(VietNamNet) - "Nhiệm vụ của quân y vùng Trường Sa và DK1 không chỉ là phục vụ quân đội mà còn cứu chữa tất cả các trường hợp cho bà con vùng biển đảo”, Thiếu tướng Nguyễn Tiến Bình, Phó Giám đốc Học viện Quân y khẳng định khi trả lời phỏng vấn VietNamNet.
- Chuyện "lính mới" Trường Sa mổ 4 ca ruột thừa
- “Trường Sa sẽ là chỗ dựa vững chắc cho ngư dân”
- Chùm ảnh: Lính đảo Trường Sa nhận quà từ đất liền
- Triển khai công tác bầu cử trên quần đảo Trường Sa
- Cần một tầm nhìn mới về môi trường biển
- Bờ biển: Mỏ vàng khổng lồ
- Ông đánh giá sao về quân y tăng cường ra vùng biển đảo Trường Sa?
Thiếu tướng Nguyễn Tiến Bình, Phó Giám đốc Học viện Quân y: "Bất kỳ ai có vấn đề về sức khỏe, lên đảo là được giúp đỡ". |
Nhìn tổng thể hơn thấy vẫn còn rất nhiều khó khăn. Lần này về tôi sẽ có trách nhiệm báo cáo lại với đồng chí Cục trưởng Cục Quân y để có kế hoạch chu đáo hơn. Ví dụ đã xảy ra trường hợp các đồng chí hy sinh ngoài đảo, việc đưa xác về đất liền gặp rất nhiều khó khăn; những bệnh lý đặc thù của vùng sóng nước như bệnh lý thay đổi áp suất khi lặn sâu cần trang bị thêm phương tiện cứu chữa.
Về đào tạo của Học viện Quân y cũng cần có điều chỉnh, làm sao để các bác sĩ trẻ có điều kiện thực hành nhiều hơn, nhất là với chiến sĩ ra đảo. Cần trang bị những kiến thức cần thiết để có thể xử trí được các tình huống thường gặp với bộ đội và ngư dân trên đảo xa xôi.
Tuy nhiên, về lâu dài như thế vẫn chưa ổn, ví dụ một cơn đau bụng cấp có rất nhiều nguyên nhân gây ra. Không phải đau bụng nào cũng là viêm ruột thừa mà có thể chỉ là đau quặn thận, đau do rối loạn tiêu hóa hoặc vấn đề gan mật. Với một y sĩ ở đảo chìm là hết sức lo lắng, xử trí khó khăn, chỉ có thể điện vào đất liền. Không thể để người bệnh bị đau ngoài đó mà tổ quân y không xử trí được.
Tôi nghĩ trên thực, tế chẩn đoán một trường hợp có thể đúng nhưng nhiều trường hợp sai, nhiều khi đưa người bệnh vào đến đất liền bệnh tự khỏi, vừa không cần thiết, vừa gây tốn kém.
Sống ngoài khơi sóng to gió lớn, rất dễ gặp tai nạn. |
- Các tổ quân y được điều ra đảo không chỉ phục vụ cho quân đội mà phục vụ tất cả các trường hợp, nên đồng bào cũng hết sức yên tâm là khi xaỷh ra vấn đề sức khỏe thì chắc chắn được quân y giúp đỡ vì đây là nhiệm vụ đã được phân công từ đất liền.
Với kinh tế của chúng ta hiện nay thì quân y có thể được trang bị tốt hơn, thậm chí cả máy siêu âm, điện tim xách tay để cấp cứu kịp thời, tránh xảy ra trường hợp đáng tiếc.
- Thực tế quân y đã giúp đồng bào trên vùng đảo Trường Sa thế nào?
- Qua kiểm tra ở các đảo tôi thấy các đồng chí làm rất tốt. Có đảo cứu được 10-15 trường hợp như Trường Sa, lớn trong đó bộ đội chỉ chiếm 1/4 còn lại là ngư dân đánh cá vào nhờ cứu giúp. Bộ đội mình xác định rõ ràng tinh thần phục vụ đồng bào rất tốt.
- Với nhiệm vụ nặng nề như vậy thì liệu lực lượng quân y ở các đảo có mỏng quá không?
Quân số nhà dàn khu DK1 cũng chỉ được vài chục người, nhân viên y tế quá cũng không hợp lý. |
Ví dụ sự cố xảy ra ở điểm A, đợi đón được người ở điểm B và C về không phải là vài giờ mà giải quyết được, trong khi khám chữa bệnh thì thời gian là vàng. Thêm cho mỗi đảo một hai xuồng cũng là cần thiết.
- Sau chuyến đi này, ông có đề xuất gì để tăng cường năng lực cho quân y vùng biển đảo?
- Hằng năm tôi cũng tham gia trực tiếp vào chuẩn bị cho các tổ công tác đi Trường Sa. Mỗi viện quân y phụ trách 1 đảo, ví dụ: Trường Sa Lớn: Viện Quân y 175; Nam Yết: 103; Sinh Tồn Lớn: 108… Hằng năm có đổi quân, thường là vào tháng 4.
Các bác sĩ được phân công ra đảo công tác cần được tập trung trước 3 tháng để tập huấn cứu chữa những trường hợp thông thường ở ngoài đảo. Một bác sĩ cần làm 2 việc thì cần chuẩn bị cho họ làm 10 việc.
Các đồng chí mang theo vật dụng cần thiết: Thuốc men, sách vở. Cần mang theo những cẩm nang cần thiết với người bác sĩ thực hành.
Và quan trọng là giáo dục tinh thần. Các đồng chí ra đảo phải xác định nhiệm vụ thiêng liêng góp phần bảo vệ vùng biển tổ quốc. Có thể quay phim tư liệu để các tổ xem trước khi ra đảo để có hình dung cụ thể công việc mình phải làm. Tổ chức các buổi trao đổi kinh nghiêmj giữa kíp trước và kíp sau để chuẩn bị kỹ về tinh thần và vật chất.
Tướng Bình (giữa) đang kiểm tra dụng cụ y tế trên đảo Phan Vinh. |
- Có thể xây dựng trạm trung chuyển giữa các đảo, ví dụ như Côn Đảo với Quần đảo Trường Sa để đảm bảo hậu cần và kỹ thuật để rút ngắn khoảng cách với đảo để có thể hỗ trợ khi cần thiết.
Những điểm trung chuyển đó có thể là những bệnh viện dã chiến có thể thực hiện các phẫu thuật, cấp cứu bệnh nhân tốt hơn, hoặc có thể là những tàu y tế dã chiến nằm giữa biển.
Thế giới đã có những bệnh viện trên tàu, vừa đảm bảo về kỹ thuật, hậu cần. Lâu dài có lẽ như thế và điều này giúp chúng ta đỡ tốn kém hơn là cứ phải vào tận đất liền. Việc hỗ trợ, chi viện cho các đảo nhỏ sẽ nhanh chóng hơn.
Đây mới chỉ là những ý tưởng lóe lên trong đầu, tôi nghĩ cần có nghiên cứu nghiêm túc để chúng ta thực sự mạnh về y tế trên biển, góp phần vào chiến lược phát triển kinh tế biển đến 2020.
-
Phạm Tuấn (thực hiện)