(
>>TT-Huế: 35 xã, phường ngập sâu 0,5-1,5m
>>TT-Huế: Lũ dâng từng phút, lụt có thể lớn hơn năm 1999
>> Các tỉnh miền Trung cần sẵn sàng sơ tán dân
Nhiều địa phương từ huyện Hoà Vang (Đà Nẵng) lên đến huyện Đại Lộc (Quảng Nam) đã bị ngập trong nước lũ (Ảnh: HC)
Theo Đài Khí tượng thuỷ văn Trung Trung Bộ, do ảnh hưởng của không khí lạnh kết hợp với đới gió Đông - Đông Bắc, từ đêm 15/10 đến sáng 16/10, nhiều địa phương ở Quảng
Mưa lớn kéo dài đã khiến lũ trên các sông Vu Gia, Thu Bồn lên nhanh. Mực nước lúc 7h sáng 16/10 trên sông Vu Gia tại Ái Nghĩa: 7,17m, trên báo động 1 là 0,74m; tại Giao Thuỷ: 4,62m, dưới báo động 1 là 1,58m; tại sông Hàn ở Cẩm Lệ: 0,84m, trên mức báo động 1 là 0,14m. Đến chiều 16/10, lũ hầu hết trên các sông tiếp tục lên. Đặc biệt, mực nước trên sông Vu Gia tại Ái Nghĩa (Đại Lộc) lên 8,4m, xấp xỉ báo động 3; trên sông Thu Bồn tại Giao Thuỷ, Câu Lâu, Hội An cũng xấp xỉ báo động 2… Mưa có thể kéo dài trong một vài ngày tới.
Quảng
Trong sáng 16/10, thầy giáo Nguyễn Văn Hay (48 tuổi, Trường Tiểu học Kim Đồng, xã Quế Thọ, huyện Hiệp Đức, Quảng
Ngay sau khi nhận tin báo của người dân, UBND xã Quế Thọ đã phối hợp cùng các lực lượng chức năng huyện Hiệp Đức tổ chức tìm kiếm. Đến 12 giờ trưa 16/10, các lực lượng tìm kiếm đã phát hiện được xác của thầy giáo Hay ở cách chân cầu khoảng 50 - 100m. Nhiều người dân ở đây cho hay, tại khu vực cầu sông Trầu, hầu như năm nào cũng có người bị lũ cuốn trôi mỗi khi có mưa lũ xuất hiện.
Hiện chính quyền huyện Đại Lộc đang rất lo lắng cho hồ Trà Cân có mực nước gần qua tràn trong khi hồ này bị xuống cấp nghiêm trọng. 1.500 người dân thôn Đức Phú (xã Đại Hiệp) sống gần hồ này đã được thông báo chuẩn bị cho việc sơ tán. Cũng do mưa lớn, đã xảy ra 27 điểm sạt lở gây tắt đường ở 6 huyện miền núi.
Đáng lo là tổng nguồn lương thực dự phòng trong kho ở Quảng
Trước diễn biến của tình hình mưa lũ, Ban chỉ huy PCLB Quảng Nam yêu cầu các địa phương, đơn vị hạn chế đi lại trong mưa lũ, kiểm tra chặt chẽ mức độ an toàn của các phương tiện vận chuyển, nhất là đò ngang, đò dọc chở người. Tổ chức cảnh giới tại các đoạn đường bị ngập sâu, có nước chảy xiết; đề phòng lũ quét, sạt lở đất tại khu vực miền núi; bảo vệ sản xuất, đảm bảo an toàn các công trình xây dựng cơ bản đang thi công dở dang ven sông, nhất là các công trình thuỷ lợi. Kiểm tra và triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn các hồ chứa. Tổ chức trực ban 24/24 để theo dõi chặt chẽ diễn biến của mưa lũ.
