221
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
1019196
2007 - năm liên miên chống dịch
1
Article
null
2007 - năm liên miên chống dịch
,

(VietNamNet) - So với năm 2006, năm nay dịch cúm gia cầm không bùng phát mạnh nhưng lại xuất hiện dịch heo tai xanh. Khi dịch trên đàn lợn chưa chấm dứt thì cuối năm 2007, dịch tiêu chảy cấp nguy hiểm trên người bùng phát sau nhiều năm khống chế thành công.

cvbbn

Đàn lợn bị dịch heo tai xanh tấn công. Ảnh: TT

Ngành nông nghiệp lo chống dịch bệnh

Bắt đầu xuất hiện tại Hải Dương, heo tai xanh nhanh chóng lan rộng ra hơn 10 tỉnh, thành. Đàn lợn đang khoẻ mạnh bỗng dưng bỏ ăn, sốt cao, tai chuyển màu xanh và lăn ra chết. Khởi phát từ Hải Dương vào tháng 3/2007, căn bệnh bí hiểm nay đã được định danh nhưng đã lan ra một loạt tỉnh, thành miền Bắc. Ngày 10/04, Cục Thú Y đã xác định bệnh lạ chính là hội chứng rối loạn hô hấp và rối loạn sinh sản, còn gọi là bệnh tai xanh.

Virus được tìm thấy trong dịch mũi, nước bọt, tinh dịch, phân và nước tiểu của con vật và gió, hay chim có thể mang mầm bệnh lây lan đi xa 3 km. Khi nhiễm bệnh tai xanh, con lợn sốt cao, ho, khó thở, thân tím tái, tím mõm, mắt đầy ghèn và dịch.

Những bệnh tích thường gặp, qua quan sát lợn bệnh tai xanh, bao gồm não sung huyết, hạch amidan sưng, sung huyết, gan sưng, tụ huyết, lá lách sưng, nhồi huyết, thận xuất huyết đinh ghim, hạch màng treo ruột xuất huyết, loét van hồi manh tràng. Lợn nái bị bệnh tai xanh thường xảy thai hoặc đẻ non, tỷ lệ chết ở đàn lợn con lên tới 70%.

Thật ra bệnh này từng được phát hiện năm 1997 ở Việt Nam trên đàn lợn nhập từ Mỹ. Như vậy không phải là bệnh lạ chỉ có điều ít phổ biến tại Việt Nam, mạng lưới thú y cơ sở yếu nghiệp vụ không xác định được bệnh.

Sau Hải Dương, Hưng Yên bắt đầu xuất hiện bệnh heo tai xanh. Nhanh chóng bệnh đã lan ra các tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang, Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nội, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Đà Nẵng...

Ngày 16/9, Cục Thú y thông báo 21 ngày qua trên toàn quốc không phát sinh thêm ổ bệnh "tai xanh" trên đàn lợn mới. Sau một thời gian bùng phát và gây thiệt hại nặng cho ngành chăn nuôi trong nước, bệnh dịch này đã bị khống chế trên địa bàn cả nước. Thế nhưng, chỉ sau 2 ngày công bố khống chế thành công dịch heo tai xanh, dịch đã quay trở lại tại phường Phước Hải, TP Nha Trang đã xảy ra dịch tai xanh trên đàn lợn 181 con của 7 hộ chăn nuôi, làm 91 con mắc bệnh.

bbb
Gia cầm có thể bị H5N1 tấn công bất cứ lúc nào. Ảnh: SGGP.
Trước tình hình trên, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo dập ngay các ổ dịch lợn tai xanh. Bằng mọi biện pháp, các địa phương đã tập trung mọi sức lực phòng chống dịch. Đến nay, dịch heo tai xanh đã được khống chế thành công.

Song song với việc chống dịch heo tai xanh, thì dịch cúm gia cầm vẫn luôn rình rập. Mặc dù không bùng phát mạnh như năm 2006 nhưng virus H5N1 vẫn đeo đẳng và có nguy cơ quay lại bùng phát bất cứ lúc nào. Đầu năm 2007, dịch cúm gia cầm tiếp tục lây lan nhanh tại các tỉnh ĐBSCL, miền Trung. Với những kinh nghiệm đã tích luỹ được, các cấp, các ngành dồn sức phòng chống dịch. Dịch có xu hướng chững lại.

Tuy nhiên, đến cuối năm 2007 (ngày 11/12), Cục Thú y lại thông báo, dịch cúm gia cầm đã xuất hiện tại hai huyện Việt Yên và Yên Dũng của tỉnh Bắc Giang làm chết hơn 1.000 con vịt. Trước đó, ngày 10/12, TP Cần Thơ, cũng đã chính thức xác nhận: dịch cúm gia cầm (H5N1) tái phát trên đàn vịt 1.300 con của nông dân Sơn Lang, ấp Giồng Thành, xã Nhị Trường, huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh.

Dịch tiêu chảy cấp nguy hiểm bùng phát sau nhiều năm vắng bóng

Ngày 23/10, bệnh nhân tiêu chảy cấp đầu tiên xuất hiện tại Hà Nội thuộc huyện Thanh Trì, Hà Nội. Ngay lập tức dịch tiêu chảy lan nhanh ra các tỉnh, thành phía Bắc.

vbnn
Dịch tiêu chảy hoành hành gần 1 tháng, các bệnh viện rơi vào cảnh quá tải. Ảnh: L.Hà
Kể từ trường hợp đầu tiên mắc tiêu chảy cấp nguy hiểm (23/10) đến thời điểm công bố hết dịch (ngày 10/12), tính chung trong cả nước có 295 ca dương tính với phẩy khuẩn tả và trên 1.991 ca tiêu chảy cấp nguy hiểm (không có trường hợp nào tử vong) xuất hiện tại 13 tỉnh, thành phía Bắc.

Trong suốt thời gian dịch tiêu chảy cấp xảy ra, Bộ Y tế liên tục thông tin và tuyên truyền người dân cách tự phòng bệnh. Thủ tướng Chính phủ cũng có chỉ đạo khống chế dịch bệnh.

Thứ trưởng Bộ Y tế Trịnh Quân Huấn nhận định, khống chế được dịch tiêu chảy cấp nguy hiểm là một thành công của Việt Nam. Vì thực tế, trên thế giới đã từng xảy ra các ổ dịch tả kéo dài 2 tháng trời với số lượng mắc, tử vong, số bệnh nhân thứ phát rất nhiều. Trong khi đó tại Việt Nam, chỉ hơn 4 tuần dịch tiêu chảy cấp nguy hiểm đã được kiểm soát hoàn toàn, không có trường hợp nào tử vong, không xuất hiện nhiều bệnh nhân thứ phát.

Tuy công bố khống chế thành công dịch tiêu chảy cấp nguy hiểm, nhưng phẩy khuẩn tả vẫn có khả năng tồn tại trong môi trường, nước, thực phẩm... Cùng với diễn biến phức tạp của thiên tai, lũ lụt, tác nhân gây bệnh dễ có nguy cơ trở lại, phát tán và gây dịch. Do đó, người dân vẫn phải thận trọng trong việc ăn uống, sinh hoạt.

  • Lệ Hà
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,