(VietNamNet) - Sau khi đăng tải các bài viết Nghe nhạc Hàn Quốc, trông người mà ngẫm đến ta, Bệnh “gào” của ca khúc Việt và Về nền ca khúc quần chúng không nhạc đệm Việt Nam, chúng tôi đã nhận được gần 1000 ý kiến phản hồi của độc giả trong và ngoài nước. Các ý kiến nhận xét, tranh luận rất trái chiều nên để rộng đường dư luận và đảm bảo tính khách quan, chúng tôi xin giới thiệu cùng bạn đọc.
>> Nghe nhạc Hàn Quốc, trông người mà ngẫm đến ta
>> Bệnh “gào” của ca khúc Việt
>> Về nền ca khúc quần chúng không nhạc đệm Việt Nam
Sao Mai điểm hẹn ( Ảnh: Minh hoạ) |
Đạo đức học lên tiếng dù ở bất cứ đâu, bất cứ lĩnh vực nào của cõi nhân sinh cũng đều rất đáng trọng, rất đáng lắng nghe, rất đáng suy ngẫm bổ cứu nhưng nếu nó làm lu mờ, làm át hẳn mọi tiếng nói khác thì nó đã không còn là tiếng nói của đạo đức học chân chính nữa, đặc biệt là trong học thuật. Về phương pháp luận, điều này có nghĩa là chúng ta đã lấy các tiêu chí đạo đức để áp vào âm nhạc, thay thế cho các tiêu chí cơ bản của âm nhạc và hiển nhiên là nó đã lệch chuẩn.
Một biểu hiện mang tính tập thể và đơn thuần chỉ nhằm hạ bệ một xu hướng âm nhạc thị trường đang ngày càng bành trướng quá mức nhưng thiếu hẳn tính khách quan, xây dựng cho một nền nhạc Việt. "Đây là sự "chẩn mạch" rất chính xác của nhạc sĩ Đặng Hữu Phúc, đã chỉ ra được căn bệnh "rất nguy hiểm" đang gặm nhấm, phá hoại hay đang "rẻ tiền hóa - thô tục hóa" nền âm nhạc nói riêng và nghệ thuật nói chung của nước ta hiện nay. Rất cần có nhiều, nhiều hơn nữa những bài viết dám nói thẳng - nói thật như vậy để mới có thể may chăng cải thiện được sự "yếu kém - bệnh hoạn" của nền âm nhạc Việt Nam đương đại! Xin chân thành cám ơn nhạc sĩ ĐHP cùng quý báo về nhiệt huyết đối với nền nghệ thuật nước nhà!" - 128/11 Bùi Dình Túy, Q. BT, TP.HCM.
Hoặc: "Tôi thỉnh thoảng mở Tivi, nếu gặp phải những chương trình ca nhạc như "Sao mai điểm hẹn" " Bài hát Việt" vv... là tôi chuyển sang kênh khác ngay, rất nhiều người cũng chia sẻ những suy nghĩ như tôi." - trantrungcuong@yahoo.com.
Ngược hẳn với luồng ý kiến này là những phản bác nhân danh nghệ thuật nhân danh sự sáng tạo tìm tòi cái mới và gần như nó trở lại với cuộc tranh luận nảy lửa ở ta từ giữa thế thế kỷ XX: Nghệ thuật vị nghệ thuật hay nghệ thuật vị nhân sinh. Cũng rất đáng tiếc, lập luận của luồng ý kiến này rất chưa đủ sức thuyết phục và cũng cực đoan, võ đoán không kém: "Rốt cuộc thì Ông điệu đàng muốn nói gì qua bài viết học trò này? Phải nói là nhảm nhí thì đúng hơn vì các ý trong bài hoặc là ấu trĩ, hoặc là... hiển nhiên đến độ một đứa con nít cũng có thể phát biểu. Có phải Đặng Hữu Phúc muốn tất cả mọi người đều phải theo con đường sáng tác khí nhạc như ông thì mới là sang cả, trí thức, trí giả? Như thế thì còn đâu là xã hội đa dạng??? Ông bài xích giới làm nhạc trẻ-thị trường nhưng có đề xuất nổi một giải pháp??? Truyền thông rầm rộ cổ động cho nhạc trẻ là hợp logic, Anh, Nga, Pháp, Mỹ xứ nào cũng vậy. Thế mà, họ vẫn có một nền "khí nhạc" đương đại phát triển. Đổ lỗi cho truyền thông là tầm bậy..." - nthoan99@yahoo.com.
Hoặc: "Thưa bác, nếu nghệ thuật mà không phục vụ quần chúng nhân dân thì nó để làm gì? Sao bác cứ hoài niệm về cái cũ? Hay là nhận thức của bác chưa thích nghi nổi với cái mới. Bác chỉ hùa theo cái người ta đã khẳng định, cái mà không còn thích nghi với cuộc sống hiện đại. Thử hỏi hiện nay ai mà có thời gian để nghe hết một ca khúc dài 5 phút đâu? Các ca khúc hiện nay dài không quá 5 phút đâu bác. Do vậy để thưởng thức các tác phẩm cổ điển thì chịu thôi ( không có thời gian, phải tìm hiểu nhiếu kiến thức âm nhạc..). Âm nhạc làm cho người nghe thoải mái chỉ đơn giản vậy thôi thưa bác. Bác nên lắng nghe và thích nghi với thế giới hiện đại này.Lúc đầu nghe nhạc em cũng như bác vậy thôi...Em nói là bác hiểu mà!!!" - writelnemyeu@yahoo.com.
Thậm chí, có những ý kiến chia sẻ và cảm thông đến mực về cái sự lao động nghệ thuật nặng nhọc cũng như sự hy sinh hết mình vì nghệ thuật của các ca sĩ khi họ phải nhảy chồm chồm, khoe đùi khoe rốn trên các sàn diễn, các chương trình truyền hình trực tiếp và không trực tiếp: "Gào rống lên cũng là một nghệ thuật. Người biểu diễn cũng phải tập luyện hết sức nỗ lực vậy tại sao lại chỉ trích điều đó? Tôi không thích nghe nhạc đó nhưng tôi trân trọng những người hát loại nhạc đó. Chính họ đã làm phong phú thêm cho nhạc Việt Nam. Phải nói rằng, họ là những con người dũng cảm và tôi chúc thành công họ đạt được còn lớn hơn bây giờ." - RAUMEO (Hưng Yên).
