221
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
1006614
Đội mưa, trèo 10km đèo đi nhận hàng cứu trợ lũ
1
Article
null
Quảng Ngãi:
Đội mưa, trèo 10km đèo đi nhận hàng cứu trợ lũ
,

(VietNamNet) - Đường lên huyện miền núi Tây Trà vừa thông; hàng cứu trợ bằng đường bộ đã đến được với dân nhưng giao thông về nhiều xã vẫn bị chia cắt. Nhiều người phải mất 2 ngày vượt qua 10km đường đèo để gùi hàng cứu trợ về chống đói.

>>
Toàn cảnh trận lũ số 5 năm 2007

Khắc phục các điểm sạt lở trên tuyến đường Trà Bồng-Tây Trà. Ảnh: H.Minh
Khắc phục các điểm sạt lở trên tuyến đường Trà Bồng-Tây Trà. Ảnh: H.Minh

Đã thông đường lên huyện miền núi Tây Trà


Sau gần 1 tháng bị cô lập với đồng bằng, chiều 17/11 tuyến đường lên huyện miền núi Tây Trà đã thông tuyến và đến sáng nay những chuyến hàng cứu trợ đầu tiên bằng đường bộ đã đến được với người dân.

Các đợt mưa lũ vừa qua đã làm cho tuyến đường độc đạo từ Trà Bồng lên Tây Trà bị sạt lở hàng chục điểm, với khối lượng đất đá cực lớn. Hơn nữa tháng qua huyện Tây Trà hoàn toàn bị cô lập với đồng bằng, buộc tỉnh xin Bộ Quốc phòng lập cầu hàng không để cứu trợ khẩn cấp cho người dân trong huyện.

Cầu hàng không thực chất chỉ là giải pháp tình thế; bằng mọi cách phải thông được đường bộ thì mới mong có thể cung ứng đủ lương thực, hàng hoá cứu đói cho dân. Vì thế những ngày qua, bất chấp mưa gió, tỉnh Quảng Ngãi đã tập trung cao độ nhân lực để thông tuyến trong thời gian sớm nhất.

Ảnh: H.Minh
Những thùng mì cứu đói. 
Ảnh: H.Minh
Ông Lê Viết Chữ - Giám đốc Sở GTVT tỉnh Quảng Ngãi cho biết: Sở đã huy động 3 công ty, với 6 xe ủi, trên 60 cán bộ, công nhân tham gia giải phóng 16 điểm sạt lở, với trên 100.000 m3 đất đá tại các Km 42+800; Km 52, 56, 58, 63 qua khu vực đèo Eo Chim.

Đến chiều ngày 17/11 tuyến đường đã cơ bản được thông tuyến. Tuy nhiên, do nền đường còn yếu, xe chưa thể chở vật liệu lên để thi công các điểm bị sạt lở, lát nền đường, nên mới chỉ lưu thông một chiều và phục vụ cho loại xe 2 cầu từ 3,5 tấn trở xuống. Và khả năng sạt lở trở lại vẫn còn rất cao.

Ông Lê Trường Sơn - Phó Chủ tịch UBND huyện Tây Trà cho biết: Đây là lần đầu tiên huyện bị mưa lũ chia cắt lâu đến vậy. Toàn Tây Trà đã mất điện, đứt liên lạc hơn nửa tháng trời... mọi thông tin với bên ngoài chỉ là chiếc radio cỏn con. Vì thế việc nắm thông tin và chỉ đạo khắc phục hậu quả thiên tai đến thời điểm này đối với huyện vẫn hết sức gian nan.

Đường thông, dân vẫn đói

Ngay sau khi thông đường, PV VietNamNet đã lập tức theo chân  đoàn cứu trợ của Uỷ ban DS-GĐ& TE tỉnh Quảng Ngãi vượt gần 100km đường bộ, qua nhiều điểm sạt lở núi để chuyển gần 1.000 suất quà và tiền cứu trợ đến với đồng bào các xã: Trà Nham, Trà Lãnh và Trà Thanh.

Phải mất hơn 5 tiếng đồng hồ, vượt qua nhiều đoạn đường bị sạt lở nặng, chúng tôi mới lên được huyện miền núi Tây Trà. Tuy đã tạm thoát khỏi cảnh bị cô lập với bên ngoài, lương thực được chuyển về huyện, nhưng hiện các tuyến giao thông về nhiều xã trong huyện như: Trà Thanh, Trà Quân, Trà Xinh, Trà Trung... vẫn còn bị chia cắt.

Đội mưa, băng đèo đi nhận hàng cứu trợ. Ảnh: H.Minh
Đội mưa, băng đèo đi nhận hàng cứu trợ. Ảnh: H.Minh
Ông Lê Trường Sơn cho biết: "Toàn huyện vẫn còn hơn 10.000 dân ở các xã đang còn bị chia cắt do mưa lũ và sạt lở núi. Đường về xuôi đã tạm thông nhưng đường về xã vẫn tắc, nhìn thấy lương thực chất đống ở huyện mà nhân dân chịu đói, chúng tôi rất xót xa... Đặc biệt là ở Trà Thanh, đồng bào đã phải đi bộ hơn 10km và phải mất hai ngày trời (cả đi về) xuống xã Trà Hiệp (Trà Bồng) mới gùi hàng về được nhà".

Còn ông Hồ Thanh Chức - Chủ tịch xã Trà Nham thì cho biết: Nhiều thôn ở Trà Nham bị cô lập hoàn toàn với bên ngoài. 2/3 số hộ trong xã đang bị cái đói đe dọa. Vì vậy, khi nghe có hàng cứu trợ,  mặc dù nước lũ còn cao, đường khó đi, nhưng đồng bào vẫn băng rừng đến nhận. 

Khuôn mặt hốc hác, môi tím ngắt vì lạnh, ông Hồ Văn Tuấn (78 tuổi, tổ 2 thôn Trà Vinh, Trà Nham) cho biết: "Cả thôn đều không có gia đình nào còn lương thực và mì, nhà tôi chịu đói mấy hôm nay rồi. Nếu trời mưa và không có hàng cứu trợ này thì cả thôn này đến chết đói thôi".

Hiện tại huyện Tây Trà đang dồn mọi nỗ lực tổ chức gùi cõng hàng cứu trợ và thông đường về các xã đang còn bị chia cắt trong huyện. Song với điều kiện thời tiết vẫn mưa gió như hiện nay,  việc cứu trợ đang gặp nhiều khó khăn. Và nguy cơ đồng bào bị thiếu đói đang là nỗi lo lớn nhất.

  • H.Minh

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,