221
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
957954
TP.HCM: "Phập phồng" sạt lở ven sông
1
Article
null
TP.HCM: 'Phập phồng' sạt lở ven sông
,

(VietNamNet) - Nhiều căn nhà sát sông tại quận Bình Thạnh, huyện Nhà Bè, Bình Chánh tiếp tục lọt sông; tài sản, tiền bạc của người dân "đội nón ra đi".  

Đất lở 

23h ngày 13/7, chòm xóm đã ngủ yên. Trong nhà, bà Trần Thị Hối (70 tuổi, chủ hộ 1/14, ấp 1, xã Nhơn Đức, huyện Nhà Bè) cùng hai con gái và các cháu ngoại đang say ngủ, bỗng giật mình bởi nhiều tiếng động lạ. Ngoài sân, cây cối ngã rạp, trụ điện hạ thế đổ nhào, đất từ từ oằn xuống rồi ập xuống sông, để lại những đám bọt sủi lên sùng sục.

Tính từ bờ sông Mương Chuối, vết sạt lở ăn sâu vào sân nhà 15m. Khoảng sân vườn rộng 600m2 cùng hoa màu nhà bà Hối chìm sâu xuống dòng nước. Cả nhà bà Hối hoảng hốt. Nhiều vết nứt ngang dọc chạy ngoằn ngoèo trên mặt đất tiến sâu vào căn nhà bà đang ở. Trong đêm tối, cả nhà lục tục dọn dẹp đồ đạc di dời đến nơi an toàn. 

Vụ sạt lở tại nhà bà Trần Thị Hối, xã Nhơn Đức, huyện Nhà Bè  đêm 13/7.
Vụ sạt lở tại nhà bà Trần Thị Hối, xã Nhơn Đức, huyện Nhà Bè đêm 13/7.
“Khu vực này nằm trong danh sách vùng cảnh báo nguy hiểm, có nguy cơ sạt lở cao của Khu đường sông” - ông Nguyễn Ngọc Thảo, Chủ tịch UBND xã Nhơn Đức nói. “Chúng tôi đã kịp thời hỗ trợ tiền bạc di dời người dân đến nơi an toàn”.

Cùng thời điểm nói trên, bốn căn nhà đã sạt lở vào ngày 29/6 thuộc bờ hữu kênh Thanh Đa, phường 26, quận Bình Thạnh tiếp tục sập sâu vào bên trong từ 4 - 5m. Phần móng những căn nhà cấp 3, cấp 4 không còn đất bám trụ khiến tường nhà lơ lửng sẵn sàng sập đổ bất cứ lúc nào. Cũng tại quận Bình Thạnh, đêm qua, hàng chục mét đất nông nghiệp gần bến đò Bình Quới thuộc phường 28 bị kéo sạt xuống sông.

Ông Lê Hoàng Minh, Giám đốc Khu đường sông nhận định, toàn bộ các căn nhà sạt lở ở phường 26 hiện đã xuất hiện vết nứt sâu, rộng. Vết nứt kéo dài ra vỉa hè đường Tầm Vu (đường Xô Viết Nghệ Tĩnh mới). “Nguy cơ sạt lở khu vực này là rất lớn” - ông Minh nói. “Phạm vi sạt lở có thể mở rộng đến đường Tầm Vu”. 

Ông Minh cho biết, qua tham khảo lịch thủy triều, từ 22h đêm đến 1h sáng các ngày từ 14/7 đến 18/7 - thời điểm thủy triều xuống thấp nhất - khả năng sạt lở bờ sông Thanh Đa rất lớn. Do vậy để giảm thiểu nguy cơ sạt lở đất, cần phải tiến hành tháo dỡ các căn nhà trong khu vực nguy cơ sạt lở cao. 

Người lo 

Trong những năm qua, hiện tượng sạt lở đất ven bờ sông xảy ra vào các tháng giữa mùa khô đến các tháng đầu mùa mưa đã gây thiệt hại về người, tài sản của nhà nước và nhân dân tại một số quận, huyện như: quận 2, 9, Bình Thạnh, Thủ Đức, huyện Nhà Bè, Cần Giờ... Hàng trăm hộ dân mất chỗ ở, phải sống tạm bợ, cuộc sống khó khăn bộn bề. 

