221
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
998718
Triều cường lịch sử, hàng ngàn hộ dân rối loạn
1
Article
null
Triều cường lịch sử, hàng ngàn hộ dân rối loạn
,

(VietNamNet) - Triều cường đạt đỉnh với mực nước lớn nhất trong vòng 48 năm. Hàng ngàn hộ dân tại TP.HCM khổ sở vì chạy nước. Nước trắng xóa, phủ trắng mặt đất...

  • Video clip: Ngập trắng ngày không mưa
  • TP.HCM: "Trường ca" cứ mưa là... ngập!
  • TP.HCM: Sẽ có Trung tâm chống ngập nước
  • Ngập nước ở TP.HCM theo lời giải của "người xưa"
  • Vỡ bờ bao, hàng ngàn hộ dân ngập nước
  • TP.HCM chống ngập nước tại một số khu vực

    Chạy giặc nước

    Ông lão tên Sang (76 tuổi, đường số 8, khu phố 5, phường Hiệp Bình Phước, Thủ Đức) khom người dùng thau tạt mạnh nước ra khỏi nhà. Khuôn mặt ông đầm đìa mồ hôi, chiếc áo thun trắng ướt đẫm.

    d
    Trong vùng ngập.

    Được một hồi, ông quăng mạnh chiếc thau ra một bên, thất thểu. Càng tát, nước càng tràn vào. Nhìn quanh, ông Sang thấy đâu đâu cũng là nước. Nước ngập lên gần tới chiếc phản gỗ mà ông hay nằm, nước ngập lút nhà bếp, bể nước mưa.

    “Nước ngập kiểu này, còn chi là đồ đạc hỡi trời”- ông bật thốt giọng đầy thất vọng. Ông nhìn sang người vợ hom hem ngồi chồm hổm trên bục phản, hai tay bưng đầu kiên nhẫn ngồi chờ nước rút.

    Hai ông bà mồi côi con cái, sống thui thủi ở khu đất trũng gần bờ sông Vàm Lò. Chuyện ngập nước những buổi mưa lớn hay triều cường đều đặn lên xuống hàng tháng, nhà ông đã phải chịu đựng nhiều. Nhưng con nước cao nhất cũng chỉ mấp mé ngoài cửa. 

    “Hơn 40 năm dài, tôi mới chứng kiến cảnh ngập sâu đến vậy. Cả vườn mai chăm bón gần năm trời chờ bán ra vào dịp Tết đi tong”- ông Sang buồn rầu.

    d
    Người chết cũng không yên.

    Những lúc nước lên, ông Sang lại lo lắng. Lo cho mình thì ít, nhưng cho bà lão vợ ông nhiều hơn vì bà bệnh tật quanh năm, chân tay run rẩy. “Lỡ trật chân thì chỉ có chết”- ông giải thích.

    Cách nhà ông mấy căn chứ đâu xa, năm ngoái, một bà lão ở nhà một mình trong lúc con cháu tập trung ra bờ sông vá bờ bao bị vỡ. Chẳng biết loay hoay thế nào đã bị chiếc giường đang dựng ngang tường đè xuống nước chết ngộp. Lúc đứa cháu ngoại tình cờ tạt ngang nhà, hớt hãi tìm bà không thấy. Nó bước quanh nhà một lúc thì chân vấp phải thi thể của bà lão. Bà lão được vớt lên, người lạnh ngắt, tím tái đã tắt thở tự bao giờ…

    Khoảng 4h30 rạng sáng 28/10, bờ bao sông Vàm Lò vỡ, nước tràn bờ chảy cuồn cuộn vào khu phố 5. Chẳng mấy chốc, hàng trăm căn nhà ngập trong nước.

    Trẻ con đang ngái ngủ, mắt lem nhem bị đánh thức dậy để chạy giặc nước. Nhà nhà vội vã kê giường tủ, máy giặt, tủ lạnh, quạt máy…lên cao. Nước bò lên đến đầu gối…đến thắt lưng rồi dâng cao ngang ngực. Đến 8h sáng, nước ngập lênh láng. Cả khu phố 5 ngập trắng xóa như vùng nước nổi.

    Tiếng trẻ con khóc ré chân bấu chặt vào hông mẹ. Tiếng chó kêu ăng ẳng vì té nước. Tiếng bà vợ đay nghiến chồng vì lỡ tay làm rớt cái quạt máy xuống nước…

    d
    Đoạn đê bị nước cuốn trôi ở rạch Đỉa.

    Chị Thu (67 đường số 7, Hiệp Bình Phước) dẫn chúng tôi vào căn nhà nước ngập  đến ngang hông. Trên chiếc giường sắt, quần áo vứt chỏng chơ. Phía dưới, bàn ghế ngập chìm trong nước. Nước đen ngòm, mùi hôi thối nồng nặc bốc lên nhức ong đầu.

    Chị giơ đôi bàn chân nứt nẻ, ghẻ lở với những vết gãi còn tứa máu vừa xuýt xoa: “Ngứa, ngứa lắm!. Ngứa như từ trong ngứa ra gãi hoài, gãy cả móng tay cũng không đã ngứa”.

