221
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
767212
Ôtô và đường nhỏ - nỗi khổ biết tỏ cùng ai!
1
Article
null
Ôtô và đường nhỏ - nỗi khổ biết tỏ cùng ai!
,

(VietNamNet) - Theo đánh giá của các nhà chuyên gia, Việt Nam là một thị trường ôtô hấp dẫn với hơn 80 triệu dân chỉ mới đang thực sự bắt đầu, và sẽ tăng nóng khi kinh tế phát triển và đời sống của người dân ngày một nâng cao...

 

“Lùi 1 bước để tiến 3 bước”!

 

Soạn: AM 689407 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Ảnh minh họa.

Một nhà báo Hàn Quốc từng đến Việt Nam cách đây 10 năm, khi về nước ông đã ghi lại ấn tượng của mình về đất nước VN với những đường phố nhỏ và dòng người xe đạp tấp nập, ngược xuôi… Sau 10 năm trở lại VN, ông đã ngạc nhiên đến sửng sốt vì sự đổi mới của VN mà theo ông là dòng người xe đạp tấp nập, ngược xuôi ngày ấy đã được thay thế hầu hết bằng xe máy với đủ các loại nhãn hiệu phổ cập trên thế giới, ngày nay đã trở thành phương tiện chính của người dân VN trên khắp các ngả đường.

 

Và không phải đợi đến 10 năm sau, mà chỉ 2-3 năm liền kề, nhà báo này hẳn sẽ còn phải sửng sốt hơn nhiều lần nếu được chứng kiến tốc độ tăng trưởng sử dụng ôtô thay thế xe máy của người dân VN: Chỉ tính riêng tại TP.HCM, ở vào thời điểm cuối năm 2002, toàn thành phố HCM có 158.000 ôtô các loại thì đến cuối năm 2003 đã tăng lên 221.600 xe (tăng 40,2%), cuối năm 2004 là 252.800 xe và cuối năm 2005 đã là trên 275.000 xe, gấp hơn 2 lần số xe ở thời điểm cuối năm 2000 (131.000 xe).

 

Mặc dù trong thời gian gần đây, việc tiêu thụ ôtô lắp ráp trong nước giảm mạnh mà theo các nhà sản xuất liên doanh  là do Chính phủ Việt Nam quyết định cắt giảm thuế nhập khẩu đối với ôtô từ năm 2006 đã khiến nhiều khách hàng tiềm năng trì hoãn việc mua ôtô để trông đợi sự giảm giá mạnh trong thời gian tới. Nhưng theo thống kê của Hiệp hội các nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA), Năm 2004, 11 liên doanh ôtô tại Việt Nam vẫn tiêu thụ được 40.138 chiếc ôtô các loại, giảm 6% so với năm 2003 (43.000 chiếc). Năm 2005, 11 liên doanh này tiêu thụ được 35.264 chiếc ôtô các loại, giảm 12% so với năm 2004.

 

Song nhận định giảm để mà tăng được ví như “lùi 1 bước để tiến 3 bước” là thế không thể đảo ngược, bởi các nhà chuyên gia đánh giá Việt Nam là một thị trường ôtô hấp dẫn của hơn 80 triệu dân chỉ mới thực sự đang bắt đầu, và sẽ tăng nóng khi kinh tế phát triển và đời sống của người dân ngày một nâng cao.

 

Nguy cơ của một “ thành phố… đi bộ”!

 

Bộ mặt đường phố như thay da đổi thịt khi trên đường là những chiếc ôtô sang trọng và cả qúi phái, nếp sống đô thị cũng sẽ thay đổi khi giảm thiểu xe đạp, xe máy trên đường… Song ôtô lại đang trở thành nguy cơ hàng đầu gây kẹt xe tại TP.HCM.

 

 
Cảnh kẹt xe tại TP.HCM.
Tính đến cuối năm 2005, TP.HCM có trên 275.000 xe ôtô các loại, đó là chưa kể khoảng 2.700 xe khách và 6000 xe tải liên tỉnh ra vào thành phố. Nếu chỉ tính riêng mức mỗi xe gắn máy chiếm 3m2 diện tích đường khi lưu thông, thì mỗi ngày thành phố cần có thêm 1.700m2 đường cho lượng xe gắn máy đăng ký mới. Trong khi đó, suốt nhiều năm qua diện tích đường giao thông ở TP.HCM không tăng thêm được là bao. Vậy mà khi lưu thông, một xe ôtô con đã chiếm diện tích mặt đường khoảng 22m2, như vậy diện tích mặt đường cần cho xe ôtô đăng ký mới mỗi ngày còn lớn hơn gấp bội lần xe gắn máy (hiện nay, bình quân mỗi ngày Phòng CSGT TP.HCM nhận trên 100 hồ sơ đăng ký ôtô).

