221
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
950512
Quần nhau với cúm gia cầm trong tâm dịch Bắc Giang
1
Article
null
Quần nhau với cúm gia cầm trong tâm dịch Bắc Giang
,

(VietNamNet) -  Con đường nào cũng trắng xoá vôi bột khử trùng, dựng barie kèm thông báo "Tại đây có dịch cúm gia cầm". Đội "đặc nhiệm" kín bưng trong mũ, áo, khẩu trang, ủng, đón đầu đập chết mọi con gà, vịt thả rông.

Còn thả rông, còn dịch!

a
Đường vào UBND xã Quang Châu trắng xóa vôi bột

Cuối tháng 6, PV VietNamNet có mặt tại UBND xã Quang Châu (huyện Việt Yên, Bắc Giang). Trước cổng UBND xã, vôi bột khử trùng được đổ trắng xoá ven đường. 

Tại phòng tiếp dân UBND xã, trong không khí khẩn trương chống dịch, ông Hoàng Vũ Tăng, Phó Chủ tịch UBND xã đang họp nhanh với “lực lượng chống cúm” để rút kinh nghiệm sau nhiều đợt ra quân tiêu huỷ gia cầm. “Chúng ta phải kiên quyết, không được lơ là với vịt thả rông, bởi đây là mầm mống của sự lây lan nạn dịch…” - ông Tăng nhấn mạnh. 

Sáng 25/6, đội “đặc nhiệm” chống cúm của UBND xã Quang Châu gồm 15 người mặc mũ áo kín bưng, đeo khẩu trang, chân đi ủng tiến vào thôn Nam Ngạn đón đầu đập được 30 con vịt đẻ, 26 con vịt thịt thả rông ngoài đồng. “Như vậy sau thôn Đạo Ngạn I, hôm nay Nam Ngạn cũng diệt xong” - anh Nguyễn Mạnh Hùng, cán bộ thú y xã Quang Châu cho biết.

p
Nơi đây đã từng là ao chăn nuôi thủy cầm, giờ bỏ hoang

Xã Quang Châu xuất hiện dịch cúm bắt đầu từ ngày 22/6 ở hai thôn Nam Ngạn và Đạo Ngạn I. Sau 3 ngày ra quân, đến nay toàn xã đã diệt được 10.557 con gia cầm, trong số này chủ yếu là vịt.

10h45 tại phòng phát thanh của UBND xã Quang Châu, liên tiếp phát đi những thông tin về diễn biến dịch cúm và những biện pháp phòng chống để hướng dẫn bà con chống dịch có hiệu quả. Trong đó khuyến cáo bà con không được cho gia cầm thả rông, nhất là thuỷ cầm.

"Nội bất xuất, ngoại bất nhập"

Trong khi đó, tại các ngả đường của các thôn trong xã đều dựng barie từ ngày 22/6 kèm theo thông báo: “Tại đây có dịch cúm gia cầm”. Từ ngày công bố dịch, gia cầm trong xã được phong toả, “nội bất xuất, ngoại bất nhập”, nghiêm cấm lưu chuyển. Đường làng ngõ xóm được rắc đầy vôi bột khử trùng. 

k
Đường vào xã Quang Châu

Tại hai thôn Nam Ngạn và Đạo Ngạn I chỉ trong 4 ngày đã dùng hết 8 tấn vôi bột. Ngày 25/6 xã mới mua thêm 9 tấn dự phòng. “Rút kinh nghiệm nhiều địa phương trong tỉnh những năm trước thiếu vôi bột, năm nay các hộ dân chăn nuôi gia cầm trong xã đã mua dự trữ sẵn nên không thiếu vôi” - Phó Chủ tịch UBND xã Quang Châu cho biết. 

