221
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
951730
Đề nghị truy tố vụ lừa XKLĐ tinh vi chưa từng có
1
Article
null
Đề nghị truy tố vụ lừa XKLĐ tinh vi chưa từng có
,

(VietNamNet) - Nhờ chiêu bài "phối hợp với Bộ Quốc phòng", một công ty không có chức năng đưa người đi XKLĐ thu 4 tỷ đồng của khoảng 40 nạn nhân ở nhiều tỉnh, hứa hẹn đưa họ sang Hàn Quốc làm việc. 

Thủ đoạn tinh vi

Phạm Hùng Tiến - GĐ Công ty cổ phần thương mại Đức Minh, SN 1946, quê ở Yên Thế, Bắc Giang, được Sở KH&ĐT Hà Nội cấp phép thành lập công ty này với chức năng kinh doanh thương mại. 

Công ty Đức Minh không có chức năng đưa người đi xuất khẩu lao động, không có hợp đồng cung ứng tuyển chọn lao động cho các doanh nghiệp nước ngoài, cũng không được sự ủy quyền hay đại diện cho đơn vị có chức năng xuất khẩu lao động. 

Nhưng dựa vào danh nghĩa công ty, Tiến đã chủ mưu cùng Phạm Thị Tuyết ( SN 1952, ở quận Long Biên, Hà Nội, PGĐ công ty) tiến hành hàng loạt các hoạt động lừa đảo đưa người đi Hàn Quốc. 

Từ tháng 5/2006, Tiến và Tuyết đã cấu kết với Lương Tuyến (tức Lương Nhật Anh, SN 1956, ở quận Ba Đình, Hà Nội) - kẻ tự nhận là cán bộ của Tổng cục 2, Bộ Quốc phòng và các “cò” lừa đảo được nhiều người. Chúng luôn mồm rêu rao với những người nhẹ dạ cả tin về khả năng đưa người đi xuất khẩu lao động của Công ty Đức Minh với sự “phối hợp” của cơ quan thuộc Bộ Quốc phòng. 

Tiến và Tuyết cũng không quên đưa “mồi” nhử về thị trường Hàn Quốc, đánh vào tâm lý chung của đa số người lao động như: công việc không đòi hỏi tay nghề cao mà vẫn có thu nhập tốt, sau một thời gian ngắn có thể thu hồi vốn...

Để cho “con mồi” thêm phần tin tưởng, nhóm lừa đảo tung ra những chính sách ảo như: ưu tiên những quân nhân xuất ngũ. Nếu người lao động là quân nhân xuất ngũ đi theo “chỉ tiêu” của Bộ Quốc phòng phải nộp 6.500 USD (nộp trước tiền đặt cọc là 3.000 USD), nếu người lao động đi theo chỉ tiêu dân sự thì phải nộp 8.000 USD (đặt cọc trước 2.000 USD). 

Các đối tượng này còn gửi nhiều giấy giả mạo chữ ký và con dấu của Cục Kinh tế, Bộ Quốc phòng, “thông báo triệu tập về trường để học tập và làm thủ tục đi làm việc tại Hàn Quốc” cho một số người có nhu cầu xuất khẩu lao động. 

Chiếm đoạt hơn 4 tỉ đồng

Với thủ đoạn nêu trên, bọn lừa đảo đã thu tiền của 26 người ở nhiều tỉnh thành phố như Hà Nội, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hưng Yên, Thanh Hóa, Nghệ An... với tổng số trên 2,2 tỷ đồng và 50.000 USD. 

Tiến và Tuyết đứng ra nhận hồ sơ và thu mỗi người lao động 3.000 - 10.000 USD, với danh nghĩa “vay tiền” (có giấy biên nhận và phiếu thu), rồi chuyển cho Lương Tuyến. Ngoài ra, Lương Tuyến còn trực tiếp thu của 16 người có nhu cầu xuất khẩu lao động sang Hàn Quốc, với tổng số tiền 50.000 USD và 72 triệu đồng.

Sau khi nhận hồ sơ và tiền của những người có nhu cầu xuất khẩu lao động sang Hàn Quốc, để làm như thật, Tuyến đưa họ đi học tiếng Hàn tại nhiều trung tâm. Thực chất đây chỉ là chiêu kéo dài thời gian chờ ngày xuất cảnh. Còn thực chất, học xong rồi thì người lao động chỉ có thể chờ đợi và hy vọng ngày được sang Hàn Quốc. Họ đã không hề biết rằng mình đang là nạn nhân của một đường dây lừa đảo chuyên nghiệp.

Trước khi thu tiền, Tiến và Tuyết hứa hẹn với người lao động sẽ đảm bảo thủ tục xuất cảnh cho họ trong thời gian 3 tháng. Tuy nhiên cho đến thời điểm bị bắt, Tiến và Tuyết đã không hề đưa trường hợp nào xuất khẩu lao động sang Hàn Quốc. 

Trong số hơn 40 nạn nhân của vụ lừa đảo này có nhiều nông dân, không ít người đã phải mang “sổ đỏ” đi thế chấp ở ngân hàng. Vụ việc vỡ lở, nhiều nạn nhân đang đối diện với nguy cơ tay trắng vì nợ nần.

Xét tính nghiêm trọng của vụ việc, Công an TP.Hà Nội vừa chuyển hồ sơ, đề nghị Viện KSND TP truy tố vụ lừa đảo XKLĐ Công ty cổ phần thương mại Đức Minh.

  • Tuyết Nhung
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,