221
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
971402
Đùa giỡn tử thần trên những chuyến tàu cánh ngầm
1
Article
null
Đùa giỡn tử thần trên những chuyến tàu cánh ngầm
,

(VietNamNet) - Phần lớn tàu cánh ngầm (tàu khách tốc độ cao) đang hoạt động đều đã cũ, có tuổi thọ trên 20 năm. Liệu hành khách đi tàu có an toàn?

Bát nháo trên tàu

Từ bến tàu TP. Vũng Tàu, chúng tôi mua vé của hãng tàu cánh ngầm V để về lại TP.HCM sau chuyến công tác.

Cô nhân viên duyên dáng trong tà áo dài sau khi phát cho mỗi hành khách chai nước khoáng liền “biến” mất tăm, không dặn dò gì thêm.

d
Ra mạn tàu hóng mát - cảnh thường thấy trên các chuyến tàu cánh ngầm tuyến TP.HCM - Vũng Tàu.

Rời bến khoảng 15 phút, tàu tăng tốc. Một vài hành khách rời ghế lục tục bước ra mạn tàu, nơi nằm giữa khoang trước và khoang sau ngắm cảnh sông nước, hút thuốc.

Một thanh niên vươn người ra ngoài mặc cho gió thốc vào mặt. Chúng tôi gọi giật người thanh niên này lại sau khi phát hiện chốt cài hai cánh cửa nhỏ đã bung ra tự bao giờ.

Nhiều lần từ đi tàu cánh ngầm từ TP.HCM về Vũng Tàu công tác, chúng tôi đều gặp cảnh ngồi đứng trên mạn tàu như thế.

Theo ông Trần Đắc Sửu, Cục trưởng Cục Đường sông Việt Nam, thời gian gần đây, hoạt động vận tải bằng tàu khách tốc độ cao vi phạm một số quy định như thiếu kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ, để cho hành khách xô đẩy, chen lấn khi xuống tàu, nhiều người không có ghế, thậm chí còn cho phép hành khách (kể cả khách du lịch nước ngoài) nằm, ngồi, đi lại trên khoang thượng, gây mất an toàn, vi phạm nghiêm trọng luật pháp về trật tự an toàn giao thông.

Tình trạng này thường xảy ra vào những ngày lễ, ngày nghỉ cuối tuần trên một số tuyến tàu khách tốc độ cao tại Hải Phòng - Cát Bà, Hạ Long - Móng Cái, TP.HCM - Vũng Tàu...

Về thực trạng trên các chuyến tàu cao tốc TP.HCM - Vũng Tàu, ông Bùi Đức Thiện, Phó Chi cục trưởng Chi cục đường sông TP.HCM cho biết khi tàu xuất bến đều có lực lượng kiểm tra nên tình trạng khách không có ghế ngồi, quá tải không xảy ra ở tuyến này.

Tuy nhiên, ông Thiện nói trong các chuyến tàu, vẫn còn tình trạng hành khách ra ngoài khoang tàu thăm quan. “Đi ra ngoài khoang là không đảm bảo an toàn cho hành khách. Bởi lẽ, khi vận hành, tàu cánh ngầm chạy tốc độ cao, nếu gặp sóng, ngã chân xuống nước hành khách sẽ gặp nguy hiểm” - ông Thiện nói.

“Tàu cánh ngầm đã hoạt động tại TP.HCM gần 10 năm nay. Thời gian đầu, tiếp viên, thuyền trưởng còn khuyến cáo hành khách rất nghiêm chỉnh nhưng gần đây, việc nhắc nhở này đã dần buông lỏng và bị xem thường”. 

Đa số tàu cánh ngầm đều cũ

Một khuyến cáo do Cục Đường sông đưa ra khiến nhiều hành khách đi tàu cao tốc phải giật mình: “Hầu hết, các phương tiện đều đã cũ, sau thời gian khai thác bị xuống cấp, chỉ sửa chữa chắp vá, không thực hiện chế độ bảo dưỡng, sửa chữa định kỳ theo quy định...”.

