221
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
961894
Tiêu huỷ ngay heo bệnh ở Đà Nẵng, Quảng Ngãi
1
Article
null
Tiêu huỷ ngay heo bệnh ở Đà Nẵng, Quảng Ngãi
,

(VietNamNet) - Bộ trưởng NN-PTNT vừa yêu cầu tiêu huỷ ngay 100% heo mắc bệnh tai xanh ở Đà Nẵng, Quảng Ngãi - hai địa phương dịch chưa lây lan rộng. 

Nhập mô tả vào đây

Lãnh đạo Bộ NN-PTNT yêu cầu TP. Đà Nẵng cho tiêu huỷ hết số heo đang nhiễm bệnh "tai xanh" chứ không để người dân tiếp tục điều trị kéo dài (Ảnh: HC)

Tại cuộc họp Ban chỉ đạo quốc gia Phòng chống dịch cúm gia cầm chiều 24/7, Bộ trưởng Cao Đức Phát cho rằng, làm như vậy mới tiêu diệt triệt để được nguồn bệnh do loại virus này không chữa trị triệt để được, mà tiêm văc-xin cũng không đạt hiệu quả cao.

Riêng tại Quảng Nam, do dịch đã lan quá rộng (68 xã), chỉ còn cách bao vây, khoanh vùng để chữa (tăng sức đề kháng, tiêm kháng sinh cho lợn); nếu không chữa được phải tiêu huỷ ngay để tránh bệnh thứ phát. Virus có thể tồn tại trong con lợn 7-10 ngày, nên trong quá trình chữa trị, cần đề phòng vì con lợn vẫn có khả năng lây lan. 

Ông Phát cho biết, Bộ NN-PTNT đã báo cáo tình hình dịch tai xanh lên Thủ tướng Chính phủ, kiến nghị hỗ trợ 10.000 đồng/kg đối với lợn bị tiêu huỷ và tiền thuốc điều trị những con lợn có thể chữa được. Tuy nhiên, Quảng Nam cần tập trung lực lượng thú y mua đúng thuốc, giá tận gốc, đến tiêm cho từng hộ chăn hộ vì hiện bà con thậm chí còn không biết họ tiêm thuốc gì, giá như thế nào. 

Ông Phát hy vọng, việc tập trung chữa chạy cho lợn vừa giúp người chăn nuôi giảm thiểu thiệt hại, vừa tránh tình trạng bán chạy lợn bệnh gây phát tán mầm bệnh ra ngoài.  

Đà Nẵng: Tiêu hủy 100% heo bệnh từ 25/7

Theo chỉ đạo của
của Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Bùi Bá Bổng với UBND TP. Đà Nẵng ngày 24/7, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Trần Phước Chính chỉ đạo các địa phương, ban ngành liên quan vận động người dân tiêu huỷ số heo bệnh còn lại kể từ ngày mai 25/7.

Việc tiêu huỷ sẽ được tiến hành rải rác tại những địa điểm hợp lý, không tập trung vào một chỗ để tránh gây ảnh hưởng xấu đến môi trường.

 

Dịch bệnh tai xanh trên heo bùng phát tại Đà Nẵng từ ngày 5/7, đến nay đã có 7 xã, phường ở huyện Hoà Vang và quận Cẩm Lệ phát hiện có heo nhiễm bệnh với tổng số 389 con ở 101 hộ chăn nuôi. Trong đó đã có 21 con chết, đang tiếp tục điều trị 81 con.

 

d
Thương lái chuyển heo từ vùng dịch đưa đi tiêu thụ. Ảnh: V.Trung
Lãnh đạo TP. Đà Nẵng thừa nhận việc triển khai công tác phòng chống dịch trong thời gian đầu còn lúng túng, công tác giám sát chưa kỹ. Do vậy, trong khi TP tập trung chặn dịch lây lan từ Quảng Nam theo hướng nam (từ Điện Bàn, Hội An theo tuyến QL 1A) thì dịch lại lây lan theo hướng tây (từ Đại Lộc xuống theo QL14B). Bên cạnh đó, công tácc kiểm soát việc vận chuyển heo từ vùng dịch vào địa bàn TP cũng có lúc, có nơi chưa thật chặt chẽ, cần rút kinh nghiệm.

 

Tuy nhiên, nhờ triển khai các biện pháp khá quyết liệt trong khoảng 10 ngày qua nên từ ngày 17/7 đến nay, trên địa bàn không có thêm trường hợp nào heo bị nhiễm bệnh. Toàn bộ số heo chết đều được đem chôn chứ không xảy ra tình trạng vứt xác xuống sông, suối.

 

Chiều 23/7, Thường trực UBND TP. Đà Nẵng đã quyết định ứng 200 triệu đồng cho công tác phòng chống dịch. Đến 17h cùng ngày, quận Cẩm Lệ và huyện Hoà Vang đã tổ chức tiêu huỷ 25 con heo bị bệnh nặng kéo dài. Ngoài ra, các lực lượng chức năng cũng đã kiểm tra, tịch thu và tiêu huỷ 12 con heo (chủ yếu từ Quảng Nam) nhập lén vào Đà Nẵng. Hiện ở các địa phương còn một số hộ đăng ký tiêu huỷ 13 con heo, tuy nhiên TP. Đà Nẵng sẽ rà soát để tổ chức tiêu huỷ, tránh hiện tượng báo dịch giả.

