221
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
1001022
Miền Trung: Lũ rút chậm, nguy hiểm rình rập
1
Article
null
Miền Trung: Lũ rút chậm, nguy hiểm rình rập
,

(VietNamNet) - Sáng 3/11, lũ trên các sông miền Trung xuống chậm nhưng thiệt hại của người dân vùng lũ tiếp tục tăng. Gạo, phao cứu sinh và xuồng máy vừa được gấp rút chuyển về các vùng còn bị nước lũ chia cắt. 

>> Mưa lũ lớn lại uy hiếp hàng vạn hộ dân miền Trung 

Nhập mô tả vào đây

Sáng 3/11, nhiều xã tây Hoà Vang (Đà Nẵng) vẫn còn ngập. Ảnh: HC

Theo Đài Khí tượng thuỷ văn Trung Trung bộ, hiện mực nước trên các sông từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi đang xuống chậm và còn ở mức cao. Mực nước lúc 10h ngày 3/11 trên sông Thạch Hãn tại Thạch Hãn 2,96m, dưới báo động 2 là 0,94m; sông Bồ tại Phú Ốc 3,75m, trên báo động 2 là 0,75m; sông Hương tại Kim Long 2,08m, trên báo động 2 là 0,58m.

 

Sông Hàn tại Cẩm Lệ 1,28m, trên báo động 2 là 0,18m; sông Vu Gia tại Ái Nghĩa 8,02m, trên báo động 2 là 0,32m; sông Thu Bồn tại Câu Lâu 3,45m, dưới báo động 3 là 0,25m; sông Trà Khúc tại cầu Trà Khúc 4,15m, dưới báo động 2 là 0,05m; sông Vệ tại cầu Sông Vệ 2,85m, dưới báo động 2 là 0,25m.

 

Dự báo chiều tối 3/11, lũ trên các sông tiếp tục xuống chậm nhưng còn ở mức cao, từ báo động 1 đến báo động 2. Các sông thuộc Quảng Nam , Quảng Ngãi đề phòng khả năng lũ lên trở lại vào đêm nay.

Quảng Bình: Thêm hai người chết do lũ

7h sáng nay (3/11) tại đập ngăn mặn Mỹ Trung (Quảng Ninh, Quảng Bình) hai nạn nhân là Trần Thị Nguyệt (1986) và Võ Thị Dưỡng (1982) trú ở thôn Hoàng Đàm xã Sơn Thuỷ huyện Lệ Thuỷ (Quảng Bình) đã bị nước lũ cuốn trôi.  

Hai nạn nhân này gặp nạn khi chở nhau trên một chiếc xe máy, đang cố đi qua đoạn đường ngập lụt nối đường Hồ Chí Minh xuống Quốc lộ 1A, cách đập ngăn mặn Mỹ Trung  khoảng 700 mét.

Chính quyền huyện Quảng Ninh đã huy động lực lượng thanh niên xung kích và người dân trên địa bàn 2 xã Tân Ninh và Gia Ninh tìm và đã vớt được thi thể hai nạn nhân nói trên. 

Lúc này trên địa bàn hai huyện Lệ Thuỷ và Quảng Ninh tỉnh Quảng Bình nước lũ đang xuống nên tốc độ dòng chảy rất mạnh. Đặc biệt là các khu vực thấp trũng thường hay có xoáy nước. 

Ở những chỗ nước xoáy rất nguy hiể; người rơi xuống dễ ất mạng. Đây là điều mà các phương tiện thông tin đại chúng và các cấp chính quyền đã cảnh báo nhưng một số người dân lại coi thường. 

Cái chết của hai nạn nhân nói trên một lần nữa cảnh báo những người coi thường dòng nước trong mùa lũ lụt.


Quảng Nam: Xuất khẩn cấp 400 tấn gạo 
 
Sáng 3/11, Chủ tịch UBND huyện Đại Lộc Trương Công Kích cho biết, hiện mực nước các sông trên địa bàn huyện như Vu Gia, Thu Bồn đang rút chậm nhưng vẫn còn xấp xỉ mức báo động 3 (9,40m). Giao thông từ trung tâm huyện đi các xã vùng tây, vùng đông vẫn còn bị cô lập.