Xin giới thiệu các ý kiến tranh luận đặc sắc như vậy:
Anh Kiệt (Email: anhkiet6038@yahoo.com.vn:
- "Gào rống, và nhảy chồm chồm, khoe đùi khoe rốn..là thứ nghệ thuật gì vậy? Sao lại cứ liên tục xuất hiện trên các kênh truyền hình quốc gia như "Bài hát Việt", "Sao mai điểm hẹn", "Con đường âm nhạc"...? Đây toàn là kênh truyền hình quốc gia, ảnh hưởng nghiêm trọng đến định hướng thị hiếu lớp trẻ, mà đã bị các cấp có thẩm quyền thả nổi. Luợng phát sóng những sự nhố nhăng này lấn át nhiều chương trình lành mạnh khác, vậy hỏi tại sao con cháu chúng ta lại chẳng bị lệch lạc về nghệ thuật thẩm mỹ. Chúng học theo sự lố lăng của các sao trên truyền hình, ra đường hở rốn hở mông? Là bậc cha mẹ chúng tôi tha thiết kêu gọi các cơ quan có thẩm quyền cũng như cơ quan truyền hình, cần phải nghiêm túc giáo dục thanh thiếu niên. Vì nếu các hình ảnh này chỉ có ở sân khấu thì chỉ tỷ lệ nhỏ người xem và bắt chước. Nhưng nếu ở truyền hình thì tỷ lệ ảnh hưởng rất lớn. Xin cảm ơn nhạc sĩ Đặng Hữu Phúc đã nói thẳng, nói thật.
Nguyễn Trong Quảng (151 Nguyễn Huy Tự TX Hà Tinh; Email: msihatinh@mariestopes.org.vn):
- Không thể nghe được cái gì mà ca sỹ hát và gào thét! Khen cho họ phải thể hiện cái gì như là điên khùng. Ca từ thô lỗ trơ trẽn cứ gào lên Yêu, Yêu là được Yêu sao? Hay là cứ như kẻ thất tình đang gào thét (nhạc sỹ mà không còn cả thể diện để viết ra lời bài hát) còn ca sỹ thì hổ lốn! Âm nhạc Việt Nam bao giờ trở lại được cái hay, cái đẹp thì các nhà thiết kế chương trình hãy cho lên sân khấu, còn như bây giờ hãy đừng đưa rác lên!
Tran trung thuc (15 nguyen thuong hien Hanoi, Email: trantrungthuc@yahoo.com):
- Tôi không đồng ý với ý kiến của NS Đặng Hữu Phúc. Tôi cho rằng tất cả những nhạc sỹ mà người Việt Nam ta không biết, tác phẩm của họ chưa đi vào lòng công chúng Việt Nam thì đều không có giá trị gì, ví dụ như cái ông nhạc sỹ Raven mà ông Phúc kính phục thì đối với tôi và tất cả những người yêu nhạc Việt Nam đều không cần để ý. Bởi vì đơn giản là: tác phẩm của ông chưa đi vào đời sống của người Việt Nam. Đối với chúng tôi, gần gũi biết bao là các tác phẩm của Phạm Duy, Trần Tiến, Nguyễn Cường, Dương Thụ và Lê minh Sơn... họ mới thực sự là những nhạc sỹ có tác phẩm sống trong lòng người Việt Nam như chúng tôi. Mới thực sự là điều chúng tôi cần, chúng tôi không cần khí nhạc của các ông, cái đó chỉ dành cho những người luôn vọng ngoại như các ông!
nguyen huu Huan (11 NguyennDu ,Phan thiet, Email: stb-bt@hcm.vnn.vn):
- Tôi rất đồng tình với tác giả bài viết. Các nhạc sĩ, các nhà làm nghệ thuật hãy lên tiếng mạnh mẽ để chấm dứt hiện tượng trên.
Đinh Nguyên Bảo ( Sơn Tịnh Quảng Ngãi; Email: baorsdv@yahoo.com):
- Thật sự tôi rất vui và rất cảm ơn nhạc sĩ Đặng Hữu Phúc. Đúng là giới nghệ thuật nói chung và ca nhạc nói riêng đã quá coi thường khán giả. Họ đã biến một đội ngũ lớn con người văn minh thành loại người chỉ biết thoả mãn và giải toả, không biết cảm nhận và chiêm nghiệm. Tôi nghĩ cần có nhiều bài viết như thế này và các định hướng tốt hơn nữa cho giới trẻ để chúng ta không càng ngày càng tự làm mình nghèo hơn...
Đào Anh Tú (Thanh tra Phú Thọ; Email: anhtuthanhtraphutho@yahoo.com):
- Tôi cũng có một số nhận xét về phong cách biểu diễn của một số ca sỹ hiện nay như tác giả bài viết này đã nhận xét
Tran trung cuong ( 84 hoa ma; Email: trantrungcuong@yahoo.com):
- Tôi thỉnh thoảng mở Tivi, nếu gặp phải những chương trình ca nhạc như "Sao mai điểm hẹn" " Bài hát Việt" vv... là tôi chuyển sang kênh khác ngay, rất nhiều người cũng chia sẻ những suy nghĩ như tôi. Những thứ nhạc như thế, sẽ đẻ ra những lớp trẻ thích xài thuốc lắc, thính đua xe, thích ăn chơi, trưng diện nhưng đầu óc thì rỗng tuếch và vô tích sự. Chương trình "Sao mai điểm hẹn" giống như là một cuộc thi bắt chước (bắt chước Thái Lan, Hàn quốc vv...) thí sinh nào bắt chước càng giống thì điểm càng cao. Ôi, nếu một dân tộc chỉ luôn đi bắt chước, lấy bắt chước làm vinh quang thì thật là buồn...Xin đài truyền hình đừng quảng bá cho những chương trình như vậy nữa.
nguyen huy kham ( hanoi; Email: huykham@yahoo.com):
- Hoan hô anh Phúc, anh nói rất đúng. Đề nghị mọi người ủng hộ một diễn đàn như thế này để trang bị lại kiến thức âm nhạc cho quảng đại quần chúng.
Ngân Quỳnh ( North Carolina - USA; Email: ngocthuhuong97@yahoo.com):
- Tôi thực sự bất ngờ và xin được chia sẻ với tác giả bài báo. Rất nhiều những người ngoại đạo với âm nhạc như chúng tôi cũng có những ngộ nhận về âm nhạc Việt Nam giống như tác giả nêu ra. Tôi cho rằng những ý kiến của anh là xác đáng và rất đáng suy ngẫm nếu Việt Nam muốn có một nền tảng âm nhạc tàm tạm trong một thời gian vài chục năm tới.
