221
5081
Tin tức
tintuc
/vanhoa/tintuc/
958094
Phim Lý Công Uẩn: Càng bàn càng rối
1
Article
443
Văn hoá
vanhoa
/vanhoa/
Phim Lý Công Uẩn: Càng bàn càng rối
,

(VietNamNet) – "Tôi chỉ thấy dự án càng ngày càng rối, trong khi thời gian ngày càng eo hẹp. Tôi thấy tốt nhất là chúng ta không nên làm nữa!" - Nhà biên kịch Nguyễn Thị Hồng Ngát.

 

 > Phim Lý Công Uẩn: Sáng tạo chán lại quay về “truyền thống”!

 > Phim 1000 năm Thăng Long: Làm lấy được may ra thì kịp!
 > Kịch bản phim 1000 năm Thăng Long có bị bỏ quên?
 > Phim lịch sử 1000 năm Thăng Long: 2 dòng nhưng 1 chuẩn?
 > Sẽ có một "mùa" phim lịch sử Việt Nam?

 

Nhà biên kịch Nguyễn Thị Hồng Ngát.
Từng là một thành viên trong Hội đồng thẩm định kịch bản dự án phim truyện kỷ niệm 1000 năm Thăng Long, bà có thể cho biết về tình trạng dự án hiện nay?

- Dự án này đã kéo dài rất lâu và rất mệt mỏi. Khi tôi còn ở cương vị Cục phó Cục Điện ảnh, với vai trò thành viên Ban tư vấn dự án, đã có hai việc được làm: đầu tư chiều sâu và tổ chức thi tuyển kịch bản để đưa vào sản xuất.

 

 

Nhưng đến giai đoạn sản xuất phim, Ban tư vấn dự án được thay thế bằng những thành viên mới. Tôi không hiểu tại sao dự án trở nên trì trệ đến thế? Các nghệ sĩ gần như mất hết sự hào hứng làm việc.

 

Hà Nội luôn nói rằng họ không có chuyên môn nên phó thác hết mọi việc sang bên Bộ Văn hóa. Nhưng bên Bộ chỉ có thể chỉ đạo thôi chứ không thể theo sát từng việc được.

 

Không chỉ có dự án phim truyện này, còn phim hoạt hình về Lý Công Uẩn và nhiều dự án khác nữa đều bị đánh trống bỏ dùi. Tôi là người đã trực tiếp ngồi cùng tác giả để sửa chữa, chỉnh lý kịch bản 3 lần rồi, nhưng chưa một lần nào kịch bản được đưa ra bàn thảo trước hội đồng thẩm định.

 

Bản thân những nghệ sĩ theo đuổi dự án đều là những người đầy tâm huyết. Anh Đỗ Minh Tuấn đang ở hoàn cảnh rất khó khăn, vợ bệnh nặng, nhưng anh ấy vẫn quyết tâm theo đuổi dự án, mà nào đã có ai đầu tư cho anh đấy cái gì đâu!

 

Vậy dự án hiện nay đang... ở đâu?

 

- Tôi không biết! Khi anh Lê Đức Tiến về làm Giám đốc Hãng phim truyện Việt Nam, tôi nghe nói anh ấy đã xin được Ban chỉ đạo kỷ niệm 1000 năm Thăng Long cho đưa dự án phim truyện về để hãng tự xúm nhau vào làm, với điều kiện hãng phải sửa chữa kịch bản thế nào để được Ban chỉ đạo thông qua.

 

Trong 4 kịch bản đấu thầu (kịch bản nguyên tác của tác giả Thiên Phúc, kịch bản của đạo diễn Lưu Trọng Ninh, kịch bản mới của Đỗ Minh Tuấn, và một kịch bản đạo diễn Đỗ Minh Tuấn viết lại trên cơ sở bản thảo của tác giả Thiên Phúc), cái nào được lựa chọn?

 

- Tôi cũng chưa rõ bản thảo nào được chọn. Tôi chỉ biết đạo diễn Đỗ Minh Tuấn đã rút kịch bản không tham gia dự án và đăng ký bản quyền. Thực ra ngay từ đầu kịch bản được giải là của tác giả Thiên Phúc…

 

 
Nhưng kịch bản của Thiên Phúc không khả thi vì rất khó làm?

 

- Thế nào là khó làm? Khi phát động cuộc thi viết về Lý Công Uẩn, bao nhiêu người đã tham gia, và cũng có nhiều lý do khó khăn. Theo lệ thì cứ giải cao nhất sẽ được chọn, nhưng Hội thề của Nguyễn Quang Thân lại hơi "đụng chạm" nên Ban tổ chức quyết định chọn kịch bản giải B vì kịch bản viết đúng về Lý Công Uẩn, đề cập đúng đến chuyện dời và định đô.