Theo thống kê của Khu đường sông, toàn thành phố có đến 114 địa điểm có nguy cơ xảy ra sạt lở, phân bổ dọc theo 8 tuyến sông rạch.
 

Sát bờ sông rạch Xóm Củi, xã Bình Hưng huyện Bình Chánh, nhà nứt nẻ, một phần chìm xuống sông, 40 nhân khẩu có cả trẻ em và người già tại đây hiện phải sống tạm bợ trong những túp lều dựng vội bằng những cây gỗ mái tôn sót lại chưa chìm xuống sông. Cuộc sống sinh hoạt khó khăn chật vật. 

Chiều 14/7, trở lại địa điểm sạt lở làm sập 15 căn nhà hôm 26/6 tại phường 26, quận Bình Thạnh, PV VietNamNet chứng kiến cảnh người dân dọn dẹp đồ dùng, sinh hoạt chưa bị rớt xuống sông dời đến tá túc ở nhờ nhà người thân. Đồ đạc còn lại không nhiều, dăm ba cái chăn, mền, giường chiếu còn sót lại. 

Anh Lê Hoàng Khánh, chủ 3 căn nhà mang chung số 801/74 Xô Viết Nghệ Tĩnh lắc đầu ngao ngán cho biết không còn thứ gì quý giá.
 

4 trong số 15 căn nhà đã sập ở phường 26, quận Bình Thạnh tiếp tục bị sạt lở sâu thêm từ 4-5m.
4 trong số 15 căn nhà đã sập ở phường 26, quận Bình Thạnh tiếp tục bị sạt lở sâu thêm từ 4-5m. (Ảnh chụp lúc 16h, ngày 14/7/2007).
UBND quận Bình Thạnh đã có chủ trương hỗ trợ các hộ dân bị ảnh hưởng. Một số hộ dân ở khu vực sạt lở phường 26 đã được UBND quận Bình Thạnh bố trí chỗ ở. Đối với những hộ dân không có người thân tá túc, không thuê được nhà, quận bố trí tạm cư tại một chung cư ở phường 2, quận Bình Thạnh. 

Riêng các hộ dân thuê nhà, trong tháng đầu tiên, quận sẽ hỗ trợ 700.000đ/tháng/hộ (đối với hộ có 4 nhân khẩu), nếu có từ 5 nhân khẩu trở lên sẽ được hỗ trợ thêm 150.000đ/người/tháng. Số tiền ít ỏi, không đáng là bao!
 

Tuy vậy, cho đến nay, nhiều hộ dân vẫn chưa thể kiếm được chỗ ở, đành phải sống nhờ hàng xóm. “Đã gần nửa tháng rồi còn gì nhưng chúng tôi vẫn không có nhà ở” - chị Lê Thị Yến Sương lo lắng nói. 

Trao đổi với PV VietNamNet, bà Đặng Thị Quỳnh Như, Phó Chủ tịch UBND phường 26 cho biết: Do UBND quận Bình Thạnh chưa ký quyết định giao nhà, vì thế chưa thể bố trí chỗ ở cho người dân. “Đầu tuần tới, chúng tôi sẽ bố trí ngay chỗ ở cho người dân có nhu cầu” - bà Như nói. 

Theo Ban chỉ huy phòng chống lụt bão TP.HCM, kết quả khảo sát “Đo đạc giám sát diễn biến lòng dẫn, bồi lắp, sạt lở” và một số nghiên cứu liên quan của Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam cho thấy: Hiện nay hệ thống sông Đồng Nai, Sài Gòn có một số khu vực có nguy cơ sạt lở rất cao. Đây là những khu vực bờ sông, có nhiều công trình bảo vệ bờ đã xây dựng những năm trước đây đang trong tình trạng mất ổn định, tiềm ẩn nguy cơ sụp đổ khi gặp điều kiện thủy văn bất lợi. 

Bờ sông sạt lở, thiếu chỗ ở, người dân chưa biết đi đâu, về đâu. Trong khi đó, các dự án chống sạt lở đa phần còn nằm trên giấy. 

  • Trần Duy
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
,
,
,