221
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
924704
Chuyện "lính mới" Trường Sa mổ 4 ca ruột thừa
1
Article
null
Chuyện 'lính mới' Trường Sa mổ 4 ca ruột thừa
,

(VietNamNet) - Một bác sĩ quân y vừa ra trường, được điều ra đảo đã mổ liền 4 ca ruột thừa khiến ngay cả những người trong ngành không khỏi kinh ngạc. Đó là trường hợp anh Nguyễn Quang Đạo, bác sĩ tại Đảo Phan Vinh, một đảo nổi trong Quần đảo Trường Sa.

- “Trường Sa sẽ là chỗ dựa vững chắc cho ngư dân”
- Chùm ảnh: Lính đảo Trường Sa nhận quà từ đất liền
- Triển khai công tác bầu cử trên quần đảo Trường Sa
- Cần một tầm nhìn mới về môi trường biển 
- Bờ biển: Mỏ vàng khổng lồ

nguyentienbinh1.jpg
Kiểm tra dụng cụ y tế trên đảo Phan Vinh.

Những ngày đầu tiên ra đảo (8/2005), Đạo đã gặp ngay ca khó – một ngư dân được người thân đưa vào đảo trong tình trạng đau bụng. Đạo phải xác định nhanh xem bệnh nhân bị gì, và trong thời gian rất ngắn Đạo khẳng định là viêm ruột thừa. Không còn cách nào khác, phải mổ ngay vì không kịp đưa vào đất liền hoặc qua Trường Sa lớn.

Với viêm ruột thừa thì bác sĩ chẩn đoán bao giờ cũng kèm theo giờ. Những trường hợp mới thì rất đơn giản nhưng những trường hợp đến muộn hoặc vỡ thì gây viêm toàn bộ ổ bụng xử trí khó khăn hơn rất nhiều. Có trường hợp ruột thừa ở trung ương hẳn hoi nhưng bác sĩ tìm mấy tiếng không ra.

Giữa mênh mông biển cả, việc mổ ca ruột thừa không hề đơn giản, một mình Đạo điều khiển người gây mê, người truyền dịch, rồi tự mổ trong điều kiện gây mê không được tốt. Ca mổ diễn ra mấy tiếng đồng hồ, trong sự hồi hộp của đồng đội.

phanvinh.jpg
Bác sĩ Nguyễn Quang Đạo (bên phải) nhận giấy khen của Tổng Cục Chính trị vì những thành tích công tác.
Đạo mừng đến chảy nước mắt khi ca mổ đầu tiên thành công, anh nín thở chờ sự phục hồi của bệnh nhân và ngày ngư dân được mổ có đủ sức khỏe quay lại làm việc trở thành ngày hội lớn của Đảo.

Cũng trong năm, Đạo gặp 3 ca ruột thừa nữa và anh đã có kinh nghiệm hơn nhiều. Tuy nhiên đến ca thứ ba thì gặp sự cố, bệnh nhân được đưa đến quá muộn và Đạo quyết định phải mổ càng nhanh càng tốt. Đạo nói: Ca này ở đất liền xác suất thành công đã không cao, tuy nhiên do thể lực của người đi biển quá tốt nên mới qua được.

Sau khi gặp Đạo, Thiếu tướng Nguyễn Tiến Bình, Phó giám đốc Học viện Quân y, người trực tiếp kiểm tra y tế tại các đảo, bày tỏ sự trân trọng: Tôi rất ấn tượng với Đạo vì làm trong ngành y nhiều năm, tôi biết rằng không phải bác sĩ nào mới ra trường cũng dám cầm dao rạch bụng bệnh nhân, thậm chí công tác 5-7 năm nhưng không say sưa tìm tòi thì chưa chắc đã làm nổi, ngay cả khi có các thầy đứng sau lưng.

"Bác sĩ Đạo vừa ra trường được mấy tháng, trong điều kiện hiện nay – sinh viên nhận bằng bác sĩ khả năng còn yếu – đây là quyết tâm rất cao. Có thể có lý do khách quan, được tập huấn trước khi ra đảo nhưng cũng có thể là do không còn lựa chọn nào khác. Song, trong điều kiện như thế mà đồng chí ấy bình tĩnh cắt được ruột thừa, bệnh nhân trở lại làm việc bình thường thì quả thật là tôi cảm phục. Đây là lòng quả cảm, tự tin và bản lĩnh", Thiếu tướng Bình nói.

