221
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
999168
Triều cường lịch sử ở TP.HCM: Thiệt hại tiền tỷ
1
Article
null
Triều cường lịch sử ở TP.HCM: Thiệt hại tiền tỷ
,

(VietNamNet) - Đợt triều cường lớn những ngày vừa qua tại TP.HCM gây thiệt hại ước tính 1 tỉ đồng, tương đương 20 suất nhà tình nghĩa hoặc hàng ngàn tấn gạo cứu đói cho dân vùng lũ.

>>Video: Chìm trong đỉnh triều cường
>>Triều cường lịch sử, hàng ngàn hộ dân rối loạn
>>Video clip: Ngập trắng ngày không mưa
>>TP.HCM: "Trường ca" cứ mưa là... ngập!
>>Ngập nước ở TP.HCM theo lời giải của "người xưa"

Nước ngập úng, ruồi muỗi xuất hiện

Ngày 29/10, triều cường tiếp tục dâng lên gây khó khăn cho cuộc sống người dân TP.HCM. Mờ sáng, mực nước trên đường Tầm Vu (phường 13, Bình Qưới- Thanh Đa ) quận Bình Thạnh) ngập quá nửa bánh xe gắn máy. Do nước đùn lên từ các miệng hố ga, nên nước đen đặc, bốc mùi hôi thối.

Tiền thiệt hại do triều cường gây ra trong đợt này có thể dùng để mua hàng ngàn tấn gạo cứu đói cho người dân lũ lụt.
Tiền thiệt hại do triều cường gây ra trong đợt này có thể dùng để mua hàng ngàn tấn gạo cứu đói cho người dân lũ lụt.

Cũng trong ngày 29/10, tình trạng ngập nước tại khu phố 4, khu phố 5 phường Hiệp Bình Phước (Thủ Đức) vẫn chưa được cải thiện. Nước rút chậm và nhiều nơi xuất hiện váng, rêu xanh. Hệ thống nhà vệ sinh của hàng ngàn hộ dân tại khu phố 4, khu phố 5 bị nước tràn vào không thể sử dụng được. Mật độ ruồi, muỗi xuất hiện ngày càng nhiều.

Trên các con hẻm 135, 35 Nguyễn Văn Luông; hẻm 55, 65 đường Bình Phú, Lý Chiêu Hoàng…(phường 10, quận 6), Huỳnh Tấn Phát, Nguyễn Thị Thập, Lâm Văn Bền…(quận 7); Phạm Thế Hiển, bến Bình Đông, bến Phú Định…(quận 8)... đều bị ngập. Nước từ các con kênh đi qua khu vực dân cư - ở những địa điểm nói trên - vốn ô nhiễm sẵn gặp triều cường dâng tràn bờ bốc ra mùi hôi nồng nặc.  

11 quận, huyện vỡ bờ bao, ngập úng

Theo thông báo của Ban Chỉ huy  phòng chống lụt bão TP.HCM (BCH PCLB), ngập do triều cường xảy ra trên diện rộng. Thống kê cho thấy 11 quận huyện đã bị ảnh hưởng do hậu quả của đợt triều cường này.

Khoảng 862 đoạn bờ bao bị nước xô vỡ với tổng chiều dài gần 1,5km; 493ha diện tích đất nông nghiệp và hoa màu ngập chìm trong nước. Trong đó, quận 12, Thủ Đức, Bình Thạnh, Hóc Môn, Củ Chi…là những nơi bị thiệt hại nặng nề nhất.

Tại phường An Phú Đông, Thạnh Lộc, Thạnh Xuân (quận 12), 26 đoạn bờ bao, dài trên 63m nằm dọc theo rạch Bà Đương bị vỡ. Nước theo các con rạch tràn vào rất nhanh làm ngập 30ha đất nông nghiệp, trong đó có 7 ha ngập sâu đến trên 1m. UBND quận 12 cho biết, số tiền thiệt hại vào khoảng 500 triệu đồng.

