nuốt nhà và trong đó có phần “công” của các dự án đang được triển khai thi công ì ạch…

  • Thái Phương
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,