221
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
1006484
Quảng Nam: Hàng ngàn hộ dân lại nơm nớp chạy lũ
1
Article
null
Quảng Nam: Hàng ngàn hộ dân lại nơm nớp chạy lũ
,

(VietNamNet) - Từ hôm qua 18/11, mưa nặng hạt trắng trời, trắng đất. Lũ lại lên xấp xỉ báo động 3. Hàng ngàn hộ dân lại gánh gồng đưa nhau chạy lũ - cơn lũ thứ 5 trong 1 tháng.


>> Toàn cảnh trận lũ số 5 năm 2007

Lũ lại lên ngập trắng trời, trắng đất. Ảnh: Vũ Trung.
Lũ lại lên ngập trắng trời, trắng đất. Ảnh: Vũ Trung.
Lũ chồng lũ

Tính từ đêm ngày 17 đến chiều 18/11/2007, khu vực Quảng Nam tiếp tục có mưa ở nhiều nơi. Tổng lượng mưa từ 7 giờ ngày 16/11 đến 16 giờ ngày 18/11 phổ biến từ 150-200mm.

 

Lũ trên các sông tại khu vực thượng nguồn đã đạt đỉnh. Vùng hạ lưu lũ lại bắt đầu lên xấp xỉ mức báo động III. Tính đến 20 giờ tối ngày 18/11 mực nước trên sông Thu Bồn, Vu Gia đều xấp xỉ báo động 3.

 

Mực nước hồ Phú Ninh lúc 16 giờ hôm nay là 29,73m/32,0m(MNDBT), hiện tràn số 2 đang mở 1,0mx2 cửa, lưu lượng xả 100m3/s. 

Tại Hội An, đến chiều 18/11, mức lũ cũng đã lên xấp xỉ báo động 3 khiến nhiều đường phố, di tích tiếp tục bị ngập. Theo Giám đốc Trung tâm Quản lý bảo tồn di tích Hội An Nguyễn Chí Trung, điều đáng lo ngại là các di tích có nguy cơ đổ sụp bất cứ lúc nào do đã ngâm nước nhiều ngày.

 

Sáng 18/11, các ngôi nhà cổ 102 và 104 đường Bạch Đằng đã nghiêng ra sông Hoài gần 200 và có nguy cơ đổ xuống sông. Nhiều di tích, nhà cổ khác cũng lún tường vôi, mục nát ngói âm dương nên bị nước ngấm vào các dầm gỗ đã quá nhiều tuổi.

 

Chính quyền thị xã Hội An đã huy động hơn 200 thanh niên, công nhân của nhiều đơn vị xây dựng đem 20m3 gỗ khẩn trương chèn chống cho hơn 100 di tích có nguy cơ sụp đổ. Đồng thời huy động cán bộ, chiến sĩ các đơn vị đang giúp dân tại địa bàn và lực lượng thanh niên xung kích chuẩn bị sơ tán dân ngay trong đêm khi lũ dâng lên.

 

Tính đến chiều 18/11, toàn tỉnh Quảng đã có thêm 29 người bị thương tại huyện Quế Sơn, đưa tổng số người bị thương vì lũ lụt trên địa bàn tỉnh lên 222 người. Toàn bộ các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ và đường Hồ Chí Minh trên địa bàn tỉnh đã tạm thời thông tuyến; các tuyến giao thông đến trung tâm các huyện đã cơ bản lưu thông; riêng huyện Tây Giang (đoạn Azich-Lăng) chưa lưu thông được do sạt lở lại ngày 17/11/2007.

 

Hiện vẫn còn 3 xã vùng cao của huyện Bắc Trà My và tại khu vực Thuỷ điện A.Vương vẫn chưa

: Lực lượng quân đội đang tập trung giúpdân khắc phụchậu quả. Ảnh: Vũ Trung.
Lực lượng quân đội đang tập trung giúpdân khắc phụchậu quả. Ảnh: Vũ Trung.
thể khắc phục được thông tin liên lạc do đường chưa thông. 

Thống kê sơ bộ, toàn tỉnh Quảng Nam hiện còn 47 phương tiện tàu thuyền mất tích, các ngành chức năng của tỉnh đang tiếp tục triển khai tìm kiếm các phương tiện này. 

