221
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
995364
"Tùng xẻo" Giải pháp chống ùn tắc, TNGT ở TP.HCM
1
Article
null
'Tùng xẻo' Giải pháp chống ùn tắc, TNGT ở TP.HCM
,

(VietNamNet) - Vấn nạn kẹt xe, tắc đường đã được cảnh báo 10 năm trước. Tuy nhiên,  tầm nhìn hạn chế, năng lực quản lý giao thông đô thị của chính quyền TP.HCM kém để rồi “nước đến chân mới nhảy”. Nhiều ý kiến của các đại biểu tại Hội nghị về các giải pháp cấp bách giảm ùn tắc giao thông và tai nạn giao thông trên địa bàn thành phố vào sáng 18/10 cùng có chung nhận định. 

Kịch liệt phản đối thu phí xe gắn máy

Ông Đặng Văn Khoa, Ủy viên Mặt trận Tổ quốc TP.HCM phản đối cái gọi là giải pháp cấp bách của UBND thành phố vừa đưa ra vào đầu tháng 10/2007 để giảm ùn tắc giao thông, tai nạn giao thông trên địa bàn thành phố.

Giải pháp giải quyết ùn tắc giao thong tại TP.HCM: Luẩn quẩn!
Giải pháp giải quyết ùn tắc giao thông tại TP.HCM: Luẩn quẩn!

Ông Khoa cho rằng văn bản này thể hiện tầm nhìn của chính quyền thành phố ngắn, chỉ trong 3-4 tháng tới nên không có nhiều điểm mới. “Với cách làm và suy nghĩ như thế ùn tắc giao thông không xảy ra mới lạ. Các báo cáo về nguyên nhân ùn tắc, tai nạn giao thông thường đề cập xe lưu thông không đủ chuẩn, tài xế không đủ chuẩn nhưng có thực tế chưa được khẳng định đó là cán bộ quản lý có đủ chuẩn hay không?”. 

Trong 3 tháng gần đây, tình hình tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông xảy ra trên địa bàn TP.HCM chẳng những không giảm mà còn có chiều hướng gia tăng nghiêm trọng. Trong 9 tháng đầu năm 2007, trên địa bàn thành phố xảy ra 1.004 vụ tai nạn giao thông, làm chết 814 người và bị thương 630 người. So với cùng kỳ năm trước, số vụ tai nạn giao thông tăng thêm 82 vụ, số người chết tăng 113 người.

Tình trạng ùn tắc giao thông tiếp tục biến chuyển theo chiều hướng xấu, nhất là từ khi khai giảng năm học 2007- 2008. Theo thống kê của Sở GTCC, hiện có 36 điểm thường xuyên xảy ra ùn tắc giao thông, chủ yếu là tại khu vực nội thành.

Về chủ trương thu phí xe gắn máy, ông Khoa cho rằng đây là chủ trương không hợp lòng dân. “Xe gắn máy là phương tiện sống còn của đa số người dân thành phố này. Tôi không hiểu nổi hay có ai đó ngồi trên xe hơi đi làm nên mới đưa ra dự trù khi mua xe gắn máy phải đóng thêm 1 triệu đồng và tiếp tục thu phí trong suốt thời gian sử dụng” - ông Khoa nói.

Cùng chung quan điểm, nhà báo Đinh Phong thẳng thắn: “Có một nguyên nhân mà chính quyền thành phố không dám nhìn thẳng đó là tầm nhìn kém dẫn đến việc quản lý giao thông đô thị kém. 

Cách đây 10 năm, nhiều ý kiến đã đề cập đến khả năng ùn tắc, kẹt xe tại thành phố nhưng nhiều lớp lãnh đạo của thành phố đều không chú ý. Đến khi nước đến chân thì cuống cà kê lên. Thu lệ phí xe gắn máy làm gì khi phí này đã được gộp chung trong giá xăng rồi? Chỉ khổ cho những người nghèo vì những cái phí bất hợp lý ấy. Đừng vì cấp bách mà có những việc làm cấp bách không hợp lòng dân”.

Kỹ sư Trần Thiện Tứ nhận định: “Nếu vì khó quá mà cấm xe gắn máy thì không cần học qua trường lớp nào cũng làm được. Dân nghèo mới phải đi xe gắn máy. Còn xe buýt có đảm bảo cho chúng tôi đi học, đi làm đúng giờ không?”

Ôtô lưu thông theo ngày chẵn, lẻ: "Vớ vẩn!"

Đề cập đến nội dung dự thảo gần đây liên quan đến việc áp dụng lưu thông ngày chẵn, lẻ cho xe ôtô và bố trí lệch giờ làm giảm lưu lượng giao thông trên đường, nhà báo Đinh Phong nói: “Vớ vẩn! Vợ tôi đẻ vào ngày chẵn thì phải đợi đến ngày lẻ mới được đến bệnh viện? Chủ trương bố trí giờ làm lệch ca phải tính toán kỹ vì ảnh hưởng có thể đảo lộn cuộc sống người dân. Nhiều người nói: Lúc trước chở con đi học rồi mới đi làm; giờ thì sắp phải đi làm rồi mới chở con đi học”. 