Nghiêm Quang (Email: nthoan99@yahoo.com):
- Rốt cuộc thì Ông điệu đàng muốn nói gì qua bài viết học trò này? Phải nói là nhảm nhí thì đúng hơn vì các ý trong bài hoặc là ấu trĩ, hoặc là... hiển nhiên đến độ một đứa con nít cũng có thể phát biểu. Có phải Đặng Hữu Phúc muốn tất cả mọi người đều phải theo con đường sáng tác khí nhạc như ông thì mới là sang cả, trí thức, trí giả? Như thế thì còn đâu là xã hội đa dạng???
Ông bài xích giới làm nhạc trẻ-thị trường nhưng có đề xuất nổi một giải pháp??? Truyền thông rầm rộ cổ động cho nhạc trẻ là hợp logic, Anh, Nga, Pháp, Mỹ xứ nào cũng vậy. Thế mà, họ vẫn có một nền "khí nhạc" đương đại phát triển. Đổ lỗi cho truyền thông là tầm bậy. Vả chăng, khán thính giả nhạc cổ điển cũng không cần quảng cáo tràn lan. Thêm một bằng chứng nữa cho thấy kiến thức về lịch sử âm nhạc của ông cũ rích, cộng với một tầm nhìn hạn hẹp khi cho rằng "đỉnh cao nhất nghệ thuật âm nhạc loài người vĩnh viễn là..." (nhấn mạnh hai chữ vĩnh viễn). "Vĩnh viễn" là vậy rồi, thôi ta cứ đi sáng tác Jazz, Rock, World Music "quần chúng" đi, lao đầu vào khí nhạc để làm gì!
Cố chờ mà chẳng thấy Đặng Hữu Phúc kể được một cái tên nhạc sĩ "khí nhạc" đương đại của thế giới. Thứ nữa, không biết ông nghĩ gì mà lại so sánh Schubert với những ca khúc hiện thời? Nhạc sĩ phối khí cũng chẳng phải một nghề do Việt Nam đẻ ra. Ngay một nhạc sĩ mà ông dẫn chứng là Trịnh Công Sơn, khi viết nhạc, đâu nhất thiết phải viết luôn bản hòa âm? Chuyện nầy nhiều người tưởng tượng được lắm đấy!
Con gà, con chim đều có cánh, có chân nhưng đừng thắc mắc tại sao con bay con chạy? Ví von cho ông dễ thông. Vả, quý vị biết hòa âm phối khí chưa chắc đã có một chỗ đứng cao trọng như Văn Cao, Phạm Duy, và (lại) Trịnh Công Sơn. Nói tóm gọn, xã hội thì phải đa dạng, nhiều cá tính, nhiều màu sắc. Nếu muốn khuyến khích thứ gì phát triển thì tối thiểu cần hình dung được một giải pháp be bé trong đầu, chứ không thể thiên về các biện pháp tuyên truyền nặng tính hành chính, ép buộc.
Dân trong nghề như ông còn nghĩ không ra thì la làng hay ho gì? Cuối cùng, có những chân lý của riêng ông, ông tự nghĩ ra, tôi tôn trọng bản quyền, nhưng xin đừng bài nào cũng ôm vào ba chữ "ai cũng biết" để làm mạnh lý lẽ. Tôi không biết đâu, và nhiều người đều không biết. Không tin thì cứ làm một điều tra nho nhỏ trên chính trang báo nầy.
Nhạc sĩ Thế Tuyên (Chi hội NSVN tại Bình Định; Email: tuyennt877@yahoo.com):
- Hôm qua và hôm nay, đọc 02 bài viết về âm nhạc của NS Đặng Hữu Phúc, tôi thấy đã đến lúc những người làm công tác âm nhạc nói chung và giới sáng tác nói riêng cần " soi lại đời mình " như anh Phúc đã nói.
Tôi từ lâu không xem những chương trình như: "con đường âm nhạc ", " bài hát Việt" ... là " Bộ mặt đương đại của nền âm nhạc Việt Nam " rồi, nên tôi miễn bàn nhưng tôi chỉ nhắc nhớ các anh các chị đang phụ trách các " show " này, hơn 30 năm trước trong lòng miền Nam của chế độ cũ, loại âm nhạc gọi là " rock ", là " trẻ trung " đã định hình rồi mà ca từ nó còn hay hơn, các nhạc sĩ cũng tự hoà âm, phối khí tác phẩm của mình. Nhờ vậy, mà lớp trẻ chúng tôi hồi ấy mê những: Phạm Duy, Nguyễn Ánh 9, Y Vân, Lê Hựu Hà , Nguyễn Trung Cang...không chỉ vì cái hồn nhạc mà là tài năng thực sự.
Sau ngày giải phóng, nghe những ca khúc mà các chú, các anh viết trên đường hành quân mà sao "lãng mạn " quá chừng; sau này mới biết những nhạc sĩ như Chu Minh, Huy Du, Huy Thục, Thuận Yến, Doãn Nho... đều là " tay tổ " của nền âm nhạc miền Bắc ( anh Phúc gọi là "giữ một phương " rất hay ).
Ngày xưa trong chiến tranh, Việt Nam "ra ngõ gặp anh hùng " mà muốn nói đến sự anh hùng có cả ở trong đời thường khi đất nước gặp hoạ ngoại xâm. Còn bây giờ " ra ngõ gặp nhạc sĩ ", có anh chàng cách đây vài năm không biết "một nốt nhạc bẻ đôi" đến nhờ tôi ký âm cho lời 01 bài thơ anh ta viết; ấy vậy mà bây giờ tình cờ gặp lại anh ở Sài Gòn, anh đã là một nhạc sĩ trẻ đang "đắt khách". Tài năng bột phát là điều thường tình trong cuộc sống nhưng trong lĩnh vực âm nhạc " học bạc cả mặt ra " mà còn dốt thì thử hỏi âm nhạc đương đại của Việt Nam là vậy ư. Không học mà nên ư ?Hãy xem lại sự thổi phồng phi lý !
