221
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
1006884
Cảng hàng không quốc tế mới: Hải Dương "đắc địa"
1
Article
null
Cảng hàng không quốc tế mới: Hải Dương 'đắc địa'
,

(VietNamNet) - Phó Thủ tướng thường trực Nguyễn Sinh Hùng vừa báo cáo Quốc hội: Chính phủ đã thống nhất nghiên cứu xây dựng một sân bay mới, qui mô lớn (khoảng 50-80 triệu lượt hành khách/năm) cho khu vực phía Bắc, trên trục cao tốc Hà Nội - Hải Phòng (vị trí Hải Hưng cũ).

Miền Bắc Việt Nam chưa có một cảng hàng không dân dụng quốc tế thực sự (Ảnh tư liệu).

Miền Bắc Việt Nam chưa có một cảng hàng không dân dụng quốc tế thực sự (Ảnh tư liệu).

Theo Phó Thủ tướng, việc nghiên cứu xây dựng sân bay mới này sẽ tiến hành song song với mở rộng các sân bay Nội Bài, Long Thành, Tân Sơn Nhất. Kế hoạch chiến lược này nhằm tạo bước chuyển biến vào năm 2010, và đến năm 2015 sẽ có bước chuyển biến mạnh mẽ, quan trọng hơn nữa, đáp ứng được nhu cầu vận tải hàng không.

Sân bay mới không thể quá xa Thủ đô

Trao đổi với VietNamNet, GS.TSKH Nguyễn Thế Bá - Chủ tịch Hội Qui hoạch phát triển đô thị Việt Nam nhận định: "Việc đầu tư xây dựng một cảng hàng không dân dụng quốc tế mới ở miền Bắc là hoàn toàn cần thiết. Đây sẽ là một trong những động lực phát triển kinh tế mạnh của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay, là đầu mối hạ tầng kỹ thuật, giao thông đặc biệt quan trọng đồng thời làm thay đổi cơ bản cơ cấu phát triển qui hoạch vùng đang nghiên cứu".

Theo GS Bá, hiện nay Cụm cảng hàng không miền Bắc gồm 6 cảng, trong đó chỉ có 1 cảng hàng không quốc tế là Nội Bài với công suất 4 triệu lượt hành khách/năm. So sánh với một số cảng hàng không quốc tế lớn trong khu vực, như: Don Muong (Bangkok) với 30 triệu lượt hành khách/năm; Changi (Singapore) 25 triệu lượt hành khách/năm thì rõ ràng sản lượng khai thác của sân bay Nội Bài kém xa.

Mặt khác, tại miền Bắc, sân bay Nội Bài và một vài sân bay khác trước đây mang sứ mệnh lịch sử là sân bay quân sự, được bố trí chủ yếu phục vụ nhiệm vụ chiến lược đặc biệt "bảo vệ Thủ đô Hà Nội và Hải Phòng". Vì thế, các sân bay này đều bố trí kiểu vòng trong - vòng ngoài Hà Nội, tại các hướng chặn đánh không quân Mỹ và phù hợp cách đánh của không quân ta.

’Sinh

Sinh sau đẻ muộn, liệu cảng hàng không quốc tế dân dụng Việt Nam có "sánh vai các cường quốc năm châu được hay không?" (Ảnh tư liệu nước ngoài).

Chiến tranh kết thúc, các sân bay quân sự và hỗn hợp "quân sự + dân sự" này được tận dụng để phục vụ hàng không dân dụng. Cho dù thời gian tới có mở rộng cảng hàng không quốc tế Nội Bài thì vẫn rất hạn chế vì vị trí không ở trung tâm vùng (lệch nhiều về Tây Bắc); địa lý, dân cư và nhiều vấn đề khác không cho phép phát triển Nội Bài thành cảng hàng không quốc tế tầm cỡ, hiện đại.