 

Toàn huyện có gần 10.000 nhà dân bị ngập nước, 12.000 gia súc, gia cầm và 9 tấn cá lồng bị cuốn trôi. Nặng nhất là các xã Đại Lãnh, Đại Hưng, Đại An, Đại Hòa nằm ở vùng thượng nguồn và hạ lưu của sông Vu Gia, có trên 75% nhà dân bị ngập sâu, nhiều nơi ngập từ 1,2 - 1,5m nước. Thêm một trường hợp chết do lũ, là cháu Nguyễn Thị Trang (sinh 1998, ở thôn An Tân, xã Ðại Hưng).

 

Trong 3 ngày qua, hơn 40.000 học sinh các cấp của huyện đã phải nghỉ học vì mưa lũ. Trường Mầm non Đại Quang, 3 trạm y tế xã Đại Minh, Đại Thạnh, Đại Sơn và trường Tiểu học Trịnh Thị Liền bị hư hại gần như hoàn toàn. Huyện Đại Lộc đã lập 2 tổ công tác gồm 40 cán bộ chiến sĩ lực lựợng vũ trang đến các xã giúp dân sơ tán. Đồng thời chuẩn bị 40 tấn gạo cùng nhiều nhu yếu phẩm khác để trợ cấp ngay cho nhân dân ở những vùng trũng thấp.

 

Ông Bh’ríu Liếc, Chủ tịch UBND huyện Tây Giang cho biết, trung tâm huyện này đã bị cô lập do hai tuyến đường đi lên các xã khu 7 và xuống Đông Giang bị ách tắc hoàn toàn. Đặc biệt, vụ sạt lở bờ taluy dương tại khu tái định cư thủy điện A Vương thuộc làng Alua, xã Dang vào chiều 2/11 khiến hàng trăm mét khối đất đá vùi lấp một ngôi nhà trong đó có 7 người. Nhờ vụ sạt lở diễn ra ban ngày nên người làng phát hiện sớm và cứu sống được cả 7 người.

 

Theo Hạt Quản lý đường bộ huyện Đông Giang, do mưa lớn liên tục trong những ngày qua nên tuyến đường Hồ Chí Minh qua địa bàn Quảng Nam có gần 100 điểm sạt lở đất đá, gây ách tắc giao thông. Đặc biệt điểm sạt lở tại Km 468+950 (đoạn qua huyện Đông Giang) từ chiều 31/10 với hơn 2.000m3 đất đá vẫn chưa khắc phục được, đang gây tắc nghẽn giao thông hoàn toàn.

Nhập mô tả vào đây

Hàng ngàn ha lúa vụ đông ở huyện Hoà Vang bị ngập lũ Ảnh: HC

Ông Nguyễn Duy Chiến, Hạt trưởng Hạt Quản lý đường bộ huyện Đông Giang cho biết đã cử gần 30 cán bộ, công nhân cùng nhiều phương tiện để tiến hành khắc phục điểm sạt lở này, nhưng do mưa lớn nên gặp rất nhiều khó khăn. Mỗi ngày đều có trên 20 cán bộ, công nhân của Hạt túc trực trên tuyến đường Hồ Chí Minh để kịp thời xử lý sự cố sạt lở nhưng vẫn không xử lý xuể.

Theo Ban chỉ huy PCLB Quảng Nam, chỉ trong vòng nửa tháng qua, tỉnh này đã phải gánh chịu đến 3 trận lũ lớn. Theo đó, trong đợt lũ thứ nhất (từ ngày 15 đến 18/11), toàn tỉnh Quảng Nam có trên 5.000 hộ dân bị ngập chìm trong lụ; giao thông bị chia cắt do sạt lở. Đợt lũ này đã làm 7 người chết và 4 người bị thương, thiệt hại vật chất khoảng 57 tỷ đồng.

