221
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
1020724
Hà Nội tách thí điểm làn ô tô - xe máy
1
Article
null
Hà Nội tách thí điểm làn ô tô - xe máy
,

(VietNamNet) - Lần đầu tiên trên đường phố nội thành Hà Nội, ô tô, xe máy sẽ không "sát cánh" nhau mà được đi theo các làn riêng. Việc này vừa được thống nhất thí điểm trên tuyến Đại Cồ Việt - Trần Khát Chân kể từ 12/1/2008.

>> Hà Nội: Mỗi ngày xây thêm 50.000m2 đường mới đỡ tắc!

Như VietNamNet đã đưa tin, dự án "Phát triển nguồn nhân lực an toàn giao thông Hà Nội (TRAHUD)" đầu tháng 12/2007 vừa công bố sẽ triển khai thí điểm tách làn riêng cho các phương tiện giao thông trên tuyến Đại Cồ Việt - Trần Khát Chân, nhằm giảm xung đột, tạo đồng nhất và cân bằng mật độ. Ý tưởng này xuất phát chủ yếu từ các chuyên gia Nhật Bản, từng được thực hiện tại TP.HCM và nay trước tình hình giao thông quá căng thẳng và nan giải tại Hà Nội đã nhận được thống nhất cao từ các sở, ban, ngành, TP. 

Giao thông Việt Nam đang áp dụng các bài học thấm đẫm kinh nghiệm Nhật Bản (Ảnh: Hoàng Long).

Giao thông Việt Nam đang áp dụng các bài học thấm đẫm kinh nghiệm Nhật Bản (Ảnh: Hoàng Long).

Theo đó, kể từ ngày 12/1/2008, việc thí điểm phân làn theo phương tiện tuyến đường Đại Cồ Việt - Trần Khát Chân bắt đầu được triển khai. Để đảm bảo thành công, UBND TP Hà Nội cho rằng cần có sự phối hợp ăn ý giữa các lực lượng nhằm hướng dẫn giao thông, phòng ngừa ùn tắc và tai nạn trong những ngày đầu người dân chưa quen với cách đi mới.

Theo Th.S Hoàng Đình Ban (Học viện Cảnh sát Nhân dân), để đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ, mỗi quốc gia đều nghiên cứu, hình thành các "cách thức" riêng nhằm đưa các hoạt động giao thông tuân theo một trật tự nhất định. Các qui tắc giao thông luôn là nhiệm vụ cơ bản, nội dung quan trọng trong hệ thống pháp luật giao thông đường bộ của mỗi quốc gia. Thực tế cho thấy, các qui tắc này càng được qui định hợp lý, chặt chẽ bao nhiêu thì càng có tác dụng tổ chức hoạt động giao thông nhanh chóng, an toàn, thuận tiện bấy nhiêu.

Qui tắc giao thông đường bộ được hiểu là nhóm các nguyên tắc mà Luật Giao thông đường bộ qui định về cách xử lý cụ thể của các đối tượng tham gia giao thông, như: tránh, vượt, đỗ, dừng, quay đầu, chuyển hướng... Các thành viên tham gia giao thông có trách nhiệm "chấp hành" các "mệnh lệnh" và sự giám sát của những chủ thể có thẩm quyền trực tiếp điều hành hoạt động giao thông.

Hiện ở Hà Nội, một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến ùn tắc và tai nạn giao thông - theo ông Nguyễn Hoàng Long (Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội) là "do thiếu ý thức chấp hành pháp luật và nhường nhịn nhau khi tham gia giao thông". Ông Hoàng Long cho rằng sau khi đã chọn 1 tuyến để cải tạo làm mẫu (như trên) cần duy trì lâu dài việc tăng cường tổ chức, giám sát, xử phạt... để đảm bảo hiệu quả này được lâu bền, sau đó rút kinh nghiệm, nhân rộng dần...

Ông Long đặt câu hỏi: "Vậy kế hoạch nhiều như vậy thì nguồn kinh phí lấy đâu ra?" và tự trả lời: "Ngoài nguồn tiền phạt vi phạm (sẽ tăng nhiều do quản lý chặt) còn có thể tính từ hiệu quả của sự phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Như so sánh của đồng chí Bí thư Thành ủy TP.HCM: Ước tính mỗi năm TP này thiệt hại khoảng 14 ngàn tỉ đồng do tắc đường, song nếu tăng thêm lực lượng giữ gìn trật tự giao thông để giúp giảm ùn tắc thì chưa tốn tới 100 tỉ đồng mà hiệu quả hơn rất nhiều!"...

  • Hoàng Huy

    Ý kiến của bạn?

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,