Cục Đường sông cho biết, vì những nguyên nhân trên nên không ít tàu bị hỏng máy hoặc gặp phải sự cố kỹ thuật khác trong hành trình. Điều này tạo nên tâm lý lo sợ, không yên tâm cho hành khách khi đi tàu.

Một nguồn tin (xin giấu tên) của VietNamNet khẳng định, 100% tàu cao tốc đang hoạt động tại VN là tàu cũ, có tuổi thọ trên 20 năm do Nga, U-krai-na sản xuất.

Do nhu cầu về vận tải hành khách trên đường sông nên phần lớn các tàu cũ khi nhập về đều được Bộ GTVT chấp thuận. Những tàu cũ này sau khi về đến VN được nhà đầu tư cải tạo cho phù hợp với nhu cầu sử dụng.

Đầu năm 2007, Sở GTCC TP.HCM phối hợp với Cảng vụ Sài Gòn hình thành đề án thí điểm ứng cứu sự cố trên sông. Tuy nhiên đề án này hiện đang rơi vào thế bế tắc. Ông Nguyễn Vũ Khuê, Ủy viên thường trực Ban An toàn giao thông TP.HCM cho biết: “Đề án chưa thể triển khai vì thiếu kinh phí”.

Thường thấy nhất là thay máy, thay hệ động lực, trục láp, sử dụng chân vịt gia công trong nước, thay kính (từ hai lớp kính thành một lớp), thiết kế lại nội thất... Do sử dụng thiết bị không đồng nhất nên chuyện tàu cánh ngầm gặp phải sự cố trong lúc hoạt động là điều khó tránh khỏi.

Gần đây nhất là sự cố tàu cánh ngầm của hãng Vina Express thuộc Công ty Dịch vụ hàng hải và du lịch Sài Gòn trong lúc chạy từ Vũng Tàu về TP.HCM đã bị sóng đánh vỡ kính gây hoảng loạn cho hàng chục hành khách có mặt trên tàu. Năm 2004-2006, hàng loạt sự cố tàu cánh ngầm chết máy giữa đường đã khiến dư luận xôn xao.

Ông Bùi Đức Thiện cho biết hiện nay tàu cánh ngầm phổ biến có hai dạng: một động cơ và hai động cơ, tương ứng với một chân vịt và hai chân vịt. 

d
Tàu cánh ngầm hoạt động trên sông Sài Gòn.

Đối với những tàu cánh ngầm một chân vịt, khi gặp sự cố, tàu vẫn có thể về bến được dù tốc độ có chậm hơn. Đối với tàu cánh ngầm một máy, một chân vịt, khi gặp sự cố giữa đường, khó có khả năng di chuyển. Các hãng tàu tại TP.HCM thường sử dụng loại tàu một động cơ. “Trong khi đó, sông Sài Gòn rất rộng và lực lượng cứu hộ thường không linh hoạt. Nên nếu xảy ra tai nạn rất khó ứng cứu kịp thời” - ông Thiện băn khoăn.   

Theo khuyến cáo của ông Thiện, tuy tàu cánh ngầm được coi là phương tiện giao thông đường thủy an toàn nhất nhưng với diễn biến thời tiết phức tạp, không thuận lợi như hiện nay, nhiều khả năng bão có thể dịch chuyển về phương Nam. Tàu cánh ngầm hoạt động ở điều kiện mưa bão, gió cấp 4, cấp 5 là rất nguy hiểm. Do vậy, các hãng tàu cần tuân thủ nghiêm túc yêu cầu của cảng vụ ở hai đầu bến.

Về tính an toàn của loại phương tiện này, ông Thiện trấn an: Trên tuyến TP.HCM – Vũng Tàu, tàu cánh ngầm đã hoạt động gần 10 năm. Mặc dù có xảy ra một số sự cố nhưng đến nay, tàu cánh ngầm vẫn được xem là an toàn, tính chống chìm rất cao, mỗi năm vận chuyển trên 500 lượt khách. “Tuy nhiên, cần tăng cường hơn nữa ý thức chấp hành các biện pháp an toàn khi đi tàu cánh ngầm” - ông Thiện nói.

Trần Duy

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,