221
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
934122
8 dư chấn động đất đã ảnh hưởng tới Việt Nam
1
Article
null
8 dư chấn động đất đã ảnh hưởng tới Việt Nam
,

(VietNamNet) - Viện Vật lý Địa cầu đến chiều nay (17/5) đã ghi nhận 8 dư chấn của trận động đất xảy ra hôm qua tại bắc Lào. Dư chấn mạnh nhất là lúc 0h8’ đạt 4,5 độ richter. Đến thời điểm này, Viện Vật lý địa cầu khẳng định, những dư chấn động đất không còn đe doạ gì tới con người, nhà cửa tại Việt Nam.

>>2 ngày tới, Hà Nội còn rung vì dư chấn động đất
>>
Hà Nội: Nhà cao tầng nháo nhác vì động đất
>>Nguy cơ động đất ở Việt Nam

images1312021_IMG_3026.jpg
Hà Nội nháo nhác vì dư chấn động đất.
Ông Nguyễn Văn Yêm, cán bộ Phòng Quan trắc địa lý (Viện Vật lý Địa cầu) cho biết, đơn vị này đã đo được 8 dư chấn xảy ra trong trận động đất tại bắc Lào có toạ độ 20,54 độ vĩ Bắc; 101,1 độ kinh Đông vào hồi 8h56’14’’ giờ GMT (tức 15h56’14’’ giờ Hà Nội) hôm qua (16/5).

4 dư chấn xảy ra vào chiều và đêm ngày 16/5, 4 dư chấn còn lại xảy ra hôm nay, khoảng 3 độ Richter trở lên.

Trong đó, theo ghi nhận của trạm quan trắc đặt tại chùa Trầm (Hà Tây), dư chấn mạnh nhất xảy ra khoảng 13h08 giờ GMT ngày 16/5 (tức 0h08 sáng nay giờ Hà Nội) đạt 4,5 độ Richter. 

Tuy nhiên, ông Yêm nói rằng, do dư chấn nhỏ, lại xảy ra vào ban đêm và cách xa Hà Nội từ 200-300 km nên người dân không cảm nhận được. Đến thời điểm này, các dư chấn xảy ra theo hướng giảm dần về năng lượng, thưa dần về thời gian. Dư chấn của trận động đất có thể tiếp tục xảy ra, nhưng yếu dần, không gây thiệt hại về người và vật chất ở Việt Nam.

Ông cũng khẳng định, trận động đất tại bắc Lào chính là "chủ chấn" (trận động đất chính) gây ra các dư chấn tại Hà Nội.

PGS.TS Nguyễn Ngọc Thuỷ, Viện trưởng Viện Vật lý địa cầu (Viện Khoa học công nghệ Việt Nam), nhận xét, trong lịch sử của những trận động đất, có những trận động đất có thể có những dư chấn kéo dài tới 5-6 tháng, hay có thể là 1 năm.

Thậm chí, tại Tuần Giáo (Điện Biên), dư chấn đã xảy ra sau 6 năm (năm 1983). Nền đất Hà Nội chính là nguyên nhân khiến cho mọi người ở khu vực này có thể cảm nhận được dư chấn, nhưng ở khu vực khác lại không. 

Theo ông Thuỷ, hiện nay, Việt Nam đã xây dựng được bản đồ động đất cho cả nước và bản đồ chi tiết cho Hà Nội với tỷ lệ 1:25.000. Ví như tại Hà Nội khu vực có nền đất xấu, lớp cát bùn sâu là Thanh Trì, Hai Bà Trưng...  nếu có động đất thì sẽ rung mạnh nhất.

Các địa phương ở Tây Bắc như Điện Biên, Sơn La, Lai Châu, Tuần Giáo, Mường La... cũng đã có bản đồ địa chất. Viện Vật lý địa cầu đang xây dựng bản đồ tại Hoà Bình, Lào Cai, Yên Bái. Tại phía Nam, nền đất vững hơn nên động đất không mạnh. Theo ghi nhận, chỉ có một trận động đất mạnh 5,3 độ richter tại ngoài khơi Vũng Tàu. Bản đồ động đất của TP.HCM dự kiến sẽ hoàn thành trong năm nay. 

Sau đó, Viện sẽ triển khai làm bản đồ động đất cho tất cả các địa phương trên toàn quốc. Thông thường, mất 2-3 năm mới làm xong bản đồ, với chi phí khoảng 8 tỷ đồng/bản đồ. 

Từ năm 1900 trở lại đây, Việt Nam đã ghi nhận những trận động đất lớn vào các năm 1935, 1942 tại Điện Biên; 1964 tại Yên Thế (Bắc Giang); 1983 tại Tuần Giáo (Lai Châu); 2001 tại Điện Biên. Mới đây nhất là hai trận động đất liên tiếp vào ngày 17/2 và 19/2/2006 tại huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An, mạnh 4,9 độ Richter.

  • Hà Yên
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,