(VietNamNet) – Bộ Y tế đưa ra cảnh báo, tiêu chảy cấp không phải chỉ do thực phẩm có nguy cơ cao mà còn có thể do yếu tố khác như nguồn nước. Điều này khiến nhiều người nghĩ tới việc sử dụng vắc-xin để phòng bệnh. Tuy nhiên, TS Nguyễn Trần Hiển, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương khẳng định:
>> Dịch tiêu chảy cấp nguy hiểm hoành hành
Không ăn thức ăn mất vệ sinh. |
Như vậy, khi dịch đã bùng phát mạnh như hiện nay việc thực hiện tiêm vắc-xin cần phải tính toán kỹ. Việc tiêm vắc-xin chỉ là biện pháp thứ yếu. Điều cần thiết nhất là người dân nên thực hiện các biện pháp mà Bộ Y tế đã đưa ra là ăn chín, uống sôi, không ăn thức ăn dễ nhiễm khuẩn như mắm tôm, hải sản tươi sống, nem chua…
- Ông có thể mô tả bức tranh của đợt dịch tiêu chảy hiện nay?
- Trong số những ca bệnh mà Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương tiến hành xét nghiệm và điều tra tại các tỉnh thì mắm tôm là ‘’thủ phạm’’ chính. Tuy nhiên, tại nhiều địa phương nguyên nhân lại do nhiều thực phẩm khác như rau sống, thức ăn đường phố, giò chả, thịt gà, lợn,… Có thể giải thích cho hiện tượng này là do nguồn nước dùng để chế biến thức ăn, rửa rau đã bị nhiễm khuẩn. Như vậy, bức tranh của đợt dịch này không chỉ dừng ở mắm tôm mà còn ở các thực phẩm khác. Nếu không ăn chín uống sôi thì khả năng lây nhiễm là rất cao.
Điều đáng lưu ý là không phải tất cả bệnh nhân nhiễm khuẩn gây tiêu chảy đều có triệu chứng. Chỉ những trường hợp nặng mới có biểu hiện đi ngoài liên tục, nôn mửa… Trong 100 người nhiễm khuẩn tiêu chảy cấp thì 75 người hoàn toàn bình thường dù họ vẫn mang vi khuẩn trong người. Trong số 25 người có biểu hiện triệu chứng thì chỉ 20% có biểu hiện nặng.
- Vắc-xin tiêu chảy do Công ty Vắc-xin và sinh phẩm số 1 sản xuất có phòng tránh được không, thưa ông?
- Trên thị trường hiện đã có vắc-xin phòng chống tiêu chảy được Bộ Y tế cấp đăng ký. Vắc-xin do Công ty Vắc-xin và sinh phẩm số 1 sản xuất có hiệu lực đạt 70%. Tuy nhiên, vắc-xin chỉ là biện pháp thứ yếu, có tác dụng hỗ trợ.
- Xin cảm ơn ông!
-
L.Hà (ghi)