Hồ Đình Điệt (240 Trần Bình Trọng Q5 TP, HCM; Email: dietcnluat@yahoo.com.vn):
- Tôi rất tâm đắc và tán thành ý kiến của NS Đặng hữu Phúc về một số ca khúc Việt trong chương trình " Ca khúc Việt", " Con đường âm nhạc"... được nhà Đài phát trên các chương trình truyền hình. Tôi cũng không lý giải nổi tại sao nhà đài lại cho phát những ca khúc ( theo tôi là phản cảm ) như vậy. Rất mong các nhạc sĩ, các nhà lý luận, phê bình âm nhạc , các nhà có trình độ chuyên môn cùng góp tiếng nói của mình để góp phần định hướng thị hiếu âm nhạc của công chúng hiện nay.
Nguyễn Tiến Thành ( Ban Tuyên giáo huyện uỷ Thạch Hà - Hà Tĩnh; Email: nguyentruonggiang7478@yahoo.com):
- Tôi là một người yêu âm nhạc và cũng là một trong những người vô cùng thất vọng và bức xúc bởi sự xuống cấp trầm trọng của nền âm nhạc nước nhà hiện nay. Cũng vì vậy mà khi đuợc đọc bài viết của Nhạc sỹ Đặng Hữu Phúc, tôi hết sức đồng cảm với những nhận xét đầy tính trách nhiệm, chính xác và chân thành nhưu vậy. Tôi muốn bày tỏ sự cảm ơn chân thành đến Nhạc sỹ.
Có lẽ ai cũng phải nhất trí với Nhạc sỹ rằng, “… Những lời nói yêu thương nhất, tâm huyết nhất và sâu sắc nhất của mỗi người, là những lời nói nhỏ nhẹ, nhỏ nhẹ tới mức thì thầm…” Có phải họ không biết, hay vì đồng tiền mà họ cố tình không biết đến một triết lý đơn giản như vậy, để rồi cả “nhạc sỹ” lẫn “ca sỹ” hàng ngày, hàng giờ vẫn giỡn mặt công chúng bằng những thứ nghệ thuật rẻ tiền, những bài hát không có… nhạc, những bài hát chỉ để… xem… làm xúc phạm đến danh dự của những nhạc sỹ và ca sỹ chân chính, xúc phạm niềm tin của đông đảo công chúng yêu âm nhạc chân chính, làm băng hoại giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc…
Mọi sự sống trên đời sẽ tự lụi tàn, tự bị tiêu diệt, tự bị đào thải nếu như nó không có một môi trường sống tốt và ngược lại. Tôi nghĩ rằng, vì sao một thứ “âm nhạc” rẻ tiền (mà lại thu được nhiều tiền!?), những lối phô diễn nhố nhăng, gây phản cảm cho đông đảo người xem, người nghe, làm vẩn đục bầu không khí âm nhạc chân chính như vậy lại vẫn nhởn nhơ sống và thậm chí trở thành một trào lưu cho lớp trẻ như hiện nay? Cái đó là có cơ sở của nó, khi còn đó đầy rẫy những công nghệ lăng xê, mà người lăng xê lại không am hiểu tí gì về âm nhạc hay chỉ mải miết thực hiện hoạt động lăng xê của mình chỉ vì tiền (lại vì tiền), hay vì những động cơ trục lợi cá nhân khác; khi một bộ phận khán, thính giả dễ dãi, đặc biệt là lớp trẻ thiếu hụt định hướng thẩm mỹ về nghệ thuật đang tung hô và a dua theo họ; đáng buồn hơn là khi các kênh truyền hình quốc gia đang liên tục và rầm rộ phát sóng và không tiếc lời bình phẩm về “cái hay”, “cái đẹp” của nó nhưu trên các chương trình: “Bài hát Việt” , “Sao mai điểm hẹn”, “Con đường âm nhạc”… và còn nữa, đó là sự bất lực của Ngành Văn hoá trong những năm qua. Thật là những nghịch lý đáng suy ngẫm…
Phạm Hữu Khánh (10 Hoàng Diệu, Nha trang; Email: phk.vosant@dng.vnn.vn):
- Tôi đồng tình với ý kiến bạn Đặng Hữu Phúc. Chúng tôi thực sự bức xúc về nhiều chương trình âm nhạc hiện nay, cả trên TV lẫn Đài phát thanh. Nghệ sỹ ra sân khấu trông kinh quá: những mốt kỳ dị, hở rốn hở ngực, các kiểu nhảy thì thật kỳ quái. Còn lời nhiều bài hát mới thì loanh quanh cũng chỉ là "tình, tiền, đau khổ" và vô nghĩa. Vấn đề này chúng tôi đã đọc trên nhiều báo, nhưng rồi cũng chẳng có gì khá hơn. Lo nhất là mấy đứa con, đứa cháu. Chúng đã tiêm nhiễm tự lúc nào nhiều mốt của sân khấu với áo quần, tóc tai kỳ dị, với giai đều èo uột, ẻo lả, rên rỉ cùng những lời hát ... không thể nào chịu nổi. Thế thì bản sắc dân tộc Việt ở đâu? Chẳng lẽ bản sắc dân tộc Việt lại như vậy. Có thể chúng tôi đã lớn tuổi, chỉ thích "đồ cổ", nhưng nghe những bài hát "cũ", viết cách đây mấy chục năm, thật sảng khoái và xúc động. Tôi nghĩ ngành Văn hóa nên làm một cái gì đấy để có bản sắc riêng của Việt Nam trong lĩnh vực này.
Kts. Nguyễn Kỳ Quốc (128/11 Bùi Dình Túy, Q. BT, TP.HCM; Email: kyquoc77@yahoo.com):
- Đây là sự "chẩn mạch" rất chính xác của nhạc sĩ ĐHP, đã chỉ ra được căn bệnh "rất nguy hiểm" đang gặm nhấm, phá hoại hay đang "rẻ tiền hóa - thô tục hóa" nền âm nhạc nói riêng và nghệ thuật nói chung của nước ta hiện nay. Rất cần có nhiều, nhiều hơn nữa những bài viết dám nói thẳng - nói thật như vậy mới có thể may chăng cải thiện được sự "yếu kém - bệnh hoạn" của nền âm nhạc Việt Nam đương đại! Xin chân thành cám ơn nhạc sĩ ĐHP cùng quý báo đã về sự nhiệt huyết đối với nền nghệ thuật nước nhà!