 

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Bùi Bá Bổng đánh giá, so với Quảng Nam thì mức độ dịch heo “tai xanh” ở Đà Nẵng không nghiêm trọng bằng song không phải không có những dấu hiệu của nguy cơ bùng phát mạnh, do đây là thị trường tiêu thụ rất lớn nguồn heo từ các nơi nhập về. Do vậy, ông đề nghị lãnh đạo TP. Đà Nẵng cần tập trung tăng cường công tác kiểm soát, ngăn chặn việc vận chuyển heo từ các vùng dịch vào địa bàn TP.

 

Đồng thời, Thứ trưởng đề nghị lãnh đạo TP. Đà Nẵng sớm cho tiêu huỷ dứt điểm số heo bệnh còn lại (81 con) chứ không nên để người dân tiếp tục điều trị kéo dài, nhất là với số heo nái thì dù có lành bệnh vẫn còn mang mầm mống dịch và sẽ lan truyền sang heo con. “Số tiền hỗ trợ 10.000 đồng/kg không lớn so với vấn đề sức khoẻ cộng đồng, nhất là khi Đà Nẵng là một TP du lịch” - Thứ trưởng Bùi Bá Bổng nói.

 

Tuy nhiên, ông cũng lưu ý tránh cách làm cực đoan như một số địa phương khác là một vài con heo bị bệnh thì tiêu huỷ cả chuồng vài chục con, vừa không đúng với chỉ đạo của Bộ NN-PTNT vừa gây thiệt hại lớn cho người chăn nuôi lẫn nền kinh tế địa phương. Theo Thứ trưởng Bùi Bá Bổng, điểm dịch của Đà Nẵng bùng phát nhỏ lẻ nên cơ quan thú y phối hợp với các địa phương tổ chức phun thuốc khử trùng tại các chuồng trại phát sinh dịch. Chỉ con heo nào bị dịch mới tổ chức tiêu huỷ chứ không tiêu huỷ cả đàn. Riêng các vùng không có dịch thì tiếp tục cho lưu thông heo chứ không “cấm cửa”.

c
Tiêu hủy heo chết dịch ở Quảng Ngãi. Ảnh: H.Minh
Quảng Ngãi: Thêm 1 huyện có dịch

Theo thông báo mới nhất của Chi cục Thú y tỉnh Quảng Ngãi, dịch heo tai xanh từ thôn La Châu, xã Nghĩa Trung, huyện Tư Nghĩa đã lây lan sang thôn An Hoà 1 và có nguy cơ lây sang xã  giáp ranh là xã Hành Trung, huyện Nghĩa Hành.

Tại xã Nghĩa Trung, hiện có 6 chốt kiểm dịch không cho vận chuyển heo ra vào vùng dịch. Tuy nhiên tình hình dịch bệnh trên địa bàn xã vẫn còn diễn biến phức tạp. Số lượng heo có nguy cơ mắc bệnh ngày càng tăng. 

Ngày 23/7 xã Nghĩa Trung đã có thêm 34 con heo bị bệnh tai xanh bị tiêu huỷ. Như vậy, tính đến nay chính quyền và ngành chức năng ở xã đã tổ chức tiêu huỷ 81 con heo bị bệnh tai xanh.
 
Trước tình hình dịch tai xanh trên địa bàn tỉnh đang diễn biến theo chiều hướng xấu, tỉnh Quảng Ngãi đã yêu cầu huy động toàn bộ các lực lượng trong hệ thống chính trị để tham gia tổ chức phòng, chống dịch. Các khu vực nhạy cảm như các xã giáp ranh với Quảng Nam thuộc các huyện Bình Sơn, Trà Bồng, Tây Trà, các tụ điểm tập kết buôn bán lợn, bến xe, các cửa sông, cảng biển, chợ được giám sát chặt chẽ.

Trước mắt, tỉnh Quảng Ngãi chi hỗ trợ cho các chủ chăn nuôi có lợn buộc phải tiêu huỷ với mức 50.000 đồng/con.

Theo ghi nhận của PV VietNamNet tại Quảng Ngãi, hiện tại việc giết mổ, mua bán thịt lợn tại các chợ ở Quảng Ngãi vẫn diễn ra bình thường; tuy nhiên sức mua ở chợ TP. Quảng Ngãi và huyện Tư Nghĩa (nơi vừa bùng phát dịch heo tai xanh) giảm đáng kể. Tại các đám giỗ chạp, tiệc cưới, đặc biệt là tại các nhà hàng, khách sạn, các món ăn được chế biến từ thịt heo đã bị loại ra khỏi thực đơn. 

  • Hải Châu - H.Yên - H.Minh
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,