(
Trẻ em vùng lũ giúp cha mẹ khắc phục hậu quả lũ lụt Ảnh: LTM
Thiệt hại nặng về người và tài sản vì lũ lụt
Theo báo cáo nhanh của Văn phòng đại diện Cục Quản lý Đê điều và PCLB tại miền Trung lúc 6h sáng 7/11, các tỉnh từ Quảng Bình đến Khánh Hoà đã có 70 người chết do lũ lụt từ ngày 29/10 đến nay, tăng 13 trường hợp so với con số thống kê của 24 giờ trước đó. Trong đó, Phú Yên chiếm số lượng lớn nhất với 20 trường hợp, Quảng Ngãi 12 trường hợp, Bình Định 11 trường hợp, Quảng Nam 9 trường hợp… Ngoài ra còn có 7 trường hợp mất tích vì lũ lụt chưa tìm được xác.
Cùng với những thiệt hại về người thì thiệt hại về vật chất của các tỉnh trong khu vực cũng rất lớn. Thống kế chưa đầy đủ cho thấy, đã có trên 700 ngôi nhà bị sập, trôi, tốc mái, xiêu vẹo, hư hỏng; 350 phòng học, trạm y tế, trụ sở UBND xã bị ngập, hư hỏng; 80.265 nhà dân bị ngập với gần 12.300 hộ phải di dời.
81.900m3 đất và 2.500m3 bê tông của các tuyến giao thông chính bị sạt lở, trôi, xói hỏng; 100km đường giao thông nông thôn bị hư hỏng. 6 công trình thuỷ lợi nhỏ, đập tạm cùng 80.000m3 đất đá của các công trình đê, kè, kênh mương sạt lở, trôi, hư hỏng. 700ha lúa, hoa màu bị ngập, hư hỏng; 600 tấn thóc giống, 6.200 gia súc, gia cầm, gần 530.000 con cá giống bị chết và cuốn trôi. Gần 1.600 ao nuôi tôm cá bị ngập, 362.000m3 bờ bao sạt lở khiến hơn 20 tấn cá, tôm bị trôi…
Theo tổng hợp của Văn phòng đại diện Cục Quản lý Đê điều và PCLB tại miền Trung, ước thiệt hại vật chất của 6/9 tỉnh, thành miền Trung do đợt lũ lụt từ 29/10 - 5/11 đã lên đến 410 tỷ đồng. Trong đó, Phú Yên bị nặng nhất với trên 100 tỷ đồng, Quảng Ngãi 83 tỷ, TT - Huế 65 tỷ, Quảng Trị 60 tỷ, Bình Định 53 tỷ và Quảng Nam 50 tỷ. Nếu cộng cả số thiệt hại của Khánh Hoà, Quảng Bình và Đà Nẵng (hiện chưa có báo cáo cập nhật) thì tổng mức thiệt hại của các tỉnh miền Trung do đợt lũ lụt này có thể trên 500 tỷ đồng. Còn nếu tính chung cả đợt lụt từ ngày 15 – 18/10 thì con số thiệt hại về người và tài sản còn tăng gấp bội.
Chuyển lương thực cho người dân vùng bị lũ lụt chia cắt ở Quảng Nam. Ảnh: MTL
Dồn sức dọn lũ, chống bão
Trước diễn biến phức tạp của cơn bão số 6, có khả năng sẽ chuyển hướng vào khu vực
Tại Quảng Ngãi, sáng 7/11, Phó Văn phòng Ban chỉ huy PCLB tỉnh Phan Văn Ơn cho hay, Chủ tịch UBND tỉnh và Văn phòng Thường trực Ban chỉ huy PCLB tỉnh đã liên tục có các công điện chỉ đạo việc khắc phục hậu quả do mưa lũ và chuẩn bị phòng tránh, ứng phó với bão số 6. Hiện toàn tỉnh còn 54 tàu thuyền với 524 lao động đang hoạt động trên biển (có 12 thuyền/208 lao động ở vùng biển Hoàng Sa và Trường Sa; 11 thuyền/81 lao động ở vùng biển phía Bắc và 36 thuyền/235 lao động ở vùng biển phía Nam).
Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh đang tiếp tục chỉ đạo bộ phận thông tin tìm kiếm cứu nạn của đơn vị kết hợp với đài trực canh thông tin của các địa phương và gia đình các chủ phương tiện thường xuyên liên lạc với tàu thuyền còn hoạt động trên biển để thông báo tin bão và hướng dẫn di chuyển tránh bão. Tuy vậy, vẫn còn một số tàu cá cố tình tắt máy ICOM để giấu ngư trường nên chưa liên lạc được. Riêng số tàu thuyền hoạt động trên vùng biển Quảng Ngãi và neo đậu tại các bãi ngang đã được BĐBP vận động vào bến neo đậu an toàn.