Nguyễn Duy Tiến ( Văn phong UBND tỉnh Vĩnh Phúc; Email: tiendvinhphuc.gov.vn):
- Tôi năm nay 43 tuổi, cái tuổi không phải là trẻ mà cũng chưa hẳn đã già. Tuy nhiên trong mấy năm gần đây tôi thấy một thực tế âm nhạc của chúng ta không có gì mới mẻ và sâu sắc với những ca từ nhạt nhẽo và cách thể hiện của các ca sỹ thì oằn mình trên sân khấu, gào hét, nhảy nhót và cố gắng hát bằng giọng khàn khàn khê đặc mang đậm nét học đòi . Nhiều ca sỹ lên sân khấu với những trang phục nhố nhăng, mái tóc pha trộn học đòi từ Hàn Quốc, Trung Quốc. Thiết nghĩ ngành văn hoá thông tin cần phải chấn chỉnh lại lĩnh vực này. Mỗi quốc gia có một bản sằc văn hoá riêng không thể lấy văn hoá của người Hàn, người Nhật, người Trung Quốc về làm văn hoá của mình. Một nhận xét nho nhỏ mong muốn văn hoá Việt đậm đà bản sắc Việt.
Vu Chu Hung (17 Tran Nhan Tong Ha noi; Email: hungvuchu@yahoo.com):
- Tôi hoàn toàn tán thành với tác giả. Từ gần 20 năm qua, tôi rất sợ đi xem ca nhạc ở rạp vì âm lượng quá to và các cách diễn lố lăng của các ca sĩ trên sân khấu.
hoa ( quảng bình; Email: hoaphandh@yahoo.com.vn):
- Tôi rất đồng tình với bài báo, không biết tại sao nghe các ca sỹ hiện nay hát mà lo cho một nền âm nhạc lai căng quá mức. Không biết thưởng thức của một bộ phận khán giả hiện nay quá tầm thường hay trách nhiệm của một số nhạc sỹ, ban giám khảo quá chạy theo cơ chế thị trường.
lưu ly ( Bắc kạn; Email: Hoaluuly@yahoo.com.vn):
- Tôi cũng đồng tình với ý kiến của Nhạc sĩ Đặng Hữu Phúc là tại sao lại cứ xuất hiện trên kênh truyền hình quốc gia như “Bài hát Việt”, “Sao mai điểm hẹn”, toàn là những loại ca khúc Gào rống lên, và nhảy chồm chồm, khoe đùi khoe rốn... là thứ nghệ thuật gì vậy? Tôi nghe hết bài hát rồi tôi hỏi cả mọi người xung quanh có hiểu gì về nội dung bài hát đó không, mọi người đều lắc đầu chẳng hiểu đang hát gì nữa chỉ thấy lắc hông, hở bụng, đầu tóc quay cuồng như đang lên cơn điên!. Sao lại cứ liên tục xuất hiện trên các kênh truyền hình vậy? Tôi cũng thuộc lớp người trẻ tuổi nhưng tôi cảm thấy không lôi cuốn chút nào với thứ âm nhạc này, mà người việt Nam mình sao giờ lại lai một thứ âm nhạc từ đâu tới? Ngày xưa đâu có vậy, tôi nghe những bài hát xưa cảm thấy tâm hồn thật thoải mái, nhưng giờ cứ mở ti vi là hay phát những loại nhạc đó tôi cảm thấy rất ghét.
HNT ( Xuân Lộc; Email: Ngọctung2007@hotmail.com):
- Điều này nói lên thực trạng của nền ca khúc Việt Nam còn nghiệp dư từ sáng tác, tới biểu diễn và phê bình. Còn việc gào rống lên, và nhảy chồm chồm, khoe đùi khoe rốn... là thứ nghệ thuật nhảm nhí, nhố nhăng... Các báo, đài của ta thì thường là động cơ để họ thường xuyên thể hiện và cứ như vậy nên họ cứ nghĩ là họ hay lắm cần phải có định hướng để xem lại trong các chường trình như các chương trình âm nhạc của truyền hình Quốc gia hiện nay.
Trần Xuân Dự ( Công ty ESN - Định Công, Hoàng mai, Hà Nội; Email: dutx@esnadvanced.com):
- Cảm ơn ông Phúc, ông đã nói hộ những suy nghĩ của tôi, những gì ông nói quả thật là xác đáng, và tôi thật sự mừng là vẫn còn người như vậy. Tôi cũng là 1 trong số hàng triệu người Viêt Nam bức xúc và thất vọng về sự phát triển lệch lạc của âm nhạc Việt Nam hiện đại. Nó không thể gọi là một nền âm nhạc đúng nghĩa, như ông đã phân tích, một nền âm nhạc mà chỉ gồm toàn ca khúc, thậm chí là không hoàn chỉnh (vì thiếu phối khí của riêng nó) thì chỉ là con số không. Thật thất vọng vì không thể tìm nổi một tác phẩm khí nhạc giá trị nào của âm nhạc Việt Nam hiện đại, còn ca khúc rẻ tiền thì tràn ngập khắp nơi.
Hiện tại có quá nhiều "nhạc sĩ" có thể nói là thiếu tài năng và đam mê nhưng thừa tham vọng và lớn tiếng. Chỉ sau vài ca khúc đơn giản mà một người bình thường nào cũng có thể làm được, sau khi được lăng xê trở thành nhạc sĩ tên tuổi, thậm chí xuất hiện trong những chương trình bình chọn, đánh giá chính quy. Việc này đã làm không ít người quên mất sự thực, họ tưởng rằng âm nhạc chỉ toàn ca khúc. Thực ra, các "nhạc sĩ " dởm đó, họ thừa biết rằng mình không đủ khả năng, cũng như đam mê thực sự để theo đuổi sáng tạo âm nhạc thật sự, họ tự làm bóng mình bằng những bài phát biểu, phỏng vấn về cá tính, quan điểm của mình mà không biết rằng, cái giá trị quan trọng nhất của một nhạc sĩ, là tác phẩm âm nhạc thực sự.
Tiếc thay, rất nhều phóng viên về âm nhạc, có thể nói là cũng chẳng có chuyên môn gì nhiều về âm nhạc, cũng bị cuốn theo những trào lưu đó, mà không góp phần làm cho quần chúng nhận ra những giá trị đích thực của âm nhạc. Tôi cảm ơn ông Phúc đã nói hộ đúng những gì tôi thấy và nghĩ. Tôi mong chủ đề này cần tiếp tục phát triển, và mong có dịp được gặp gỡ, trao đổi và trờ thành bạn của những người như ông Phúc. Cảm ơn ông.
