221
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
954026
Nhiều "búa thần" giúp "tận diệt" rừng Khe Diên?
1
Article
null
Nhiều 'búa thần' giúp 'tận diệt' rừng Khe Diên?
,

(VietNamNet) - Liên tục trong những ngày qua, chúng tôi đã có nhiều cuộc tiếp xúc với lãnh đạo của ngành chức năng Quảng Nam để tìm hiểu những khuất tất phía sau vụ phá rừng qui mô lớn này!

>> "Máu" rừng Khe Diên (Quảng Nam) đã chảy như thế nào?
>> "Tận diệt" rừng Khe Diên: Huyện "phù phép" sai phạm?

Chuyện từ cây búa "thần"

’Nhừng
Những bãi gỗ đã được đóng búa "hợp thức hoá". Có được số gỗ như thế này, bao nhiêu cánh rừng đã bị hạ? Ảnh: Kỳ Nhân

Theo tài liệu VietNamNet thu thập được cho thấy, Lê Văn Ngọc - Giám đốc Công ty TNHH Ngọc Sơn đã mở được con đường thủ tục hành chính từ Hợp đồng giao khoán trọn gói quyền khai thác gỗ tại Khe Diên. 

Sơn đã ký kết hợp đồng với Công ty Lâm đặc sản xuất khẩu Quảng Nam (CTLĐSXK) thực hiện khảo sát, thiết kế khai thác gỗ tận thu. Trong khi công ty này không có chức năng tư vấn, thiết kế việc khai thác gỗ.

Điều trớ trêu là dù biết Công ty Lâm đặc sản xuất khẩu Quảng Nam không có chức năng này, nhưng Chi cục Lâm nghiệp Quảng Nam vẫn tham mưu Sở NN và PTNT cho phép hai công ty ký kết hợp đồng khảo sát, thiết kế khai thác gỗ.

Trong quá trình thiết kế khai thác gỗ, CTLĐSXK giao toàn bộ công việc cho ông Nguyễn Bảy là cán bộ của công ty tổ chức thiết kế, khảo sát.

Theo nguyên tắc, muốn lập hồ sơ thiết kế khai thác gỗ, công việc đầu tiên đặc biệt quan trọng là tổ chức khảo sát thực địa, lên bản đồ khu vực khai thác. Trong trường hợp này, cần áp dụng bản đồ theo hồ sơ thiết kế xây dựng nhà máy thuỷ điện Khe Diên, vì đây là trường hợp khai thác gỗ tận thu vùng lòng hồ.

Thế nhưng, Nguyễn Bảy lại không căn cứ theo bản chính của hồ sơ khảo sát thiết kế khu vực xây dựng nhà máy thủy điện Khe Diên, mà sử dụng bản vẽ photocopy không công chứng, đồng thời tự ý thiết kế thêm hồ sơ khai thác gỗ ngoài khu vực lòng hồ hơn 101ha. Đến khi Hạt kiểm lâm Quế Sơn phát hiện mới chỉnh sửa lại.

Theo ý kiến của những nhà chuyên môn, nếu trong bản đồ tỉ lệ 1/2000 chỉ cần nâng bình độ lên thêm một 1mm thì trên thực tế đập chính của nhà máy phải nâng thêm 2m, và diện tích mặt nước của hồ tăng cả trăm hecta.

Căn cứ trên hồ sơ thiết kế khai thác gỗ tận thu tại khu vực lòng hồ Khe Diên đã được Sở NN&PTNT phê duyệt, ngày 30/9/2005, ông Phan Sỹ Hùng (Trưởng Chi cục Lâm nghiệp) đã ký quyết định số 221/QĐ- CCLN giao búa bài cây (QL344) cho Công ty cổ phần lâm đặc sản xuất khẩu Quảng Nam. Không những thế, tiếp tục đến ngày 07/12/2005, Ông Phan Sỹ Hùng đã ký công văn số 279/CCLN gia hạn thời gian sử dụng búa QL344 đến hết ngày 15/1/2006.

Có quyết định giao búa, Công ty LĐSXK Quảng Nam đã giao cho Nguyễn Bảy quản lý và thực hiện bài cây theo hồ sơ thiết kế được duyệt.

Có được “búa thần” trong tay, Nguyễn Bảy và Lê Văn Ngọc bắt đầu tổ chức khai thác ồ ạt gỗ ngoài khu vực lòng hồ.

Được giao một quyền quá lớn, việc gì đến sẽ đến, chính Nguyễn Bảy đã tận tay đóng búa bài cây để hợp thức hóa toàn bộ số gỗ 94m3 khai thác trái phép trong khu rừng nguyên sinh đã bị kiểm lâm phát hiện, để hợp thức hóa thành gỗ “tận thu”.

