221
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
988494
Miền Trung cấp tập phòng chống bão số 5 
1
Article
null
Miền Trung cấp tập phòng chống bão số 5 
,

(VietNamNet) - Cùng với việc tích cực liên lạc để kêu gọi tàu thuyền ngoài khơi về bờ, các tỉnh miền Trung liên tục bắn pháo hiệu báo bão, chuẩn bị sẵn nhân lực, phương tiện cơ động hỗ trợ dân chống cơn bão được dự đoán có đường đi lắt léo giống bão Chanchu.

Đưa tàu vào bờ neo đậu vào sáng ngày 1/10 tại Núi Thành. Ảnh: Vũ Trung.
Đưa tàu vào bờ neo đậu vào sáng ngày 1/10 tại Núi Thành. Ảnh: Vũ Trung.

Quảng Ngãi: Hơn 8.000 ngư dân trong vùng nguy hiểm

Bộ chỉ huy Biên phòng Quảng Ngãi cho biết, đến 6h sáng nay (1/10) tỉnh Quảng Ngãi còn 1.042 thuyền, 8.349 ngư dân còn đang hoạt động trên biển. 

Trong đó, quần đảo Hoàng Sa có 1 thuyền, 9 ngư dân trên thuyền QNG 5487 TS của ông Trần Anh ở xã Bình Chánh, huyện Bình Sơn hiện đã mất liên lạc với đất liền.  

Vùng biển Trường Sa còn 129 thuyền, 2.580 ngư dân; vùng biển Quảng Ngãi còn 128 thuyền, 645 ngư dân; vùng biển phía Bắc còn 417 thuyền, 2.938 ngư dân; vùng biển phía Nam còn 364 thuyền và 2.131 ngư dân. 

Tại cửa biển Mỹ Á, huyện Đức Phổ do bị bồi lấp, nên nhiều tàu thuyền của ngư dân rất khó khăn mới có thể vào được cửa biển để tránh bão; trong đó 8 thuyền không vào được cửa biển nên phải chuyển hướng chạy vào cửa biển Sa Huỳnh. 

Đặc biệt, vào ngày 30/9,  thuyền QNG 4906 TS của ông Nguyễn Tín Nhiệm cùng 12 ngư dân đã lén vượt trạm kiểm soát biên phòng ra biển đánh cá. Lúc 22h cùng ngày, khi chạy vào cửa, thuyền đã bị sóng đánh chìm. Đồn biên phòng 300 cùng nhân dân địa phương đã cứu 12 ngư dân đưa vào bờ an toàn.

Quảng Nam: Liên tục bắn pháo hiệu báo bão

Ban chỉ huy PCLB&TKCN Quảng Nam cho hay, sáng 1/10, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đức Hải đã chủ trì cuộc họp khẩn với các ban ngành chức năng để triển khai phòng chống bão số 5. 

Cụ thể: tập trung bắn pháo hiệu và thông tin báo bão, nghiêm cấm tàu thuyền ra khơi, gọi tàu thuyền đang hoạt động ngoài khơi trở vào bờ và tìm nơi trú ẩn an toàn. Trực bảo vệ các công trình xây dựng cơ bản dở dang, nhất là các công trình thuỷ lợi và chuẩn bị các phương án ứng cứu kịp thời. 

Đến sáng 1/10, toàn tỉnh đã có 353 phương tiện/1.666 lao động nhận được thông tin bão và đã vào bờ tránh trú; hiện còn 7 tàu đánh bắt xa bờ của hai huyện Núi Thành và Thăng Bình chưa vào bờ. Trong đó có 5 tàu câu mực khơi của huyện Núi Thành cố tình giấu tọa độ, gây khó khăn cho công tác hướng dẫn phòng chống bão.  

d
Tàu cứu hộ tuần tra ngoài khơi, sẵn sàng ứng cứu. Ảnh: Hồ Việt

Trưa cùng ngày, nguồn tin từ Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng Quảng Nam cho biết đến thời điểm này (sau 3 ngày kiên trì liên lạc), chưa có thông tin về hai tàu câu mực khơi của ông Phạm Phú Đức (Qna 95555) và Trần Công Tri (Qna 94619) với 49 lao động cùng ở xã Bình Minh, Thăng Bình. 

Ông 
Nguyễn Văn Gặp - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT kiêm Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn Quảng Nam cho biết, tính đến cuối tháng 9, toàn tỉnh đã di dời 236 hộ dân trong vùng bị thiên tai uy hiếp thuộc các huyện Phước Sơn, Đông Giang, Nam Giang, Nam Trà My đến nơi ở mới.  

Tuy nhiên, hiện vẫn còn nhiều địa phương chưa thực hiện xong kế hoạch di dời dân năm 2007. Cụ thể là huyện Tây Giang còn 124 hộ; Duy Xuyên, Quế Sơn, Hiệp Đức, Núi Thành, Tiên Phước, Phú Ninh, Thăng Bình, Điện Bàn còn hơn 150 hộ…

Sáng ngày 1/10, UBND tỉnh Quảng Nam đã phân công cán bộ lãnh đạo xuống địa bàn kiểm tra, hướng dẫn và đôn đốc triển khai phương án phòng, chống bão.

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Nguyễn Đức Hải khẳng định, nếu địa phương nào để xảy ra tai nạn do chủ quan không triển khai đối phó thì Chủ tịch UBND huyện phải chịu trách nhiệm và xử lý nghiêm.

Lãnh đạo từ huyện đến cơ sở không được đi khỏi địa phương trong thời gian bão đổ bộ. Phải  tập trung công tác đối phó với bão... Nếu lãnh đạo nào rời địa phương không rõ lý do trong thời gian bão đổ bộ vào sẽ bị xử lý.