Tại Phú Yên, Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Ngọc Chi cho biết, đã kêu gọi tất cả tàu thuyền vào nơi trú ẩn an toàn, không có phương tiện nào còn hoạt động trên vùng biển của tỉnh. Ngoài ra, 130 tàu thuyền/952 lao động của tỉnh đang hoạt động ngoài tỉnh cũng đã được kêu gọi vào nơi trú đậu an toàn. Số phương tiện này thường xuyên liên lạc về với gia đình và đài canh của Bộ chỉ huy BĐBP tỉnh.
Phú Yên cũng đã dự trữ 70.000 thùng mì tôm, 25.000 chai nước uống, 4,44 triệu lít dầu diezel, 30.000 lít dầu lửa, 3,85 triệu lít xăng để phục vụ việc cứu trợ cho dân vùng bị chia cắt, di dời do bão lũ. Ban chỉ huy PCLB tỉnh tiếp tục phân công theo dõi chặt chẽ tình hình diễn biến của bão số 6 để có phương án phòng tránh, đối phó kịp thời; bổ sung ngay một số phương án di dời dẫn đến nơi an toàn để tránh trường hợp bị động của phương án 1 khi mực nước tiếp tục dâng cao.
Trong đợt lũ lụt vừa qua, tỉnh Phú Yên đã phải di dời, sơ tán 4.751 hộ dân với 20.883 nhân khẩu từ vùng thấp trung, vùng có nguy cơ bị lũ quét, sạt lở đất đến nơi an toàn. Ông Phạm Ngọc Chi cho biết: “Chúng tôi quan tâm đặc biệt đến tình hình đời sống của số bà con đã được di dời, đảm bảo cứu đói, cứu rét kịp thời, không để một người dân nào bị đói, bị rét”.
Lãnh đạo tỉnh cũng đã đi thăm, động viên các gia đình có người bị chết, bị thương và thiệt hại nặng do lũ lụt. Đồng thời yêu cầu các huyện, TP xuất ngân sách thực hiện ngay chế độ hỗ trợ: Đối với hộ gia đình có người chết, mất tích 3 triệu đồng/người; có người bị thương nặng 1 triệu đồng/người, có nhà ở bị sập 5 triệu đồng/hộ.
Đến thời điểm này, các tuyến QL1A và đường sắt Bắc –
Ngư dân Đà Nẵng đưa tàu thuyền vào bờ tránh bão số 6 Ảnh: HC
Tại Quảng Nam, Ban chỉ huy PCLB tỉnh tiếp tục có công điện yêu cầu cấm tàu thuyền ra khơi, thực hiện bắn pháo hiệu báo bão, hướng dẫn tàu thuyền vào bờ neo đậu trú bão an toàn. Theo Chánh Văn phòng Ban chỉ huy PCLB tỉnh Trần Văn Bình, cùng với khắc phục hậu quả lũ lụt, việc sẵn sàng đối phó bão số 6, bảo vệ an toàn tính mạng và tài sản của nhân dân, các công trình hồ chứa nước, khu du lịch, khu công nghiệp ven biển… cũng được lãnh đạo tỉnh yêu cầu các ngành, địa phương tập trung cao độ.
Đặc biệt, với việc sơ tán 130.000 dân nếu bão số 6 mạnh cấp 11 – 12 đổ bộ vào Quảng Nam, ông Trần Văn Bình cho biết, tỉnh đã có phương án sơ tán tập trung tránh bão đối với 70.000 người và khu vực ảnh hưởng mạnh là các huyện phía Nam của tỉnh. Đối với phòng tránh lũ lụt và sạt lở đất, sẽ sơn tán 60.000 người theo hình thức xen ghép tại chỗ, trọng điểm là vùng hạ lưu sông Thu Bồn – Vu Gia và các huyện đang có hiện tượng sạt lở đất uy hiếp như Đại Lộc, Tiên Phước, Đông Giang.
Ông Trần Văn Bình nói: “Những trận lũ liên tiếp vừa qua khiến đời sống người dân vùng lũ và miền núi gặp rất nhiều khó khăn, học sinh nhiều trường phải nghỉ học nhiều ngày, giao thông đi lại khó khăn. Nay bão số 6 lại đang uy hiếp miền Trung, trong đó có Quảng
-
Hải Châu