Lý giải những biện pháp cấp bách “không giống ai” của chính quyền thành phố. Có ý kiến cho rằng nguyên nhân sâu xa của tình trạng ùn tắc giao thông tại TP. HCM là do quỹ đất dành cho giao thông chỉ mới chiếm từ 3-5% quỹ đất đô thị trong khi tỉ lệ này ở các nước khác là 13-15%. Trong khi đó, chính quyền thành phố “bán” đất ở trung tâm để xây dựng những khu thương mại tập trung đông người làm cho lượng người, xe gắn máy, xe ôtô ở khu vực trung tâm tăng dần lên qua mỗi năm.

Công an lập bãi giữ xe để... cải thiện thu nhập

Theo chỉ đạo của UBND thành phố, chủ tịch UBND các quận, huyện cần kiên quyết xử lý tình trạng lấn chiếm lòng đường, vỉa hè và chịu trách nhiệm trước cấp trên về việc này.

Tuy nhiên, một đại diện của MTTQ quận 3 cho biết khi mà UBND  quận vẫn cấp phép cho giữ xe gắn máy trên lề đường thì không thể nào dẹp được thực trạng “xẻ thịt lề đường”. “Trên đường Lê Ngô Cát, Nguyễn Thông (quận 3) xe gắn máy chiếm hết lề đường. Tuy nhiên phạt rồi, người bị phạt vẫn tiếp tục tái phạm. Đơn giản là vì có hiện tượng một đồng chí công an giữ mấy bãi đậu xe để cải thiện đời sống”- đại diện này nói.

Kẹt cứng vào giờ cao điểm.
Kẹt cứng vào giờ cao điểm.

Ông Nguyễn Văn Thái - Trưởng ban Tuyên huấn MTTQ thành phố cũng cho biết gần ngay trụ sở nơi ông làm việc, Công an phường Đa Kao cho thuê lề đường Mạc Đĩnh Chi, trước trụ sở phường để làm nơi giữ xe. Người đi bộ không còn lối đi nào để chen chân.

Trước thực trạng này, ông Lê Hiếu Đằng, Phó Chủ tịch MTTQ thành phố rút ra kết luận: Muốn dẹp được nạn lấn chiếm lề đường, vỉa hè, phải dẹp ngay từ nội bộ cán bộ cơ quan nhà nước và ràng buộc trách nhiệm của Chủ tịch UBND quận, huyện. “UBND thành phố chỉ đạo Chủ tịch các quận, huyện phải kiên quyết xử lý nhưng không nói nếu không xử lý thì có cách chức hay không?”- ông Đằng băn khoăn.

Theo ông Đằng, kế hoạch giảm ùn tắc giao thông, tai nạn giao thông của UBND thành phố có một số chủ trương đúng và có thể thực hiện được nếu quyết tâm đừng làm theo kiểu “ầu ơ, ví dầu”, không ai đứng ra chịu trách nhiệm.

Ông Trương Quốc Hùng - ủy viên MTTQ quận Bình Thạnh phản ảnh vào giờ cao điểm, CSGT chỉ “canh me” phạt người vi phạm giao thông mà không lo đến chuyện giải tỏa ùn tắc. CSGT xuất hiện tại điểm ùn tắc thường rất trễ, khi xảy ra ùn tắc giao thông rồi, mới thấy CSGT xuất hiện. 

Thượng tá Võ Văn Vân, Phó phòng CSGT đường bộ Công an TP.HCM cho rằng để giảm thiểu tình trạng ùn tắc giao thông, CSGT cần sớm nhận được tin báo từ người đi đường. Trong trường hợp xảy ra ùn tắc, CSGT phải tập trung giải tỏa ùn tắc.

Về hướng xử lý đối đối với người đi bộ, người bán hàng sử dụng xe đẩy không tuân thủ Luật Giao thông đường bộ làm nẩy sinh ùn tắc giao thông, thượng tá Vân cho biết rất khó xử lý vì người đi bộ và người bán hàng không có thứ gì có thể giữ lại để áp dụng biện pháp cưỡng chế. Việc xử lý đối với những đối tượng này thường kéo dài và khó khăn.  

  • Trần Duy

 Ý kiến của bạn?

 

 
Tắt Telex Vni
Họ và tên:   
Địa chỉ:   
E-mail:   
Tiêu đề:   

File gửi kèm:   

(Max 100KB)

File gửi kèm:   

(Max 100KB)

File gửi kèm:   

(Max 100KB)
Nội dung:   
 
 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,