221
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
777886
Cầu Văn Thánh : Đập bỏ hay sửa để đối phó ?
1
Article
null
Cầu Văn Thánh : Đập bỏ hay sửa để đối phó ?
,

(VietNamNet) -  Hầu hết các chuyên gia đều mong muốn “các đơn vị liên quan có thái độ cầu thị, không né tránh trách nhiệm” và phải xem lại cả tuyến đường Nguyễn Hữu Cảnh.

 
Sau nhiều năm, cầu Văn Thánh vẵn là công trường "đang thi công". Một "con bệnh" điều trị mãi không khỏi... (Ảnh: Đ.Q)

 

>>Chỉ có thể lấp các lỗ hổng cầu Văn Thánh bằng trí tuệ
>>Những "ông Giời" nào xây cầu Văn Thánh 2?
>>Vụ cầu đường Nguyễn Hữu Cảnh -"ai" giám định?
>>Cầu Văn Thánh 2 sụt lún: ai chịu trách nhiệm?
>>Vụ cầu Văn Thánh 2: "Ai vi phạm phải bỏ tiền ra làm lại"
>>Cầu Văn Thánh 2: Cắm bảng xin lỗi nhân dân

Sau khi có mặt tại hiện trường, PGS-TS Đặng Hữu Diệp- Giám đốc Liên hiệp địa chất công trình xây dựng và môi trường đã lý giải cho hiện tượng hố sụp ở vị trí tiếp giáp giữa hầm chui Văn Thánh 2 và đường dẫn lên cầu là do quá trình xói ngầm.

Từ hố sụp đến sụp toàn diện

Theo ông Diệp, trong quá trình thi công, đơn vị thi công đã dùng  vật liệu đất đắp lẫn nhiều tạp chất và do đầm lu không chặt khiến lớp đất đắp có nhiều lỗ rỗng. Trãi qua nhiều mùa mưa, nước thấm vào. Thêm vào đó, vị trí tiếp giáp giữa đường dẫn và hầm chui có nhiều kẽ hở nên nước dễ dàng thấm lôi những hạt đất nhỏ đi và xe cộ chạy qua đã gây nên hố sụt.  

“Theo tôi, hố sụt xuất hiện là bằng chứng cho thấy chất lượng nền đất đắp không chặt. Từ hố sụt ấy, chúng ta có quyền nghi ngờ đến chất lượng nền đất đắp trên cả tuyến đường Nguyễn Hữu Cảnh. Nếu không xử lý kịp thời trước mùa mưa, hố sâu ấy sẽ mở rộng ra. Và có thể hố sụt nó sẽ lớn lên và sụp hẳn”- ông  Diệp cảnh báo.

Xử lý theo kiểu đối phó với công luận !!!

Soạn: AM 733863 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Mố cầu Văn Thánh 2 phía quận 1 đã bị lún; dầm cầu bị bể phải dùng gỗ, đá chêm

Ông Diệp cho biết, giải pháp bù lún như hiện nay không giải quyết được vấn đề. Nên chăng xử lý, gia cố lại móng bằng phương pháp phưong phụt vữa cao áp (Jet Grouting) bằng cách khoan lỗ và bơm vữa xuống với áp lực cao để trộn với đất ở bên dưới thành một khối vật liệu có cường độ tốt hơn. Ưu điểm của phương pháp này là không làm cản trở giao thông.

Theo ý kiến của nhiều chuyên gia, cách khắc phục lỗ hổng hiện nay ở vị trí tiếp giáp giữa đường và hầm chui Văn Thánh 2 không thích hợp. Có mặt tại hiện trường ngay lúc các công nhân đang thực hiện khoan lỗ, bơm xi măng xuống lỗ hổng, một chuyên gia về cầu đường bức xúc: “ Làm gì có kỹ thuật phun xi măng như vậy.  Đem xi măng xịt vào trong đất, không đem lại hiệu quả gì”.

