221
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
931590
Trẻ chết khi tiêm vắc-xin do có cơ địa nhạy cảm
1
Article
null
Trẻ chết khi tiêm vắc-xin do có cơ địa nhạy cảm
,

(VietNamNet) - Trao đổi về sự cố 3 trẻ sơ sinh tử vong và 1 trẻ sốc nặng sau khi tiêm loại vắc xin này, PGS.TS Nguyễn Trần Hiển - Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung Ương cho biết: "Trong khi chờ kết quả kiểm nghiệm lô vắc xin "có vấn đề" và vận động một số tổ chức quốc tế tài trợ bổ sung, trẻ sinh trong 1-2 tháng tới sẽ không tiêm vắc xin viêm gan B".

>> TP.HCM: Tiêm vắc-xin viêm gan B, một trẻ sơ sinh tử vong
>> Hà Tĩnh: Hai trẻ sơ sinh chết do tiêm phòng
>> Ngừng tiêm vắc-xin viêm gan siêu vi B trên toàn quốc

Hiển Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư

PGS.TS Nguyễn Trần Hiển: "3 trường hợp trẻ tử vong là đầu tiên và rất đáng tiếc; các cháu có cơ địa quá nhạy cảm".

- Chỉ trong 3 tuần cuối tháng 4 đầu tháng 5/2007, ở Việt Nam đã có 3 trẻ sơ sinh tử vong và một trẻ sốc nặng sau khi tiêm vắc xin siêu vi viêm gan B nhập từ Hàn Quốc. Xin PGS cho biết trong lịch sử ngành nghiên cứu - ứng dụng vắc xin đã từng xảy ra trường hợp nào như vậy chưa?

Theo nghiên cứu thì chưa từng có hiện tượng như vậy xảy ra trong lịch sử. Ba trường hợp trẻ tử vong vừa rồi là đầu tiên và rất đáng tiếc. Theo chúng tôi, nguy cơ cao nhất vẫn là những trẻ này bị sốc phản vệ sau tiêm. Những trẻ này có cơ địa nhạy cảm, và đã phản ứng mạnh, rồi tử vong khi có vắc xin tiêm vào cơ thể.  

- Sau sự cố vừa qua, dư luận hết sức lo ngại về độ an toàn của vắc xin nhập ngoại. Ông có thể mô tả quy trình nhập khẩu, bảo quản, kiểm soát chất lượng và lưu hành vắc xin?

Cục Dược Việt Nam là cơ quan chịu trách nhiệm cấp giấy phép cho vắc xin. Trước đó, các loại vắc xin đều được kiểm định chất lượng tại mỗi nước, sau đó do các tổ chức quốc tế kiểm định. Đến Việt Nam, mỗi loại đều được kiểm định một lần nữa xem có phù hợp với điều kiện trong nước không. Tất cả đều được thử nghiệm lâm sàng trên người.

Việc đảm bảo các quy trình tiêm chủng là rất quan trọng. Có tất cả là 15 bước, gồm kiểm tra tiền sử sức khoẻ đứa trẻ, tình trạng hiện thời, chất lượng vắc xin, hạn sử dụng, các dụng cụ y tế vệ sinh … đều rất quan trọng. Nếu đảm bảo đủ các bước này thì nguy cơ hầu như không có.

- Để đảm bảo không xảy ra sự cố sau khi tiêm vắc xin siêu vi viêm gan B, sau khi ra công văn ngày 7/5 yêu cầu ngừng sử dụng vắc xin này trên toàn quốc, Viện vệ sinh dịch tễ T.Ư sẽ làm gì tiếp theo?

Trong một đến hai tuần tới, chúng tôi sẽ tiến hành điều tra toàn diện các ca bệnh. Tìm hiểu đầy đủ các nguy cơ có thể xảy ra: cơ địa của trẻ, quy trình dịch vụ tiêm chủng và chất lượng vắc xin. Vì nhu cầu vắc xin trong nước rất lớn mà tự chúng ta không cung ứng hết được, trong khi chờ đợi kết quả kiểm nghiệm lô vắc xin này, chúng tôi sẽ cố gắng vận động một số tổ chức quốc tế, các nhà tài trợ để đảm bảo đủ vắc xin cần thiết. Muốn giải quyết triệt để vấn đề này, cần từ 1 đến 2 tháng.
 

- Như vậy là các trẻ sinh ra trong thời gian này sẽ có thể không được tiêm vắc xin siêu vi viêm gan B?

Không còn cách nào khác là phải đợi. Trong hoàn cảnh này, chúng ta cần cân nhắc giữa nguy cơ và lợi ích. Tiêm sớm là tốt nhưng sau 1, 2 tháng cũng không có vấn đề gì. Một khi chưa loại trừ được nguyên nhân nào, chúng ta vẫn chọn giải pháp an toàn. Tôi khuyên mọi người không nên quá sợ hãi. Trường hợp này rất hiếm gặp thôi. Các vắc xin khác vẫn sử dụng bình thường.

  • Ngô Ngọc (thực hiện)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,