 

Anh Minh Lâm, tài xế cho một công ty chuyên về xây dựng công trình cầu đường tại Q.12 (TP.HCM)  thuật lại một lần kẹt xe: Trong dịp chở Giám đốc đến buổi ký hợp đồng kinh doanh với đối tác lớn tại khách sạn Rex nằm trên đường Nguyễn Huệ (Q.1), sau khi mất gần 1 giờ kẹt xe ở giao lộ Nguyễn Thị Minh Khai - Nam Kỳ Khởi Nghĩa, vừa thoát khỏi kẹt xe và chạy sắp đến nơi. Anh chuẩn bị hãm chân ga định cho xe đậu sát lề đường thì bất ngờ nhanh như chớp, một chiếc xe ôtô khác cắt đầu nằm chềch ềnh trước mặt. Địa điểm muốn đến còn cách vài trăm thước nhưng hỡi ôi không có một khoảng trống để đậu xe. Vị Giám đốc đáng kính đành phải mở cửa, bước xuống xe đi bộ đến khách sạn, còn tài xế thì đánh xe lòng vòng kiếm chỗ đậu xe khác…

 

Không ít cảnh nhiều gia đình ở thành phố có xe ôtô nhưng phải "cất kho" hàng ngày, chỉ để đi liên tỉnh hoặc chơi xa vì đi làm ngày thường gặp phải kẹt xe thì ôtô về chậm hơn xe máy là lẽ thường tình.  

 

Ôtô gia tăng không chỉ thiếu đường đi mà còn thiếu cả chỗ giữ xe. Ở TP đất chật người đông, chỗ ở còn thiếu lấy đâu chỗ để xe, chính vì vậy nhiều khổ chủ phải thuê giữ xe tháng. Tại xưởng sửa chữa xe ôtô trên đường Ngô Văn Năm, Q.1, TP.HCM thường xuyên có 20-30 xe ôtô gửi giữ. Anh Trần Dân công tác tại Công ty Dầu khí Vietsovpetro có nhà ở đường Ngô Văn Năm, quận 1, TP.HCM nhưng không có chỗ để xe tại gia đình nên anh là 1 trong những khách hàng gửi giữ xe lâu năm tại đây, anh cho biết: anh thường xuyên đi công tác trong tuần, chỉ đến cuối tuần thứ 7, Chủ nhật mới về nhà và gửi xe, nhưng vẫn phải đóng tiền thuê cả tháng 400.000 đ/tháng để giữ chỗ.  Không những thế, nếu có kế hoạch đi đâu trong ngày bằng xe ôtô, thì anh cũng như tất cả mọi người phải thông báo trước cho người coi xe để được ưu tiên xếp xe ra phía ngoài cho sáng sớm hôm sau mới lấy được xe ra trước.

 

Cũng theo nhiều khách hàng mua xe ôtô cho biết, tình hình các điểm giữ xe ôtô ngày càng căng thẳng, nhiều khổ chủ không có điểm giữ xe gần nhà phải đưa xe đi gửi các điểm giữ xe ở cả các khu phố khác.

 

Chị Phước Hạnh có nhà ở đường Trần Quang Khải, quận 3, người đang sở hữu chiếc ôtô trị giá hàng chục ngàn đô la cho biết: nắm bắt nhu cầu của những người có xe ôtô nhưng lại không kiếm được chỗ gửi xe, một số bãi giữ xe tư nhân đua nhau mọc lên. “Cơ sở hạ tầng” của những bãi giữ xe này chẳng cần đầu tư gì cho tốn kém. Mảnh đất trống được quây tôn, dặm đá sỏi là đã đàng hoàng đem đến cho chủ bãi từ 600.000 - 1 triệu đồng/xe/tháng tiền giữ xe. Chị Hạnh than: “Xe trị giá gần cả tỷ đồng mà đem vào gửi ở những chỗ lụp xụp ấy cũng xót lắm. Nhưng đành cam chịu, không gửi ở đấy thì biết gửi ở đâu?”!