Chăm sóc ngư dân như người nhà

Ngoài những việc lớn như mổ xẻ được thực hiện ở các đảo nổi thì còn vô vàn những vấn đề sức khỏe ngư dân nhờ đến chiến sĩ đảo.

dalat.jpg
Y sĩ đảo Đá Lát Lê Ngọc Trai kiểm tra tủ thuốc quân y.
Y sĩ đảo Đá Lát Lê Ngọc Trai cho biết, mỗi khi ngư dân gặp vấn đề về sức khỏe, họ tìm đến đảo là được trợ giúp. Chính tay Trai đã mổ, khâu vết thương cho nhiều trường hợp ngư dân bị tai nạn.

Tại Trường Sa lớn, lãnh đạo đảo rất tự hào báo cáo đã khám chữa bệnh cho dân, cứu hộ cứu nạn dân gặp nạn. Người dân quanh đảo coi đây là bệnh viện, là trung tâm cứu hộ, nơi tiếp tế lương thực, nước ngọt…

Đảo Đá Tây cũng khắc nghiệt như bao đảo khác: Luôn phải chịu sóng to, gió lớn. Điểm thuận lợi của đảo là kết hợp tốt với Bộ Thủy sản có được Trung tâm dịch vụ nghề cá nên đây là điểm thu hút ngư dân tập trung làm ăn và cũng là ngư cần được giúp đỡ nhiều nhất.

Đảo Tốc Tan đón 1.700 lượt tàu thuyền ra đánh cá, trong năm cũng đã giúp bà con mổ một ca ruột thừa. Trên đảo không có phương tiện y tế để mổ nên anh em dùng xuồng chở gấp sang Đảo Phan Vinh.

Kỷ niệm làm anh em đảo Tốc Tan nhớ nhất là đầu năm có 3 ngư dân khỏe mạnh vào đảo xin được khám bệnh. Ngư dân coi đảo như nhà mình. Tranh thủ lúc anh em quân y khám, lính đảo hỏi thăm về tình hình ở đất liền. Khám bệnh xong những ngư dân cứ muốn nán lại trên đảo vì không ngờ anh em trên đảo tình cảm và vui tính thế.

Nghe những câu chuyện cứu dân trên đảo, tuy không gặp được nhiều tàu cá ngư dân như dự định trước khi đi nhưng trong tôi cảm giác an toàn, yên bình tràn ngập dù biển đang động cấp 6.

Nơi rèn luyện bản lĩnh và y đức

Với bác sĩ Nguyễn Quang Đạo, việc công tác tại đảo là bước ngoặt lớn nhất trong cuộc đời anh. Vừa ra trường, tháng 10/2004, anh và người yêu quyết định cưới nhau để kịp trước khi anh ra đảo. Anh tâm sự: Hai vợ chồng cố kiếm một đứa con để vợ ở nhà khỏi buồn nhưng trời chưa cho, đây là điều làm anh canh cánh nhất khi công tác tại đảo, còn những chuyện gian khổ khác không thấm vào đâu.

thuyenchai.jpg
Góc làm việc và học tập của y sĩ  Hoàng Văn Đông.
Y sĩ quân y Hoàng Văn Đông sau một tăng ra đảo đã xin ở lại thêm tăng nữa dù vợ con anh ở TP.HCM đang rất mong anh về. Anh bảo, cả năm chỉ liên lạc được về nhà một hai lần qua thư từ nhưng cứ nghĩ đến anh em gian khổ, vất vả và  trọng trách nhận được ở đảo làm anh cảm thấy tự hào và vững tâm thêm khi làm nhiệm vụ.

Hầu hết các bác sĩ, y tá quân y trên đảo khi được hỏi có lo lắng gì không, đoàn công tác chỉ nhận được câu trả lời lo lắng về thuốc men, thiết bị, phòng khi phải cứu chữa nhiều người liền một lúc. Tôi không nhận thấy sự lo lắng hay sợ hãi vô hình nào dù ngoài biến, sóng đang rất to và mỗi lần có bão thì sóng đánh tràn qua đảo.

Thiếu tướng Nguyễn Tiến Bình nhận xét: Những anh em công tác ở đảo về trưởng thành lên rất nhiều, vì đã trải qua gian khổ, sóng gió. Những khó khăn ở đất liền không thấm gì so với khó khăn nơi đây.

"Tính mạng của bệnh nhân phụ thuộc rất nhiều vào bản lĩnh thày thuốc và với những người trở về từ Trường Sa, trong người đã toát lên một bản lĩnh vững vàng để có thể tự chủ quyết định trong những trường hợp rất khẩn cấp", Tướng Bình nói.

Trong suốt chuyến công tác, ông Bình không quên dặn dò những đồng nghiệp trẻ của mình cố gắng đọc nhiều sách, rèn luyện kỹ năng… hẹn ngày anh em trở về ông được đón tiếp tại nơi đăng ký học cao học của Học viện Quân y.

  • Phạm Tuấn

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,