Bá Nhân (Hà Nội; Email: bnh@Yahoo.com):
Nhạc sĩ Đặng Hữu Phúc suy nghĩ đúng. Sau đây là những luận điểm bổ sung đồng tình với những suy nghĩ của nhạc sĩ Phúc: 1.Nội dung bài hát và động tác thể hiện của ca sĩ không hoà nhập với nhau. 2. Ca sĩ hát nhạc Rốc thường gào lên một cách bản năng . 3. Khán giả nghe hát cổ võ ca sĩ cũng bản năng (không hiểu gì cũng hô cũng rống). 4, Cơ thể của ca sĩ Việt Nam bé nhỏ không phủ hợp với nhạc Rốc. Kết luận: 1. Tôi rất thích thưởng thức nhạc Rốc mà người châu Âu trình bầy, 2.Nếu tôi bị cúm, bị bệnh vì một loại vi rút thì ngưòi biểu diễn nhạc Rốc chẳng ra gì cũng chính là một loại vi rút hại đời tôi!
Phan gia Thông (Đa-lat; Email: phangia.thong@gmail.com):
- Tôi là khán giả của Truyền hình Việt Nam, qua ý kiến của NS Phúc tôi cũng thấy rất khó chịu trước hình ảnh nhố nhăng của các ca sĩ lên sân khấu ăn mặc hở hang gào thét nhố nhăng lố bịch không biết họ có biết và hiểu hai từ ca khúc là gì hay không? Chúng ta là người Việt, làm gì thì chúng ta phải giữ gìn bản sắc Việt. Cha ông ta đã dạy giấy rách phải giữ lấy lề, nghệ sỉ đâu phải là những người tóc nhuộm xanh đỏ, đeo khoen tai và ăn mặc hở hang tục thiẽu thiếu văn hoá?
thi ( Email: writelnemyeu@yahoo.com):
- Nhờ báo chuyển lời của em tới bác Phúc. Thưa bác, nếu nghệ thuật mà không phục vụ nhân dân thì nó để làm gì? Sao bác cứ hoài niệm về cái cũ? Hay là nhận thức của bác chưa thích nghi nổi với cái mới. Bác chỉ hùa theo cái người ta đã khẳng định, cái mà không còn thích nghi với cuộc sống hiện đại. Thử hỏi hiện nay ai mà có thời gian để nghe hết 1 ca khúc dài 5 phút đâu. Các ca khúc hiện nay dài không quá 5 phút đâu bác. Do vậy để thưởng thức các tác phẩm cổ điển thì chịu thôi( không có thời gian, phải tìm hiểu nhiếu kiến thức âm nhạc..).Âm nhạc làm cho người nghe thoải mái chỉ đơn giản vậy thôi thưa bác. Bác nên lắng nghe và thích nghi với thế giới hiện đại này. Lúc đầu nghe nhạc em cũng như bác vậy thôi...Em nói là bác hiểu mà!!!
lucky ( longan; Email: loclucky@yahoo.com):
- Nghe nhạc trẻ bây giờ với tôi cứ như cơn ác mộng, không riêng gì tôi, hễ cứ vào quán nghe mấy cái nhạc mì ăn liền bây giờ là bị dị ứng mặc dù chúng tôi cũng mới 25-26 tuổi. Có người còn nói bây giờ làm ca sĩ dễ quá mình cũng về bán vài mẫu ruộng lên sài gòn làm ca sĩ chơi, không cần trình độ hay văn hóa gì hết cứ có tiền quẹt cái đầu xanh đỏ vàng, bới lên như cái ổ gà, in hình và vcd gặp ai cũng phát như bố thí là thành ca sĩ liền. Lâu lắm rồi mới đọc được một bài viết như bài "bệnh gào của ca khúc Việt", cứ nghĩ nhạc Việt Nam thế là tiêu rồi.Thế mới biết giá trị của nhạc TCS, nhạc trữ tình, nhạc dân ca, nhưng không biết những ca nhạc sĩ dòng nhạc đó sống như thế nào. Thật bất công-ức lắm nay mới nói.
Trương văn Hùng ( 7/224 Nguyễn Trãi - Huế, Email: hungkhue07@yahoo.com.vn):
- Tôi tán thành ý kiến của Nhạc sĩ . Thời buổi này âm nhạc như "Mỳ ăn liền" vậy! tôi không sao chịu nổi nghe nhức cả đầu.
Nguyễn Thái Ca (19 Hồng Lĩnh - Nha Trang; Email: nguyen_thaica@yahoo.com):
- Thưa nhạc sĩ, rất hoan nghênh ý kiến mà ông đã đưa ra về thể loại nhạc "Gào, Rống" nhưng liệu nhạc sĩ có phiến diện quá chăng khi nói rằng loại hình nhạc như vậy phá hỏng thẩm mỹ. Vấn đề gì cũng có mặt trái và mặt đúng của nó, nhạc sĩ chỉ nhìn vào mặt trái mà thuyết giảng như vậy liệu có ổn chưa? Loại hình ca nhạc mà nhạc sĩ đang nói tới xuất hiện trên Sao Mai trên Bài hát Việt là rẻ tiền ư? Vậy tất cả chúng tôi, người lao động có, bác sĩ có, kỹ sư có và các vị trong ban giám khảo như NS Nguyễn Cường, ca sĩ Mỹ Linh, nhạc sĩ Huy Tuấn, nhạc sĩ An Thuyên là những người không biết thưởng thức nhạc nên mới nghe những bài hát vậy sao? Madona hay Michael Jackson và gần đây có Briney Spears là những kẻ kém cỏi chăng? Thị hiếu người yêu nhạc của thế giới cũng quá kém khi thưởng thức họ trình diễn nghệ thuật vũ đạo thường đi kèm với việc "phơi da thịt" như nhạc sĩ đã nói chăng ? Mong nhạc sĩ khi phát biểu nên nhìn vấn đề kỹ hơn nữa để chúng tôi còn biết gu thẩm mỹ mình đang tới đâu! Xin cám ơn!