Tàu thuyền ở Phú Yên đã về nơi an toàn. Ảnh: Trình Kế.
Tàu thuyền ở Phú Yên đã về nơi an toàn. Ảnh: Trình Kế.

Phú Yên: Hướng dẫn 110 tàu thuyền tránh bão

Đại tá Nguyễn Trúc Thơm - Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng (BCH BĐBP) tỉnh Phú Yên cho biết, đã huy động 110 cán bộ chiến sĩ, 5 xe ôtô, 5 tàu và 7ca nô chuẩn bị sẵn sàng hỗ trợ dân chống bão. Qua công tác triển khai nắm bắt tình hình tàu thuyền hiện nay trên địa bàn tỉnh Phú Yên còn 185 phương tiện với 1.039 lao động đang hoạt động trên biển. Trong đó có 72 phương tiện đánh bắt xa bờ tại các vùng biển Bình Thuận, Bà Rịa -Vũng Tàu, Khánh Hoà, Hải phòng.

 

Hiện nay, BĐBP đã tìm cách liên lạc được với 110 phương tiện với 740 lao động trên biển để hướng dẫn phòng tránh bão. 

Tại các bến bãi neo đậu tàu thuyền như cảng cá phường 6, Phú Lâm TP. Tuy Hoà; Vũng Rô huyện Đông Hoà; An Ninh Đông huyện Tuy An, Vịnh Xuân Đài huyện Sông Cầu, lực lượng biên phòng cũng đã chỉ đạo việc sắp xếp neo đậu tàu thuyền an toàn.

 

Tuy nhiên, một số địa điểm neo đậu tàu thuyền tại Phú Yên chưa được đảm bảo. Tại cảng cá phường 6 TP.Tuy Hoà do ảnh hưởng từ bão số 2 đã bị sự cố sụp đổ một đoạn phía đông, từ nhiều ngày qua nước sông và triều cường tiếp tục uy hiếp.

 

Có mặt tại cảng cá phường 6 lúc 10h sáng nay (1/10), ông Nguyễn Khắc Quí - Trưởng bến cá cho biết: “Số tàu thuyền trước đây vẫn neo đậu tránh bão tại đây phải di chuyển nơi khác. Nếu tình hình diễn biến bão lũ như hiện nay, khả năng cảng cá phường 6 sẽ không bảo đảm an toàn cho hết mùa mưa này”.

TT-Huế: Một ngư dân bị sóng hất xuống biển

Thực hiện công điện số 05 CĐ/PCLB của Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh, Bộ đội biên phòng tỉnh đã tổ chức bắn pháo hiệu, phối hợp với các địa phương trong tỉnh kêu gọi tàu thuyền đánh bắt trên biển về nơi trú ẩn an toàn.

 

c
 Cảng cá phường Tuy Hoà bi sạt lở nghiêm trọng. Ảnh: Trình Kế.

Nhờ đó, đến 10h ngày 1/10, tất cả 29 phương tiện/260 ngư dân của tỉnh Thừa Thiên Huế đã được gọi vào bờ trú ẩn an toàn.

 

Ban chỉ huy PCLB và TKCN tỉnh kiên quyết không cho các phương tiện khác trong bờ ra khơi. Đồng thời, giúp đỡ người dân chằng néo nhà cửa, bảo vệ tính mạng và tài sản, chuẩn bị để di dời ngay khi cần thiết. Trong đó, đặc biệt chú ý vào những vùng thấp trũng, sạt lở ven biển.

Tin từ Bộ chỉ huy Biên phòng tỉnh TT - Huế: Tàu QNg4656 do ông Lê Quang thường trú ở Quảng Ngãi làm thuyền trưởng, trên đường vào trú bão tại thị trấn Thuận An tỉnh TT - Huế đến phao số 0 cửa biển Thuận An, do sóng to đã hất anh Phan Văn Sơn 36 tuổi quê ở thôn Tân An, thị trấn Thuận An, tỉnh TT - Huế là thuyền viên trên tàu rơi xuống biển. 

Giữa hai dòng nước cộng với sóng to, tàu QNg4656 không thể tìm kiếm cứu người bị nạn được.

Trước tình hình đó Bộ chỉ huy Biên phòng tỉnh TT - Huế đã chỉ đạo Hải đội 2 Biên phòng xuất kích tàu tuần tiễu BP 31-11-01 cùng 10 cán bộ để tổ chức Tìm kiếm cứu nạn khu vực người bị rơi xuống biển.

 

Nhưng đến nay mọi nỗ lực của cán bộ chiến sĩ biên phòng tỉnh đang dần lịm tắt bởi mỗi lúc sóng biển một lớn hơn do bão số 5 đang tiến gần vào bờ.

Đà Nẵng: Kêu gọi 133 tàu thuyền vào bờ

Theo Bộ đội Biên phòng Đà Nẵng, tính đến trưa 1/10, đã có 133 tàu thuyền của ngư dân Đà Nẵng vào bờ neo đậu an toàn, hiện còn 189 phương tiện với 1.468 lao động đang hoạt động trên biển. Trong đó 16 tàu với 380 lao động đang trên đường vào bờ và di chuyển khỏi khu vực ảnh hưởng của bão, 173 phương tiện với 1.088 lao động đang đánh bắt ở vùng biển Hoàng Sa, Hải Phòng, Quảng Trị, Huế…

 

Đến thời điểm này, Bộ đội Biên phòng Đà Nẵng đã liên lạc được với tất cả tàu thuyền của ngư dân TP đang hoạt động trên biển, đồng thời thông báo cho gia đình chủ phương tiện về vị trí, hướng di chuyển của bão để báo cho tàu thuyền của mình tìm cách trú ẩn.

  • H.Minh - Hải Châu - Vũ Trung - Trình Kế - Hồ Việt

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,