    Người chết cũng không yên

    Phía bên kia QL13, hàng ngàn hộ dân ở khu phố 4, Hiệp Bình Phước cũng không khá gì hơn. Đêm qua, một đoạn bờ bao rạch Đỉa bị nước phá thủng. Nước tràn vào làm ngập úng hàng trăm héc-ta mai. Hàng trăm tấn cá rô phi, cá điêu hồng, cá lóc đến mùa thu hoạch theo con nước trôi dạt tứ tán. 

    Nhà bà Mai Thị Bé ở gần con rạch, nên bị ảnh hưởng nặng nề. Cả nhà bà ngập sâu trong nước. Đồ đạc gia dụng không kịp khiêng đã bị nước nhận chìm. “Chí ít cũng thiệt hại hơn 21 triệu đồng”- bà Bé nói.

    Đã qua giờ ăn trưa, bếp núc của các hộ dân ở đây lạnh tanh. “Không có chỗ để ngả lưng nghĩ gì đến chuyện ăn uống”- anh Trần Sinh Hiệp (đường số 7, khu phố 5, phường Hiệp Bình Phước) ngồi trên chiếc ghế nhựa, ngóng ra khoảng sân ngập nước giải thích thắc mắc của chúng tôi.

    “Nhà còn mỗi cái giường kê cao là không bị ngập nên nhường cho vợ con. Còn tôi, tối giờ phải ngủ đứng và ngồi chồm hổm suốt”.

    d
    Thú vui trẻ thơ.

    Trước đây, khi quá trình đô thị hóa chưa diễn ra mạnh mẽ, phường Hiệp Bình Phước là nơi chuyên canh cây nông nghiệp. Chứng tích còn lại của tập quán người nông dân Nam Bộ là những mộ phần của người quá cố được chôn gần nhà để tiện việc nhang khói.

    Triều cường đạt đỉnh, nước dâng cao khiến những ngôi mộ cũng ngập chìm trong nước. Chị Từ Ngọc Thủy (652/15, khu phố 4, Hiệp Bình Phước) nhìn hai ngôi mộ của anh trai và cha mình mà lòng áy náy buồn rười rượi. “Tưởng người sống mới nhấp nhổm nhưng người chết nằm cũng không yên. Rồi biết ăn nói thế nào với hương hồn của họ đây. Chỉ mong nước nhanh rút để còn thắp hương tạ lỗi và quét dọn phần mộ”- chị Thủy rấm rức. 

    Tuy nhiên, theo nhiều người dân khu phố 4, khu phố 7, nước ở đây tràn vào rất nhanh nhưng rút rất chậm vì hệ thống cống quả tải. Con nước ban sáng chưa kịp rút thì người dân phải lo đối phó với con nước đang chực chờ dâng lên vào buổi chiều tối.

    “Đành chụi vậy thôi. Mỗi lần ngập trắng, cũng thấy ông này, bà nọ ở trên quận xuống thị sát, rồi hứa hẹn nhưng đâu lại vào đó. Mực nước dâng mỗi năm mỗi lớn. Còn dự án chống ngập thì vẫn cứ như là bánh vẽ. Thấy nhắc đến nhưng không thấy triển khai”- anh Lâm Tố Minh (22/3, đường số 8) nói.

    Về điều này, ông Đào Văn Quý, Phó ban Phòng chống lụt bão quận Thủ Đức cho rằng quận không đủ kinh phí triển khai dự án chống ngập cho phường Hiệp Bình Phước mà chỉ có thể rót vốn cho những dự án cấp thiết. Đó là dự án có quy mô nhỏ, chỉ đủ sức chống ngập cho một, hai khu phố. “Tuy nhiên, đến nay chưa thể triển khai vì bên tư vấn thiết kế chưa hoàn thành xong hồ sơ”.

    d
    Cõng con đi học.

    Ngoài những dự án nhỏ do quận Thủ Đức làm chủ đầu tư, chống ngập cho phường Hiệp Bình Phước, Hiệp Bình Chánh còn có dự án đê bao sông Sài Gòn do Sở Nông nghiệp phát triển nông thôn TP.HCM chủ trì. Tuy nhiên đến nay, dự án này vẫn giậm chân tại chỗ. 

    Trong đợt triều cường đạt đỉnh ngày 28/10, nhiều người khi nghe nhắc đến chính quyền địa phương thì tỏ ra bức xúc. Ông Nguyễn Văn Tám cho biết khi bờ bao sông Vàm Lò và rạch Đĩa mới bị vỡ,  không thấy chính quyền địa phương nhanh chóng điều động lực lượng xuống vá. Đến khi nước đã lên cao và chảy mạnh, công tác khắc phục, sửa chữa mới được triển khai. 

    Nước dâng, chỉ có bọn trẻ ham vui chưa biết lo nghĩ là thích thú. Chúng thả sức bắt cá, chèo thuyền, bơi lội. Còn người lớn thì đau đầu, lo lắng vì kế sinh nhai bị ngừng trệ.

    Chị bán hủ tiếu, bún riêu đầu hẻm chật vật hơn vì ít người chịu lội nước đến ăn. Bà bán tạp hóa quơ quạt đuổi ruồi vì vắng khách. Một anh chủ trẻ đóng cửa xưởng chuyên sản xuất dây điện và tuyến bố phá sản bởi “nước ngập thế này làm săn sao nỗi”…Và nhiều cảnh đời vất vả càng vất vả hơn vì “giặc nước”.

    • Trần Duy

  • ,
    Ý kiến của bạn
    Ý kiến bạn đọc
    ,
    ,
    ,
    ,