 

Trong khi, chính quyền và nhân dân trong tỉnh đang khẩn trương khắc phục hậu quả thì đến ngày 29/11, lũ lớn lại xảy ra. Toàn tỉnh có trên 60 xã, phường với khoảng 6.800 nhân khẩu bị ngập lụt, hàng trăm hộ phải sơ tán khẩn cấp, nhiều tài sản bị nước lũ cuốn trôi. Tất cả các huyện miền núi bị cô lập trong nhiều ngày liền, thông tin liên lạc bị cắt đứt. Trong đợt lũ này, Quảng Nam có thêm 5 người chết và 2 người mất tích, đến nay vẫn chưa tìm thấy xác; thiệt hại tài sản khoảng 35 tỷ đồng.

 

Khi nước lũ chưa rút hết thì bất ngờ trong đêm ngày 1 và rạng sáng 2/11, hầu hết các nơi trong tỉnh xảy ra mưa to đến rất to; lượng mưa phổ biến từ 100-150mm, có nơi gần 200mm (Trà My). Lũ bất ngờ dâng cao trở lại và đến chiều tối 2/11, mực nước trên các sông ở Quảng Nam đã vượt báo động 2, riêng trên sông Vu Gia tại Ái Nghĩa đã vượt mức báo động 3. Hàng chục ngàn nhà dân bị ngập sâu từ 1-2m, giao thông ở các huyện miền núi bị chia cắt hoàn toàn. Đến chiều 2/11, tỉnh Quảng Nam đã xuất khẩn cấp 400 tấn gạo hỗ trợ cho các vùng khó khăn, vùng bị ngập lụt, chia cắt.

 

Đà Nẵng: Nhận 500 phao cứu sinh, 2 xuồng máy cứu trợ lũ

Lũ trên thượng nguồn sông Vu Gia đổ về
trong ngày 2/11 đã làm gần 5.000 hộ dân và 5.000ha lúa thuộc huyện Hoà Vang và quận Cẩm Lệ ngập chìm trong nước. Lũ cũng cuốn trôi 1.200 gia cầm, 10 con trâu bò, gây sạt lở nhiều điểm trên tuyến đường ĐT 604, 602 và 409. 

Đến sáng nay, lũ đã bắt đầu rút nhưng nước vẫn còn trắng băng các cánh đồng ở các xã vùng Tây, phong toả một số tuyến đường xung yếu. Bà con nhiều thôn ở các xã Hoà Khương, Hoà Nhơn muốn đi lại vẫn phải dùng ghe thuyền. Người dân ở đây đã phải đưa trâu bò lên các vùng cao ráo, chuẩn bị các phương tiện cần thiết đề phòng lũ có thể lên lại vào tối nay.

 

Hiện Ban chỉ huy PCLB Đà Nẵng đang tiến hành cấp phát cho người dân cũng như các đơn vị làm công tác cứu hộ ở các vùng bị ngập lụt 500 phao cứu sinh, 2 xuồng máy ST-450 vừa tiếp nhận từ Uỷ ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn.

 

UBND TP Đà Nẵng cũng đưa ra quy định tạm thời các khu vực neo đậu tàu thuyền đánh cá trên địa bàn. Theo đó, 4 khu vực được phép neo đậu tàu thuyền gồm khu vực 1 tại Âu thuyền Thọ Quang; khu vực 2 bắt đầu từ đường Trần Hưng Đạo đến cách mố cầu Sông Hàn 150m về phía hạ lưu đến khu vực kè Nại Hiên Đông, cách bờ 15m tính từ mép bờ trở ra, cách phao dẫn luồng 20m từ phao trở vào mép bờ; khu vực 3 kéo dài từ Xưởng X 50 đến Hải đội 2 Bộ đội Biên phòng TP, cách mép bờ 15m tính từ mép nước trở ra và khu vực 4 tại Hói Kiểng.

 

Theo quy định này, từ nay các tàu thuyền khai thác hải sản có công suất nhỏ hơn 30CV và chiều cao tính từ đường mớn nước nhỏ hơn 2m được neo đậu tại khu vực 4, tàu thuyền còn lại neo đậu tại khu vực 1 và 3 và tàu, thuyền chỉ được neo đậu tại khu vực 2 trong mùa mưa  bão. 

  • Hải Châu - Minh Phong
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,