Đồng thời không chỉ bài cây trong khu vực được phép, Nguyễn Bảy đã lợi dụng quyền hạn của mình đóng búa tran lan ra những cánh rừng ngoài phạm vi lòng hồ, tạo điều kiện cho Lê Văn Ngọc khai thác, triệt phá rừng.

Vụ việc vỡ lở - Cơ quan chức năng nói gì?

Chảy máu rừng khe Diên, trách nhiệm thuộc về ai? Ảnh: Kỳ Nhân.
Chảy máu rừng khe Diên, trách nhiệm thuộc về ai? Ảnh: Kỳ Nhân

Khi VietNamNet đặt vấn đề trách nhiệm của kiểm lâm trong vụ việc này với ông Diệp Thanh Phong (Phó Giám đốc Sở NN&PTNT, kiêm Chi cục Trưởng Kiểm lâm Quảng Nam) đã từ chối trả lời. 

Ông Phong cho rằng vụ việc đang được cơ quan điều tra công an thụ lý, mọi sai phạm của ngành chức năng phải chờ đợi cơ quan điều tra kết luận.

Theo ông Phong, đến lúc đó mới có thể trả lời về trách nhiệm của từng cá nhân của lực lượng kiểm lâm trong vụ việc này.

Tuy nhiên, trong hơn một năm ròng, Công ty Ngọc Sơn khai thác gỗ trái phép trong rừng nguyên sinh, Kiểm lâm Quảng Nam chỉ bắt giữ hai chuyến vận chuyển gỗ trái phép từ rừng Khe Diên.

Điều đáng nói hơn, là thái độ xử lý vụ việc còn quá cả nể. Vụ việc vỡ lở, lại cho rằng do có sự can thiệp của chính quyền địa phương và “không hiểu vì sao lại có giấy phép bổ sung để hợp lý hoá” (?!).

Có lẽ thái độ kiểm điểm “nghiêm túc” nhất được thực hiện trong thời điểm này là tại Chi cục Lâm nghiệp Quảng Nam.

Ông Phan Sỹ Hùng (Chi cục Trưởng Chi cục Lâm nghiệp Quảng Nam) cho biết: Ngày 3/5/2007, Chi cục đã có cuộc họp kiểm điểm toàn cơ quan về những sai phạm trong vụ khai thác rừng Khe Diên liên quan đến 4 cán bộ của Chi cục.

Trong đó, kiểm điểm làm rõ trách nhiệm của Chi cục phó Trần Hải Hà và cán bộ trực tiếp thẩm định hồ sơ khai thác gỗ Nguyễn Quang Duy.

Ông Hùng cũng cho biết, cả 4 cán bộ có liên quan đến vụ việc đã nhận rõ trách nhiệm cùng những sai phạm của mình (?!). Chi cục cũng đang chờ cơ quan điều tra kết luận những sai phạm liên quan của các cá nhân. Quan điểm của lãnh đạo chi cục là sai phạm đến đâu, xử lý đến đó theo qui định của pháp luật.

Tuy nhiên, ông Hùng lại không đề cập đến việc xử lý những sai phạm đã quá rõ ràng của những cán bộ dưới quyền, và trách nhiệm của cá nhân người đứng đầu cơ quan.

Trao đổi với VietNamNet, ông Võ Thuật (Chủ tịch UBND huyện Quế Sơn) đã không “bình luận” về vụ việc này. Theo ông, tất cả những sai phạm bước đầu đã được ngành chức năng làm rõ. Quan điểm của lãnh đạo huyện là ai làm sai người đó chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Hiện nay, UBND huyện đang chờ kết luận của cơ quan điều tra mới có thể tiến hành xử lý những cán bộ sai phạm trong vụ phá rừng qui mô lớn này. Quan điểm của ông Thuật cho biết sau khi đã có kết luận rõ ràng sẽ được UBND huyện xử lý nghiêm.

Còn ông Nguyễn Thanh Quang (Giám đốc Sở NN&PTNT) thì nói rằng: Sở sẽ xử lý nghiêm những cá nhân sai phạm sau khi có kết luận chính thức của cơ quan điều tra.

Mọi cuộc trả lời của đại diện các cơ quan liên quan đến sự việc với VietNamNet đều là “Chờ kết quả điều tra”. 

Hiện đã có kết luận của thanh tra liên ngành, các sai phạm đã được làm rõ, nhưng vẫn chưa có bất cứ một động thái xử lý cán bộ sai phạm nào được tiến hành (?).

  • Kỳ Nhân

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,