Nhận thức được tầm quan trọng của việc phải có một cảng hàng không dân dụng quốc tế phù hợp với tình hình mới, mang dáng dấp hiện đại, hoành tráng, là điểm nhấn về "công nghiệp hóa, hiện đại hóa" cho khu vực miền Bắc, từ cuối 2006, Hội Qui hoạch phát triển đô thị Việt Nam đã đề xuất với Chính phủ việc này. Điều tiên quyết của vị trí đặt cảng hàng không mới này là phải có khoảng cách hợp lý (20 - 50km), không quá xa Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Bắc Giang, Thái Bình, Hưng Yên, Nam Định, Hà Nam và nhiều cơ sở kinh tế quan trọng khác trong Vùng Thủ đô Hà Nội.

GS.TSKH Nguyễn Thế Bá (Ảnh: H.H)

GS. TSKH Nguyễn Thế Bá (Ảnh: H.H)

Hải Dương "lọt tầm ngắm" của các chuyên gia

Nhiều hội thảo, bàn tròn đã được mở ra. Rất nhiều ý kiến các chuyên gia nhất trí lựa chọn khu vực phía nam thành phố Hải Dương (phạm vi bán kính khoảng 10km, gần đường cao tốc 5 mới, Km40+50 từ Hà Nội đi Hải Phòng) là địa điểm xây dựng cảng hàng không dân dụng quốc tế mới.

Theo Đại tá Phan Văn Nghi - nguyên Viện trưởng Viện Thiết kế sân bay và công trình hàng không, Tổng cục Hàng không (Bộ Quốc phòng), nếu lấy đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng làm trục thì phải tận dụng sự ưu việt khi kết hợp với một cảng hàng không quốc tế lớn gần kề.

Sự phát triển chuỗi đô thị đồng bằng Bắc Bộ với trục này có mức độ tập trung công nghiệp theo lãnh thổ vào loại cao nhất nước do vị trí địa lý, nguồn nguyên liệu, tài nguyên phong phú, mật độ dân cư đông...

Vì vậy, cảng hàng không quốc tế nằm ở vị trí trung tâm (tương đối) có khoảng cách hợp lý đến các thành phố vùng tam giác kinh tế miền Bắc là Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh là thích hợp. Các yếu tố về địa hình, địa chất dù khó khăn một chút cũng nên coi là thứ yếu và hoàn toàn có thể khắc phục với trình độ khoa học kỹ thuật ngày nay.

GS.TSKH Lâm Quang Cường - Trường ĐH Xây dựng Hà Nội cho rằng: "Vị trí sân bay ở phía đông nam vùng Thủ đô, tại hành lang giao thông cao tốc đường bộ, đường sắt Hà Nội - Hải Phòng này là hợp lý. Các vị trí khác đều không thuận tiện, kém hiệu quả".

Sân bay quốc tế Dubai (Ảnh tư liệu).
Sân bay quốc tế Dubai (Ảnh tư liệu).

Sau khi phân tích các yếu tố kinh tế, xã hội và nhiều yêu cầu kỹ thuật hàng không, Hội Qui hoạch phát triển đô thị Việt Nam đã "chấm" khu đất bằng phẳng, cao, không bị ngập lụt, mật độ dân cư thấp thuộc khu vực các xã Hồng Quang, Bình Xuyên, Đoàn Tùng và Lam Sơn thuộc huyện Thanh Miện (Hải Dương) là địa điểm xây dựng cảng hàng không mới, trình Chính phủ.

Hội này cũng đồng thời đưa ra một số tiêu chuẩn dự kiến cho cảng hàng không dân dụng quốc tế mới, như: diện tích chiếm đất khoảng 3.000ha với 2-3 đường hạ, cất cánh (runway), cấp cảng hàng không 4F tiêu chuẩn ICAO phù hợp loại máy bay tiếp thu và hoạt động thường xuyên tương đương B474-400 và A380, phục vụ khoảng 60-80 triệu lượt hành khách/năm (gấp 20 lần sân bay Nội Bài hiện nay).

  • Tràng An Nguyễn

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,