221
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
1011452
Qui hoạch 2 bờ sông Hồng: Khó nhiều bề!
1
Article
null
Qui hoạch 2 bờ sông Hồng: Khó nhiều bề!
,

(VietNamNet) - "Chúng tôi lại cho rằng càng để muộn càng khó giải tỏa, di dời. Hơn nữa, thời gian thực hiện chỉ 4 năm cho cả 2 khu này liệu có khả thi?" - quan điểm của Phó Viện trưởng Viện Quy hoạch thuỷ lợi Võ Hồng Châu về quy hoạch đôi bờ sông Hồng.

ThS Vũ Hồng Châu (Ảnh: H.H).

ThS Vũ Hồng Châu (Ảnh: H.H).

Trong sông hay sông ở trong?

Tên gọi "Hà Nội" khi được vua Minh Mạng đặt vào năm 1831 ngụ ý "thành phố giữa các con sông". Hơn 10 thế kỷ trôi qua, giờ đây không phải các dòng sông bao bọc thành phố nữa mà chính thành phố này đang bủa vây sông, với 17 vạn cư dân chỉ tính riêng sát sông Hồng!

Theo TS Phạm Sỹ Liêm, dải đất ngoài đê bên hữu ngạn vốn có giá trị thấp, hàng năm khó thoát ngập khi mùa lũ đến, không có kết cấu hạ tầng gì ngoài bến sông nhỏ để tiếp nhận các bè tre gỗ làm vật liệu xây dựng chuyển về từ mạn ngược và các thuyền mắm, muối từ biển tạt về. Ban đầu, số dân sinh sống ở bãi Phúc Xá không nhiều, chủ yếu kiếm ăn bằng nghề khuân vác ở bến và đánh xe bò chở hàng hóa trong nội thành, số nhỏ khác chài lưới qua ngày, sống dựa vào dòng sông...

Dần dần, dân nghèo tứ xứ kéo về ngày càng đông, rủ nhau tá túc nơi đây vì gần chợ Đồng Xuân và khu phố cổ, dễ kiếm sống. Nhiều năm trước, nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn từng có những bài thơ hay về cái "xã hội nghèo đói" ven sông này... Người Hà Nội cũng hay có câu đùa "ra đê mà ở" chỉ sự bần cùng, bất đắc dĩ.

Từ khi "đổi mới", số dân ngoài đê tăng lên nhanh chóng không chỉ do dòng người nhập cư từ nơi khác đến mà cả những người trong đê ra đây mua đất làm nhà. Nhiều phố phường tự phát hình thành và chính quyền thành phố phải "chạy" theo xây gấp một số công trình điện, nước... Tổng số dân nơi đây từ vài vạn khi chấm dứt chiến tranh chống Mỹ nay tăng thành hàng chục vạn!

Ông Liêm khẳng định: "Hà Nội ngày nay đang được qui hoạch và đầu tư xây dựng thành Thủ đô văn minh, hiện đại xứng tầm một quốc gia đang phát triển mạnh mẽ. Vùng Đại thị Hà Nội (Hanoi Metropolitan Area) cũng đang hình thành. Bối cảnh này không cho phép Hà Nội tiếp tục để tồn tại một khu dân cư lộn xộn, bệ rạc như vậy ngay sát khu vực trung tâm của mình. Một dự án qui hoạch phát triển khu vực ngoài sông là hết sức cần thiết".

không thể để tiếp tục tồn tại một khu dân cư lộn xộn, bệ rạc ngay sát khu vực trung tâm

Sự phát triển dân sinh kinh tế ngoài bãi không được kiểm soát chặt chẽ dẫn đến bùng phát việc xây dựng nhà cửa, lấn chiếm bờ làm co hẹp lòng sông (Ảnh: H.H).

Tương tự, ThS Vũ Hồng Châu - Phó Viện trưởng Viện Qui hoạch thủy lợi (Bộ NN&PTNT) phân tích, tuyến đê sông Hồng hiện nay là kết quả hình thành và phát triển lâu đời. Do không có qui hoạch nên đã tạo ra tuyến thoát lũ không đều, chỗ quá rộng, chỗ quá hẹp, nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp. Sự phát triển dân sinh kinh tế ngoài bãi không được kiểm soát chặt chẽ dẫn đến bùng phát việc xây dựng nhà cửa, lấn chiếm bờ làm co hẹp lòng sông, khiến khả năng thoát lũ của sông Hồng có chiều hướng suy giảm.

"Các tuyến đê bồi ngày càng lấn ra phía lòng sông và xu thế này hiện nay vẫn ngày một gia tăng. Việc nghiên cứu để vừa đáp ứng nhu cầu khai thác bãi sông, vừa không ảnh hưởng khả năng thoát lũ là hoàn toàn cần thiết. Dự án qui hoạch phát triển đoạn sông Hồng qua Hà Nội phần nào đã đáp ứng yêu cầu bức bách này" - ông Châu nói.