Kiệt vốn vẫn chống dịch đến cùng

Nhờ sự dẫn đường của cán bộ thú y xã Quang Châu, chúng tôi đến gia đình anh Nguyễn Như Ngọc, thôn Đạo Ngạn I, một hộ dân có đàn vịt lớn nhất xã Quang Châu phải tiêu huỷ . Dưới cái nắng oi ả, con đường vào trang trại nhà anh Ngọc chỉ còn lác đác vài cọng lông vịt bay lượn lờ cùng bụi vôi dính vào ngọn trên bãi cỏ ven đường. Từ túp lều giữa ao, vợ chồng anh Châu ngồi thẫn thờ nhìn ra chuồng vịt. 

m
Ông Hà Đăng Huyến: 10 ngày nữa Bắc Giang mới có thể khống chế được dịch cúm.

Nhà anh Ngọc nuôi tổng cộng hơn 1.500 con vịt, anh chỉ mới bán được 600 con thì bỗng nhiên một hôm cho vịt đi đồng về thấy một vài con lăn quay ra chết. Ngay lập tức anh đã thông báo cho thú y xã xuống kiểm tra và được xác định có dấu hiệu mầm dịch H5N1, nên đã cho diệt toàn bộ cả đàn, trong đó chủ yếu là vịt đẻ. 

Gần 50 triệu đồng vay ngân hàng sắp đến hạn trả nhưng anh Ngọc vẫn chưa biết lấy đâu ra. Trong khi giá một con vịt gốc anh phải mua  50.000 đồng/con thì giá hỗ trợ của nhà nước lại quá thấp, chỉ từ 15-20.000 đồng/con. Khi nghe chồng nói đến khoản nợ sắp phải trả, vợ anh Ngọc đang pha trà mời khách oà khóc. Ước mơ nuôi vịt để thoát nghèo của vợ chồng anh Ngọc giờ đây đã bay theo…dịch cúm.    
 

May mắn hơn nhà anh Ngọc là gia đình ông Nguyễn Quang Thọ, thôn Quang Bửu, xã Quang Châu. Gia đình ông có đàn vịt 1.300 con, trong đó có 300 vịt đẻ. Sau khi phát hiện có nạn dịch, ông Thọ đã tiến hành nuôi nhốt tại nhà mà không được cho thả rông. Thế nhưng gia đình ông cũng đang “sống dở, chết dở” vì hàng ngày vẫn phải đầu tư từ 20 đến 30 kg lúa cho vịt ăn, đó là chưa kể tiền mua bột, trong khi vịt thịt và trứng lại không thể bán được nên gia đình ông cũng hết sức khó khăn. 

Tại UBND xã Quang Châu, sau nhiều ngày “lao” vào tâm dịch cùng với bà con và chính quyền nơi có dịch, ông Trương Ngọc Cảnh, Trạm phó Trạm thú y huyện Việt Yên tỏ ra khá mệt mỏi nhưng vẫn không giấu quyết tâm cùng bà con ngăn chặn, tiêu diệt tận gốc nguồn dịch. 

j
Nếu còn gia cầm thả rông, sẽ còn dịch!

“Đối với gia cầm dưới 60 ngày tuổi chúng tôi kiên quyết cho diệt toàn bộ, vì loại này rất dễ mắc dịch trong khi đối tượng này lại chưa được tiêm phòng dịch. Còn đối với vịt thả rông gặp đâu là chúng tôi cho diệt đó bất chấp đó là của nhà ai!” - ông Cảnh quyết tâm.

Tại Quang Châu, các lò ấp mổ cũng được đóng cửa ngừng hoạt động dưới sự giám sát chặt chẽ của chính quyền xã. 

Ông Hoàng Đăng Huyến, Chi cục trưởng Chi cục thú y tỉnh Bắc Giang trong những ngày này đang phải chạy đôn, chạy đáo hết các xã, huyện trong tỉnh để hướng dẫn và chỉ đạo chống dịch. Trong nỗi mệt nhọc, ông cho biết: “Phải mất ít nhất 10 ngày nữa  thì tỉnh Bắc Giang mới có thể khống chế được dịch cúm gia cầm”.

  • Bài: Vũ Điệp
    Ảnh: Phạm Hải
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,