 

Mặc dù kẹt chỗ giữ xe, nhưng không ít người đang có nhu cầu vẫn “lăm le”  tính tậu một chiếc “xế hộp” làm phương tiện đi lại cho gia đình và đánh bóng hình ảnh chính mình trong giao dịch, làm ăn và kinh doanh. Đó cũng là nhu cầu chính đáng của tất cả mọi người nhưng không dễ để thực hiện.

 

"Chỉ cần vài phần trăm số người đang sử dụng xe gắn máy chuyển sang xe hơi thì hệ quả sẽ vô cùng tệ hại, TP.HCM sẽ trở thành thành phố đi bộ" - GS-TSKH Lê Quả, nguyên Giám đốc Trung tâm nghiên cứu phát triển giao thông phía Nam đã từng cảnh báo.

 

Dự án bãi đậu xe ngầm - hy vọng cứu cánh

 

Soạn: AM 689405 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Nhu cầu bãi đậu xe ở TP.HCM rất lớn.

 

Trong khi tốc độ phát triển đô thị ngày càng nhanh, TP.HCM trở thành trung tâm kinh tế, thương mại & văn hóa của khu vực, thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước thì không gian đô thị cũng dần bị thu hẹp. Nhu cầu về giao thông đô thị trở nên bức thiết. Thế nhưng, kết cấu hạ tầng của thành phố còn nhiều bất cập như: Quỹ đất dành cho giao thông quá thấp, 4-12%, thậm chí có quận chỉ đạt 1% (trong khi tỉ lệ quỹ đất này phải từ 20-25%); Trên 96% nhu cầu đi lại của trên 7 triệu dân thành phố dựa vào phương tiện cá nhân. Chính tốc độ cơ giới hóa giao thông quá nhanh dẫn đến diện tích bãi đậu xe thiếu trầm trọng.

 

Hiện nay, diện tích bãi đậu xe chỉ chiếm 0,1% trong khi nhiều chuyên gia về quản lý đô thị cho biết diện tích này phải đạt 2,6% đất đô thị.

 

Trong những năm gần đây, chính quyền TP.HCM đã chủ trương lập ra các bãi đậu xe ôtô ở một số khu vực trung tâm. Nhưng cũng chỉ có thể đáp ứng chưa đến 50% nhu cầu lưu đậu tại khu vực trung tâm.

 

Nhu cầu gia tăng xe ôtô quá nhanh và thiếu chỗ đậu xe đã lôi kéo một số nhà đẫu tư quyết định bỏ tiền vào lĩnh vực này. Tại TP.HCM, trong 3 năm trở lại đây, một số nhà đầu tư đã tính đến xây dựng những bãi đậu xe ngầm. Một đại diện của IUS (Công ty cổ phần Đầu tư phát triển không gian ngầm) cho biết: Nhu cầu về bãi đậu xe đã trở thành bức thiết. Giải pháp bãi đậu xe ngầm tại trung tâm các thành phố lớn hiện đại đã có ở Paris (Pháp), Madrid (Tây Ban Nha) hay dưới quảng trường Kuala Lumpur (Malaysia) đã góp phần giải quyết nhu cầu bãi đậu xe ở những nơi này. Việc xử phạt để tái lập trật tự lòng lề đường là cần thiết, nhưng giải pháp hữu hiệu và lâu dài để giải quyết tận gốc vấn đề này là phải tạo điều kiện cho mọi người để xe đúng nơi quy định. Một trong những giải pháp đó là xúc tiến nhanh việc xây dựng các bãi đậu xe ở trung tâm thành phố.

 

Soạn: AM 689397 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Bãi đậu xe dự kiến sẽ xây dựng sau lưng công trường Lam Sơn (Q.1, TP.HCM).

 

Tại TP.HCM, một số dự án đang ở giai đoạn chuẩn bị triển khai như: dự án bãi đậu xe ở công viên Lê Văn Tám, công trường Lam Sơn (phía sau nhà hát thành phố), bãi đậu xe ngầm tại công viên Tao Đàn, dự án nhà xe cao tầng 131, đại lộ Nguyễn Huệ, bãi đậu xe tại số 1 Lê Thạch, P.12, Q.4

 

Công viên Lê Văn Tám tọa lạc tại Q.1, giáp Q.3 và trên trục ra vào thành phố nối với đường vành đai qua đường Điện Biên Phủ, Võ Thị Sáu và Hai Bà Trưng. Theo chủ đầu tư dự án (IUS), hướng phát triển các công trình kỹ thuật hạ tầng trong khu vực dự án cho thấy vị trí bãi đậu xe sẽ là một trong những đầu mối quan trọng tham gia vào hệ thống giao thông tĩnh thành phố.