Gần đây nhất, làm việc với ông Trương Tấn Sang - Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Thị trưởng Seoul, ông Oh Se-hoon bày tỏ mong muốn được phía Việt Nam thông qua Đề án phát triển cơ bản sông Hồng, cùng bắt tay với Seoul tạo dựng thành công. Ông Sang cũng tin tưởng những kinh nghiệm về quản lý và phát triển của Thủ đô Seoul sẽ có giá trị tham khảo hữu ích đối với Hà Nội và nhiều thành phố khác của Việt Nam.

TS Phạm Sỹ Liêm (Ảnh: H.H).
TS Phạm Sỹ Liêm (Ảnh: H.H).
Hãy nhìn bằng "con mắt" của 10, 15 năm sau...

Theo TS Phạm Sỹ Liêm, vấn đề mà nhân dân và các nhà hoạch định chính sách còn phân vân hiện nay là qui mô dự án có quá lớn hay không so với khả năng hiện có, và các vấn đề hữu quan đã được nghiên cứu kỹ lưỡng hay chưa?

"Hiện nay, nói về vốn liếng thì phải thấy rằng: Năng lực của TP Hà Nội bây giờ với 10 năm nữa sẽ khác nhau rất xa. Nếu chỉ nhìn vào lúc này không thôi thì sẽ nói: "Ơ không biết đến bao giờ?", nhưng hãy so sánh Hà Nội bây giờ với 10 năm trước để có câu trả lời: từ trình độ dân trí, ăn, mặc, ở, xe máy, ôtô... đã khác rất nhiều! Dân khá lên thì tiềm lực thành phố cũng khác đi. Cho nên, nếu nhìn theo quan điểm phát triển như thế thì cũng không có gì đáng ngại lắm!" - ông Liêm nhận định.

Tuy nhiên, cũng theo ông Liêm - một thành phố lớn phát triển phải có thứ tự ưu tiên, phải có chương trình chung và đặt ra thứ tự chứ nếu tách riêng một dự án ra thì rất "khó nói"! Việc tổ chức thực hiện nên tập trung vào khu vực trọng điểm ở đoạn giữa của 40km này.

Đồng quan điểm, ThS Vũ Hồng Châu cho rằng việc phân chia lộ trình thực hiện qui hoạch của dự án chưa thực sự thuyết phục. Cân nhắc theo tiêu chí nào mà đưa ra giai đoạn 2008-2012 thực hiện qui hoạch khu 1; từ 2013-2016 thực hiện khu 2 và 3; 2017-2020 thực hiện khu 4?

"Chúng tôi lại cho rằng khu 2 và 3 cần ưu tiên làm trước nhất vì rất phức tạp và quan trọng, liên quan 5 quận nội thành bộ mặt của Thủ đô! Càng để muộn càng khó giải tỏa, di dời. Hơn nữa, thời gian thực hiện chỉ 4 năm cho cả 2 khu này liệu có khả thi?" - quan điểm của Phó Viện trưởng Châu.

Không thể để tiếp tục tồn tại một khu dân cư lộn xộn ngay sát khu vực trung tâm Hà Nội. Nếu bây giờ không làm, bao giờ làm? (Ảnh: H.H)

Không thể để tiếp tục tồn tại một khu dân cư lộn xộn ngay sát khu vực trung tâm Hà Nội. Nếu bây giờ không làm, bao giờ làm? (Ảnh: H.H)

Nhiều ý kiến của các nhà chuyên môn cũng gặp nhau ở nhận xét: việc cho rằng sông Hồng giống sông Hàn (Seoul, Hàn Quốc) chắc chỉ là một cách nói "cường điệu, lãng mạn" chứ thực tế không hẳn vậy. Sông Hồng có chế độ dòng chảy giữa mùa lũ và mùa kiệt khác xa nhau (độ chênh mực nước tới 9-10m).

Nếu như mùa kiệt, bãi cạn lòng sông Hồng hiện ra nhiều thì vào mùa lũ, nước trong sông lại cao hơn trong đồng tới 4-6m. Vì vậy, sông Hồng còn được gọi là "con sông treo". Đặc điểm của sông Hồng không giống với bất cứ sông nào khác của Việt Nam cũng như trong khu vực.

Song, một số ý kiến cho rằng không nên quá "sa" vào so sánh xem sông Hồng có giống sông Hàn hay không - bởi dù giống hay khác thì việc qui hoạch đoạn sông Hồng qua Thủ đô vẫn hoàn toàn cần thiết; cũng không nên quá "sa" vào việc chỉ chê bai dự án này mà không nhìn ra được mặt tốt của nó - "chẳng lẽ cả dự án vứt đi hết, không có một điều gì đáng khen? Nghĩ vậy thì cực đoan quá"!

Những kinh nghiệm, trí tuệ của nhân dân, các nhà chuyên môn, khoa học qua nhiều giai đoạn hội thảo, triển lãm, phê duyệt đã, đang và sẽ được qui tụ, cùng bổ sung cho bài học chỉnh trị sông Hàn của các chuyên gia Hàn Quốc để tạo nên một thành quả chung, bởi đây là dự án đa mục tiêu, vừa mang tầm cỡ quốc gia vừa có tính quốc tế.

  • Tràng An Nguyễn

    Ý kiến bạn đọc:

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,