Khẩn cấp cứu trợ lũ cũ, di dân chống lũ mới

 

Tính đến chiều ngày 18/11/2007, tỉnh Quảng Nam đã tiếp nhận thêm 505 triệu đồng tiền mặt và 400 thùng nước suối loại 24 chai từ các tổ chức và cá nhân hỗ trợ tỉnh khắc phục hậu quả thiên tai. Toàn bộ số hàng hoá này tiếp tục được vận chuyển để cấp phát cho nhân dân.

 

Ngoài lực lượng quân đội đang đóng chân trên địa bàn, hơn 5.500 cán bộ chiến sĩ đã hành quân cấp tốc về các địa phương giúp dân khắc phục hậu quả. 

Quân khu V đã tăng cường thêm 100 cán bộ chiến sỹ khắc phục tạm thời sự cố tại tràn xả lũ hồ chứa nước Trà Cân, huyện Đại Lộc đề bảo vệ dân vùng hạ lưu.


Tại huyện Đại Lộc - vùng luôn là rốn lũ của Quảng Nam,
Chủ tịch UBND huyện Trương Công Kích cho biết, hàng trăm gia đình ở các vùng ngập lũ chưa kịp dựng lại nhà đổ đã phải vội vã đưa người thân trong gia đình, tài sản, lương thực, các vật dụng thiết yếu... đi tránh lũ. Ban Dân chính thôn 10, xã Đại Cường đã huy động hơn 150 ghe thuyền trực chiến cứu nạn, di dời dân trong tình trạng khẩn cấp.

 

Theo ôngKích, một số vùng trọng điểm phải tạm phải dừng hoạt động khắc phục hậu quả cơn lũ vừa qua để tập trung ứng phó với cơn lũ mới. Nếu lũ lên vượt báo động 3, chính quyền địa phương sẽ phải di dời khẩn cấp khoảng 10.000 dân.

 

Người dân Hội An (Quảng Nam) lại phải nơm nớp chạy lũ. Ảnh: HC
Người dân Hội An (Quảng Nam) lại phải nơm nớp chạy lũ. Ảnh: HC

Ông Kích cũng cho biết, ngoài 82 tấn lương thực và 6.000 thùng mì tôm đã chuyển trực tiếp cứu đói cho dân vùng lũ, huyện còn hỗ trợ khẩn cấp 500kg gạo, 100 thùng mì tôm cho hơn 300 bệnh nhân và người nhà đang điều trị tại Bệnh viện Đa khoa khu vực miền núi phía bắc Quảng Nam từ sau đợt lũ vừa qua đến nay.

 

Hiện các xã ven sông Thu Bồn và Vu Gia lại lũ đợt lũ mới bị chia cắt, nên công tác cứu trợ cho đồng bào vùng lũ gặp nhiều khó khăn. Mặc dù vậy, trong ngày 18/11, khoảng 1.000 suất quà cứu trợ cũng đã được các tổ chức, cá nhân tìm mọi cách đưa đến vùng dân cư bị thiệt hại nặng do lũ.

  

Đáp lại đề nghị của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam về việc tạm lưu quân để có thể kịp thời giúp dân tránh đợt lũ mới, từ chiều 17/11, Lữ đoàn Công binh 270 của Quân khu 5 đã điều động 37 cán bộ chiến sỹ đến huyện Đại Lộc gia cố vùng bị sạt lở và trực chiến chuẩn bị di dời khẩn cấp 52 hộ dân khi có lệnh. Hồ Phú Ninh (huyện Phú Ninh), hồ Vĩnh Trinh (Duy Xuyên)… cũng được lực lượng quân đội canh gác ngày đêm.

 

Theo Thượng tá Lê Anh Tuấn, Phó Chỉ huy trưởng Cơ quan Quân sự huyện Đại Lộc, dân quân của 18 xã, thị trấn trong huyện đã được điều động sẵn sàng giúp nhân dân tránh lũ. 600 cán bộ chiến sỹ của Quân khu 5 đang giúp dân khắc phục hậu quả cơn lũ vừa qua tại huyện này cũng đang được điều động để chuẩn bị phòng chống và ứng phó với cơn lũ mới.

 

Trong ngày 18/11, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cũng đã có công điện giao cho Giám đốc Sở GD-ĐT và Chủ tịch UBND các huyện, thị căn cứ tình hình diễn biến thực tế của đợt lũ mới để xem xét cho các trường học đóng cửa vào ngày 19/11. Trước đó, học sinh vùng lũ Quảng Nam đã phải nghỉ học do lũ lụt nhiều lần.

  • Hải Châu - Vũ Trung
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,