Đồng tình với quan điểm trên, GS- TS Nguyễn Văn Đạt cũng cho rằng không thể khắc phục như trước mắt. “Lâu nay hết hầm chui đến cầu, hết cầu đến đường, hết đường rồi quay lại cầu bị hư hỏng. Điều đó cho thấy, phải xem xét lại chất lượng của cả tuyến đường Nguyễn Hữu Cảnh”- ông Đạt nói.

Theo ý kiến của nhiều giáo sư, tiến sĩ, chuyên gia cầu đường ở TP.HCM, cách khắc phục hậu quả như hiện nay tại cầu Văn Thánh 2 chỉ nhằm mục đích đối phó với dư luận mà không chú trọng đến việc đánh giá toàn bộ công trình.

PGS-TS Quách Văn Diệp cho rằng, sau khi xảy ra sự cố, các đơn vị liên quan đã không tiến hành đánh giá nghiêm túc, chặt chẽ nguyên nhân gây sụt, lún đã vội vàng đưa ra phương pháp sữa chữa. Liệu, những hư hỏng của cầu Văn Thánh 2 và tuyến đường Nguyễn Hữu Cảnh có thể giải quyết được không?. Ông Diệp nói thêm: “ Hoàn toàn có thể khắc phục được với điều kiện phải có sự đánh giá triệt để và các đơn vị liên quan có thái độ cầu thị, không né tránh trách nhiệm”.

Đập bỏ không phải là ý kiến tiêu cực

Soạn: AM 733865 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Trong số các giải pháp nhằm tìm ra phương thuốc đặc trị cho cầu Văn Thánh 2 nói riêng và dự án cầu đường Nguyễn Hữu Cảnh nói chung, có ý kiến cho rằng nên đập bỏ và xây lại. Trước luồng ý kiến trên, GS-TS Nguyễn Văn Đạt nhận xét đó không phải là ý kiến tiêu cực nhưng đâu phải đập bỏ là có thể giải quyết được. Theo  ông Đạt, ngay từ lúc khởi động án “đã có sai lầm khi bắn phát súng xuất phát”. Ông thắc mắc: “Tại sao lại chọn Công ty dịch vụ công ích Thanh niên xung phong làm chủ đầu tư?”.  Trong vấn đề giải quyết hậu quả, tìm ra phương án khắc phục cho những hư hỏng ở dự án cầu đường Nguyễn Hữu Cảnh nhiều nhà khoa học ở TP.HCM rất bức xúc vì chính quyền thành phố đã không sử dụng đội ngũ các nhà khoa học tại địa phương mà chỉ chăm bẳm vào những giải pháp từ phía Bộ GTVT. Một nhà khoa học nói: “ Họ (Bộ GTVT) đang giải quyết những vấn đề nội bộ làm sao còn tâm trí để lo chuyện khác?”.

Chủ đầu tư không thể phủi tay

Cho đến thời điểm hiện nay, chưa có đơn vị nào đứng ra nhận trách nhiệm về những sự cố hư hỏng ở dự án cầu đường Nguyễn Hữu Cảnh. Những mũi nhọn công kích có chăng đều chĩa về phía đơn vị Tư vấn thiết kế và nhà thầu thi công. Về vấn đề này, ông Vũ Xuân Hòa- Giảng viên trường Đại học Bách khoa TP.HCM nói: “ Không phải bất cứ công trình nào xảy ra sự cố cũng đổ thừa cho đơn vị thi công và thiết kế. Chi phối tất cả còn là chủ đầu tư và cơ quan quản lý, cơ quan phê duyệt dự án”.  

Những “hố sụt” xuất hiện trên cầu đường Nguyễn Hữu Cảnh (bao gồm cầu Văn Thánh 2) đựơc một nhà khoa học- chuyên gia cầu đường ở TP.HCM ví von: “ Nó giống như một con bệnh đang ốm nặng, đã xuất hiện những vết lở loét, hệ miễn dich suy yếu nhưng bác sĩ lại không tìm ra được thuốc đặc trị”.

  • Trần Duy

    Ý kiến của bạn?



,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,