Đức Trung ( Hai Phong; Email: Chung.nd@vib.com.vn):
- Theo tôi, và tất nhiên là của hầu hết người dân Việt Nam (hiểu về âm nhạc) đều thấy rằng: Càng ngày thì hình ảnh nền âm nhạc của Việt Nam đang bị làm hoen ố đi bởi những bài hát thị trường được sáng tác từ những tác giả vô danh và được thể hiện qua những ca sỹ vớ vẩn, không đủ tư cách để khán giả gọi họ là "ca sỹ". Và thật buồn là chúng lại được thể hiện liên tục trên các kênh truyền hình quốc gia như: Bài hát Việt, Con đường âm Nhạc...., thật xấu hổ cho công chúng yêu âm nhạc Việt.
võ Tá Lương ( votaluong@yahoo.com):
- Tôi hoàn toàn chia sẻ ý kiến của nhạc sỹ Đặng Hữu Phúc. Nghe nhạc bây giờ không thấy ca đâu, không thấy nhạc đâu mà chỉ nghe la và hét cộng thêm các âm thanh inh tai. Thật buồn nhưng không ai nói ra. Cũng có thể người ta không nói ra lời nhưng có một thực tế đáng buồn là người ta ngoảnh mặt với nhạc Việt. Có lẽ dó là hậu quả của phong trào toàn dân là nhạc sỹ! Không hiểu tình cảnh này còn kéo dài đến bao giờ! Cám ơn nhạc sỹ Đặng Hữu Phúc
Hoang Anh Tuan ( Quang NInh; Email: muabiendong@yahoo.com):
- Đã lâu lắm rồi mới có một nhạc sỹ nói lên được thực tế của một số ca khúc việt Nam. Thực sự khi xem một số chương trình như Bài hát Việt, Sao Mai Điểm Hẹn tôi cũng rất đồng tình với nhạc sỹ Đặng Hữu Phúc, một thứ âm nhạc làm cho người ta khó chịu đến nỗi mỗi khi có chương trình thì tôI lại phảI chuyển kênh khác, ngoài những bài hát mang phong cách dân gian ra lời hát thì sáo rỗng nội dung cằn cỗi.
Sao người Việt chúng ta cứ phải được Rock, Rap vào mà không giữ phong cách của chúng ta. Đã có rất nhiều nhạc sỹ: Như Trịnh Công Sơn, Trần Tiến.... đã rất thành công. ấy vậy mà trong các cuộc thi Các ca sỹ cứ “gào rống lên” nhưng vẫn nhận được giải mà những nhạc sỹ có tên tuổi làm giám khảo đấy chứ. Một thứ âm nhạc mà sao một số phương tiện thông tin đại chúng không tìm hiểu xem công chúng người ta thường thức như thế nào. Tôi tin chắc rằng có đến 70% là không thích các ca khúc hiện nay truyền hình hay phát, chỉ có một số ít giới trẻ ham trơi không chịu học hành là có thể “thưởng thức ngon lành” vì không có kiến thức. Văn hoá tinh thần như vây ư, liệu cả một thế hệ tương lai con em chúng ta sẽ ra sao? Khi các ca khúc cứ gào rống lên như thế trên truyền hình
Kha Dương (349TSN TPHCM; Email: Lucky_Lucke83vn@yahoo.com):
- Tại sao Bác Phúc lại có sự so sánh khập khiễng như vậy nhỉ thế nào là nhạc Giao Hưởng , Thế nào là nhạc Dân Tộc , thế nào là Nhạc Hiện Đại ... tuỳ theo những dòng nhạc khác nhau mà phong cách biểu diễn của người ca sĩ khác nhau, không lẽ bác muốn một tay rocker mạc aó dài và hát 1 cách thật khẽ trên nền của 1 cây guitar crit ... Nghệ thuật nó muôn hình muôn vẻ , những sự đột phá đều được khuyến khích , nếu không thích nghi được nó sẽ tự động bị đào thải điều đó làm nên tính đa dạng của nghệ thuật ...
"Định hướng cho công chúng về âm nhạc hoàn toàn là do các nhà báo, các nhà thơ" cái này Bác noí đúng một phần , các "nhà báo , nhà thơ" không hề ca ngợi những ca khúc "thị trường" thận chí còn chê bai thậm tệ ví dụ như : Đàn Ông Là Thế , Tâm Sự 2 Người Đàn Ông v.v.... nhưng đa số giới trẻ và ngay cả người lớn cũng đang nghe và yêu thích dạng này, tại sao .... vì trình độ cảm nhận của họ quá thấp , hay nói đúng hơn là họ không có ý thức được giá trị của một bài nhạc nằm ở chỗ nào.
Nếu Bác đem Beethoven, Chopin,Tchaikovsky ... ra mà so sánh khác gì bắt đứa trẻ họp lớp 1 làm 1 bài toán lớp 12 ... Bác cứ chê người này trình độ kém, người kia nghiệp dư, cái đó thì tôi nói cũng được. Một giảng viên, một người có trình độ như bác thì việc nên làm bây giờ là tìm biện pháp để khắc phục thì hay hơn. Thú thật là tôi chẳng có hiểu biết gì về âm nhạc cả, tuổi đời của tôi chưa chắc bằng 1/2 tuổi của bác, nhưng tôi cũng có một nỗi đau như bác. Nhìn thị trường âm nhạc Việt Nam "phát triển" mà tôi đau cả lòng, cứ như thế này thì không biết sẽ đi về đâu .....
Lương Trọng Hiếu (Email: luongtronghieu@gmail.com):
- Thưa ông Phúc, tôi là một người trẻ. Tuổi của tôi là tuổi năng động, và chúng tôi thích những bài hát sôi động, đó là quyền của chúng tôi. Ông chẳng thể ép chúng tôi ngồi trong thính phòng và nghe các giai điệu cổ điển mà ông thích, trong khi chúng tôi thì không. Tôi hoàn toàn đồng ý với ông rằng có những bài hát cổ điển rất hay, như ông đã kể tên, nhưng ông cũng quên mất rằng, âm nhạc không chỉ có nhạc thính phòng. Chúng ta còn có Rock, có HipHop, có Pop, có Dance,.. mỗi người có một gu thưởng thức riêng. Tất nhiên, tôi cũng chẳng ưa những màn hở rốn, hở đùi, nhưng không phải bài hát sôi động nào trong các chương trình mà ông đã kể trên đều như vậy! Tôi thấy ông thật là người bảo thủ. Thưa ông, trong khi những người nhạc sĩ như ông lâu nay chưa sáng tác được bài nào để lại ấn tượng thì sự tham gia của các nhà báo, nhà thơ tạo nên sự mới mẻ lại bị ông cho là "Điều này nói lên thực trạng của nền ca khúc Việt Nam còn nghiệp dư từ sáng tác, tới biểu diễn và phê bình". Thưa ông, vậy thì người chuyên nghiệp như ông làm được gì?