 

Theo phương án chọn, bãi đậu xe kết hợp với những dịch vụ công cộng. Dự kiến sử dụng phần ngầm của 2,79ha trên tổng diện tích 5,9ha công viên với quy mô ba tầng ngầm. Tổng diện tích ba tầng ngầm sau khi xây dựng là 8,58ha, trong đó 5,49ha (61%) sẽ được sử dụng làm bãi đậu xe cho 2705 xe (trong đó 1255 xe 4- 6 bánh và 1450 xe 2 bánh); 3,17ha (35,5%) còn lại sẽ được cân đối làm khu dịch vụ kinh doanh và các dịch vụ phụ trợ khác cho bãi đậu xe.

 

Tập đoàn Đông Dương (Hà Nội) cũng đang chuẩn bị thực hiện dự án xây dựng bãi đậu xe ngầm dưới khu vực Công trường Lam Sơn (Q.1), có sức chứa 192 xe ôtô. 

Ông Lê Viết Hải - Tổng giám đốc Công ty cổ phần xây dựng và kinh doanh địa ốc Hòa Bình cũng cho biết sẽ đầu tư xây dựng bãi đậu xe ngầm Chi Lăng tại công viên Chi Lăng (Q1) với quy mô thiết kế xây dựng bảy tầng hầm, trong đó bốn tầng hầm có sức chứa 400 ôtô, 200 xe máy và ba tầng hầm kinh doanh thương mại, dịch vụ tổng hợp. Ở tầng hầm bãi đậu ôtô sẽ sử dụng công nghệ điều khiển tự động xếp xe. Tổng vốn đầu tư 9,7 triệu USD, công trình sẽ được khởi công  tháng 7/2006 và hoàn thành vào tháng 7'2007.  

      

Tuy vậy, việc đầu tư xây dựng bãi đậu xe tại TP.HCM so với nhu cầu còn quá ít ỏi. Theo công bố mới đây của Viện quy hoạch xây dựng, TP.HCM cần 21 bãi đậu xe trong 5 năm tới để có chỗ lưu đậu cho các phương tiện giao thông.  

 

Trong khi đó, tốc độ tăng trưởng đầu xe ôtô 4 chỗ bình quân của cả nước ngày càng tăng (khoảng 6,7%), tập trung chủ yếu ở hai thành phố lớn Hà Nội và TP.HCM. Tất cả còn đầy trắc trở và chông gai…

 

Xây dựng 8 bãi đỗ xe ngầm tại TP.HCM

UBND TP.HCM vừa quyết định mời các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư xây dựng 8 bãi đỗ xe ngầm tại khu vực trung tâm thành phố.

Các bãi đỗ xe nói trên được thiết kế theo công nghệ xếp xe tự động với công suất xếp xe 1 phút/xe gồm:

1. Bãi đậu xe ngầm tại số 116 Nguyễn Du có tổng diện tích 560 m2, diện tích xây dựng dưới mặt đất 3.950 m2 gồm 8 tầng ngầm.

2. Bãi đậu xe ngầm bờ sông Sài Gòn có tổng diện tích xây ngầm 45.540 m2, xây trên mặt đất 900 m2, gồm 5 tầng, có thể chứa 5.000 ô tô, 5.000 xe máy.

3. Bãi tại sân bóng đá Tao Đàn có tổng diện tích ngầm 40.000 m2 gồm 4 tầng.

4 Bãi tại công viên Chi Lăng có tổng diện tích ngầm 3.560 m2, diện tích xây trên mặt đất 210 m2 gồm 7 tầng.

5. Bãi đỗ tại công viên Bách Tùng Diệp gồm 5 tầng, 5.200 m2 xây ngầm và 300 m2 xây trên mặt đất.

6. Bãi đỗ ngầm tại công trường Lam Sơn gồm 8 tầng, 2.110 m2 xây ngầm và 230 m2 xây trên mặt đất.

7. Bãi đậu xe tại sân vận động Hoa Lư gồm 5 tầng, tổng diện tích 2.110 m2.

Riêng bãi đỗ xe ngầm thứ 8 xây dựng tại công viên Lê Văn Tám đã được giao cho một nhà đầu tư trong nước là Công ty Xây dựng công trình ngầm đầu tư vào năm 2005.  

  • Thúy Anh –Trần Duy
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,