Theo thống kê sơ bộ của UBND quận Thủ Đức, thiệt hại về kinh tế do cơn triều cường gây ra ước tính khoảng 570 triệu đồng. Các điểm bờ bao trọng yếu tại rạch Đỉa, rạch Năm Sóc, cầu Đúc Nhỏ, rạch Lùng, rạch Cây Trâm không chịu nổi sức ép mạnh của nước đã vỡ toang. Nước chảy cuồn cuộn vào khu vực dân cư thuộc các phường Hiệp Bình Phước, Tam Phú, Linh Đông, Trường Thọ…
 

Cha và con trong cơn ngập nước.
Cha và con trong cơn ngập nước.

Sau những phản ứng được đánh giá là chậm chạp của chính quyền địa phương, các điểm bờ bao vỡ đã được tổ chức khắc phục bằng cách vá và cơi đắp các đoạn bể bờ, tràn bờ. Tuy nhiên, hiện nay, bờ bao rạch Ụ Lò (phường Hiệp Bình Phước) vẫn không đảm bảo, có khả năng vỡ lại bất cứ lúc nào. Trước tình hình trên, BCH PCLB thành phố đã yêu cầu quận Thủ Đức xây dựng thêm tường chắn bằng bê tông.

Ngoài ra, tại quận Bình Tân, khu phố 1, 2, 3 phường Tân Tạo bị ngập sâu từ 0,2- 0,4m. Nước không thể rút đã ứ đọng, ngập thường xuyên trên tuyến đường Hồ Học Lãm, Kinh Dương Vương (đoạn từ vòng xoay An Lạc đến bến xe Miền Tây) gây ảnh hưởng đến việc đi lại, sinh hoạt thường nhật cho dân cư trong khu vực.

Nước triều xoáy sâu vào bờ sông Sài Gòn làm cho tình trạng sạt lở ở bến đò Bình Qưới - Thanh Đa (Bình Thạnh), cầu Giồng Ông Tố 1(Thủ Đức) diễn biến phức tạp khiến cơ quan chức năng liệt những nơi này vào dạng “báo động đỏ”.

Còn đến 6 đợt triều cường lớn

Theo ông Nguyễn Phước Thảo, Phó ban thường trực BCH PCLB TP.HCM, đỉnh triều tháng 10/2007 tăng cao trên 1,4m trong nhiều ngày liền. Riêng chiều ngày 28/10, đỉnh chiều cao đến 1,49m (thấp hơn 0,01m so với dự báo) được ghi nhận tại trạm Phú An. Đây cũng là mực nước triều cao nhất kể từ năm 1960 trở lại đây.

“Một số địa phương còn lúng túng khi triển khai thực hiện phương án phòng, chống, ứng cứu các khu vực xung yếu trước khi xuất hiện triều cường”- ông Thảo nhận xét.

BCH PCLB thành phố cho biết, dự kiến từ nay đến tết âm lịch, trên địa bàn thành phố có khả năng xuất hiện 6 đợt triều cường tương đối cao, có khả năng ảnh hưởng trên diện rộng.

Theo đánh giá của BCH PCLB TP.HCM, nguyên nhân gây ngập úng trong đợt triều cường vừa qua là do các rạch nhánh của sông Sài Gòn có cao trình thấp, không đắp bờ bao nên gây ra bể bờ, tràn bờ hàng loạt.

Một số dự án chống ngập thuộc bờ tả sông Sài Gòn (thuộc địa phận quận Thủ Đức) đến nay vẫn chưa hoàn chỉnh thiết kế. Các khu đất dọc sông Sài Gòn, sông Vàm Thuật (quận 12), phường Hiệp Bình Phước, Hiệp Bình Chánh, Linh Đông (Thủ Đức) bị chủ đất bỏ hoang dẫn đến việc không gia cố bờ bao cũng là nguyên nhân gây tràn bờ làm ngập khu dân cư…

Ngoài ra, còn kể đến một số dự án của ngành giao thông trong quá trình thi công đã bít miệng cống thoát nước gây ngập úng.

  • Trần Duy

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,