 

Tác giả Thiên Phúc đã viết tốt rồi, tôi đọc cũng thấy khá ổn. Một vài chi tiết chuệch choạc thì có thể sửa chữa nâng cao rồi sản xuất. Lẽ ra chỉ khoanh đúng trọng điểm đó để thực hiện thì chúng ta cứ làm mọi việc rối rắm thêm. Bây giờ lại thêm bao nhiêu người nhảy vào, có khả năng xóa sổ cuộc thi với bao nhiêu thời gian công sức,

 

Chúng ta đãi cát bao nhiêu mới tìm được một vẩy vàng như thế, giờ chúng ta lại bỏ đi, làm mới lại từ đầu thì rõ ràng đã phủ nhận cái thực thi. Cứ tranh cãi mãi, cứ người sau phủ nhận người trước thì cũng chẳng biết ai là người xứng tầm hơn cả?

 

Tóm lại, dự án dường như đã bế tắc? 

 

- Có thể nói là rất khó khả thi! Chúng ta không đi đến thống nhất được, cũng như có một ông Lý Công Uẩn thôi mà mỗi người vẽ chân dung theo một kiểu, bây giờ biết theo ai?

 

Theo tôi, yêu cầu bộ phim xây dựng được không khí linh thiêng, tôn kính; từ trẻ con đến người già đều xem và cảm được; toát lên thông điệp Lý Công Uẩn là một minh vương, đã dám dời đô về Thăng Long để chúng ta có thủ đô Hà Nội hôm nay. Kịch bản lên được tinh thần như thế là đủ rồi!

 

Bây giờ cứ dùng sử liệu để bắt bẻ thì không thể làm được, vì bản thân những nhà sử học nghiên cứu sâu hơn cũng không thể khẳng định được Lý Công Uẩn để râu dài hay ngắn, ăn mặc ra sao nữa?!

 

Tôi nghĩ chúng ta chỉ nên tìm “tinh thần Lý Công Uẩn” trong các kịch bản để duyệt thôi. Mà tinh thần Lý Công Uẩn là dám dời đô! Đấy phải là con người cực kỳ quyết đoán, bạo liệt mới dám dời cả một thủ đô như thế! Xây dựng được tính cách đó, rồi ân nghĩa với Sư Vạn Hạnh, tử tế với ba quân, một người đã làm được những việc lớn như vậy không thể là người hẹp hòi, nhỏ mọn. Chúng ta xây dựng được một tính cách như vậy, con người như vậy là thành công rồi.

 

Nghĩa là theo bà, kịch bản của tác giả Thiên Phúc trội nhất rồi, bây giờ nên bắt tay làm ngay?

 

 - Có nhiều kịch bản hay nhưng không được gửi tới cuộc đấu thầu. Như kịch bản của tác giả Đoàn Lê tôi đọc thấy rất xúc động, nhưng vì là “chen ngang”, không có đầu tư từ đầu cuộc thi nên bị gạt luôn. Tôi cũng nghe nói hiện nay đã có thêm một số nhà biên kịch mới tham gia vào dự án này. Tôi chỉ thấy dự án càng ngày càng rối, trong khi thời gian ngày càng eo hẹp. Tôi thấy tốt nhất là chúng ta không nên làm nữa!

 

Tôi biết nói như vậy các hãng phim sẽ trách cứ tôi, nhưng thực tế chỉ còn 2 năm rưỡi nữa thôi mà mọi việc vẫn lùng nhùng thế này, làm sao kịp được. Nếu cứ cố làm theo kiểu “chín ép”, phim không ra gì thì lại bị phê phán là lãng phí. Đáng lẽ chúng ta đã có thể bắt đầu từ 3 năm trước rồi. Vấn đề là không ai quyết đoán, không ai dám chịu trách nhiệm về một đề tài lớn như thế, nên đã làm lãng phí công sức, thời gian của bao nhiêu người!

 

Lỗi này không phải của hãng phim, của các nghệ sĩ, mà lỗi này thuộc về những người cầm cân nảy mực và có trách nhiệm thúc đẩy sản xuất phim. Bản thân các nghệ sĩ rất sẵn sàng cách đây từ 3 năm rồi. Nhưng người lãnh đạo lại cứ ỷ vào Ban tư vấn. Ai cũng muốn yên thân, không ai muốn chịu trách nhiệm. Không ai có được tinh thần của Lý Công Uẩn: dám quyết việc lớn!

  • Hoàng Hường (thực hiện)

 

Ý kiến của bạn:

 

 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,