Mưa lũ đã làm tắc nhiều tuyến đường ở xã Hoà Nhơn (Hoà Vang), buộc người dân phải dùng ghe để đi lại (Ảnh: HC)
Đà Nẵng: Hàng trăm nhà bị ngập
Từ rạng sáng 16/10, mưa lớn kéo dài đã khiến lũ xuất hiện tại các xã Hoà Nhơn, Hoà Phú, Hoà Liên... của huyện Hoà Vang, làm hàng trăm nhà dân ngập chìm trong nước. Do lũ xuất hiện bất ngờ vào ban đêm, nhiều hộ dân chưa kịp di chuyển nên tài sản bị nước lũ cuốn trôi. Đường liên xã Hoà Nhơn - Hoà Sơn và nhiều tuyến đường liên thôn của Hoà Nhơn, Hoà Phong... cũng ngập trong nước.
Ông Đinh Văn Thống, Phó Chủ tịch UBND xã Hoà Nhơn cho biết: “Đã có 388 ngôi nhà ở 9 thôn của xã bị ngập nước. Vì lũ đã ngập đường nên trong ngày 16/10, chỉ có khoảng 60% cán bộ xã đến cơ quan, kể cả Chủ tịch và Bí thư xã cũng không thể đến được UBND xã”. Đáng nói là trong khi hàng trăm nhà dân bị ngập lũ thì UBND xã này lại không đến tận nơi để nắm tình hình, với lý do “ghe của xã quá lớn, không di chuyển được khi nước lũ nhỏ” (!?)
Do là địa bàn ít xảy ra lũ lụt, không có sẵn đò để lưu thông nên người dân các thôn: Thạch Nham Tây, Phước Thái, Phước Hưng, Diêu Phong (Hoà Nhơn) và xã Hoà Phú… hoàn toàn bị chia cắt với bên ngoài. Họ phải bằng mọi cách hối hả tìm mua dự trữ các loại lương thực, thực phẩm, dầu hoả... để đối phó lâu dài với mưa lũ và nguy cơ bị mất điện.
Tuyến đường ĐT 604 từ Tuý Loan đi Đông Giang (Quảng Nam) đã bị lũ chia cắt nên xã miền núi Hoà Phú nằm trên tuyến đường này cũng bị cô lập hoàn toàn. Ông Thiều Song, PCT UBND xã Hoà Phú cho biết, nước lũ đã ngập khu vực trung tâm xã, có nơi hơn 1m, nên mọi hoạt động tại đây gần như bị tê liệt. Các thôn: Phú Túc, Hội Phước, Hoà Phú có nguy cơ bị sạt lở rất cao nên UBND xã đã có phương án di dời khẩn cấp các hộ dân này nếu tình huống cấp bách xảy ra.
Do lũ lớn, Phòng Giáo dục huyện Hoà Vang chủ động cho 14.000 học sinh từ mầm non đến THCS thuộc một số xã: Hoà Nhơn, Hoà Phong, Hoà Phú, Hoà Liên, Hoà Bắc và Hoà Sơn nghỉ học trong ngày 16/10. Toàn bộ trường mầm non, tiểu học lẫn THCS trên địa bàn các xã này đều bị ngập lũ từ 0,5 - 1m.
Sáng cùng ngày, UBND huyện Hoà Vang đã cử đoàn cán bộ đi kiểm tra tình hình nhưng vẫn chưa thống kê được thiệt hại do mưa lũ gây ra. Đến cuối giờ chiều, mưa lớn vẫn xuất hiện tại huyện Hoà Vang và nước lũ vẫn tiếp tục dâng cao.
Ban chỉ huy PCLB và Tìm kiếm cứu nạn TP. Đà Nẵng đã yêu cầu Ban chỉ huy PCLB các địa phương triển khai phương án phòng chống lũ, lũ quét, sẵn sàng đối phó với lũ, đề phòng mưa lớn gây ngập úng các khu vực thấp, trũng. Ban chỉ huy PCLB huyện Hoà Vang và quận Liên Chiểu cảnh báo tình hình mưa lớn có thể xảy ra lũ quét, sạt lở đất.
Đồng thời yêu cầu Công ty Khai thác công trình thuỷ lợi Đà Nẵng tổ chức trực ban, kiểm tra, theo dõi 2 hồ chứa nước Hoà Trung và Đồng Nghệ. Ban chỉ huy PCLB huyện Hoà Vang và quận Liên Chiểu chỉ đạo các địa phương kiểm tra các hồ chứa nước, thường xuyên theo dõi, sẵn sàng phương tiện, lực lượng cứu hộ.
-
Hải Châu