Nguyễn Cường ( Hà Nội; Email: dockuvn@gmail.com):
- Đọc bài của ông Phúc, tôi có nhiều điểm không đồng tình. Đồng thời có cảm nhận hình như ông coi kênh truyền hình Ariang là kênh thể hiện được tiếng nói của cà quốc gia Hàn Quốc cũng như tiếng nói chung của Thế giới. Nhiều tác giả vẫn đổ lỗi cho công chúng và theo tôi đó là một điều sai lầm. Âm nhạc Hàn Quốc có rất nhiều thể loại và cái thể loại "hở rốn" thì còn nhiều hơn nhiều so với nước ta, chắc ông chưa xem qua mà thôi. Những chương trình có khả năng nâng cao thẩm mỹ âm nhạc Việt Nam như ông nói theo tôi cũng không mang lại hiệu quả gì, vì người hiểu thì nghe, người không thích thì ... tắt máy, thế là hết.
Việc giáo dục thẩm mỹ âm nhạc cho công chúng như ông nói theo tôi là đúng, nhưng không đồng nghĩa với việc phổ thông hoá nhạc cổ điển. Mà xét về mặt phổ thông hoá nhạc cổ điển thì theo tôi, album Chat với Mozart là thành công. Nếu luôn luôn lấy thước mẫu cổ điển làm thước đo thì âm nhạc thế kỷ 20 = thế kỷ 18 = thế kỷ 16 ... Quan điểm của ông theo tôi không phải là sai, nhưng mà duy ý chí và cổ hủ!
Nguyễn Duy Kiên (Hà Nội; Email: hell_angel_290885@yahoo.com):
- Kính chào Đặng Hữu phúc, tôi là một độc giả trẻ của Vietnamnet và cũng là một người biết đôi chút về âm nhạc, không nhiều nhưng cũng đủ cảm nhận về tiết tấu, âm sắc cũng như biết thế nào là một bản nhạc hay. Cái thứ âm nhạc nhảy chồm chồm, lời lẽ sáo rỗng, hở bụng, khoe rốn mà ông đề cập đến không phải chỉ đang thịnh hành ở nước ta mà còn thịnh hành và phát triển hơn rất nhiều trong âm nhạc Hàn Quốc yêu quý của ông. "Trong cõi người ta,ai cũng biết những lời yêu thương sâu sắc nhất, tâm huyết nhất, là những lời nhỏ nhẹ,gần gũi, nhưng khi một chàng trai yêu say đắm một cô gái, muốn chứng minh tình yêu của mình cho cả thế giới biết thì không có gì là khó hiểu khi chàng trai sẽ hét to lên rằng :"Anh yêu em".
Âm nhạc ở mỗi một dân tộc, một quốc gia đều mang một âm điệu, một bản sắc và trong đó một phần mang thêm cả thị hiếu của công chúng của quốc gia, dân tộc đó. Đất nước chúng ta đang trong thời kì hội nhập, chúng ta phải biết chấp nhận điều đó và có gắng làm cho nền âm nhạc nước nhà tốt hơn, tiến bộ hơn chứ không phải ngồi đó mà chửi bới, đứng núi này trông núi nọ. Thưa ông, lại nói thêm về phần gào thét trong âm nhạc, chắc ông cũng ít nhiều nghe qua đến nhạc Rock, một thể loại nhạc có sức lay động con người ghê gớm nhất, khó nghe nhưnng rất nhiều bài có ý nghĩa sâu sắc và ban nhạc được yêu thích nhất thế kỉ vừa qua cũng là 1 ban nhạc Rock: The Beatles
Thêm một điều nữa mà tôi muốn nói,nhạc của Beethoven là âm nhạc cực kì dữ dội, dữ dội và đầy gai góc như chính cuộc đời sóng gió của ông. Xin ông đừng nói những lời mị nhân dân ,đánh đồng tất cả nền âm nhạc đương đại Việt Nam thành ra một khối bầy nhầy, một cái u nhọt cần loại bỏ. Chúng ta hãy chung tay, góp sức để làm cho nền âm nhạc Việt Nam ngày càng phát triển hơn phải không ạ.
newborn ( 23/521 le duc tho P.16 G.Go Vap; Email: ccna.lab.doc@gmail.com):
- Theo những gì nhạc sĩ nói ở trên thì chỉ có nhạc cổ điển, dân ca ... mới là âm nhạc thực thụ, mới là cái mà con người trí thức nghe, còn những thứ ồn ào, gào rú thì một người trí thức không nên nghe, nên tránh xa. Nếu đúng như vậy thì xin nói rằng nhạc sĩ đã quá chủ quan, áp đặt ý kiến của mình lên người khác. Xin nói rằng một người trí thức hay không là căn cứ vào đạo đức và chuyên môn chứ không phải lọai nhạc họ nghe. Hơn nữa theo cháu thấy thì trong lĩnh vực nào cũng có những tiên đề, người ta muốn theo thì phải chấp nhận nó. Rock là lọai nhạc dựa chủ yếu trên cây e-guitar và những âm thanh ồn ào, thậm chí giọng hát còn gào rú. Hiphop cũng vậy nó có những ca từ hơi phản cảm, nhãy nhót điên cuồng. Nhưng không có thứ nhạc nào phản ánh đời sống và bất công xã hội tốt, chân thực như hai thể lọai này. Mỗi lọai nhạc luôn có mặt mạnh, mặt yếu. Còn nó hay hay giở là do người nghe, vì thế cháu mong chú nghĩ thóang hơn.
thi ( Email: writelnemyeu@yahoo.com):
- Xin lổi bác gì đó đã viết bài này. Nhưng bác hãy nhìn xem bác lạc hậu rồi, bác già rồi. Bây giờ là thời đại của tuổi trẻ của cái mới, cái phát triển hơn. Không ai làm cái mới thì lấy gì có cái củ, cái mà bác gọi là nghệ thuật. Nghệ thuật là gì vậy bác. Hãy để cho giới trẻ quyết định cái gì không bắt kịp sự phát triển cái đó sẽ không tồn tại được đâu bác.
Ngô Liệu (Thành Công Ba Đình Hà Nội; Email: hathanhxd06@vnn.vn):
- Thú thật cứ khi nào "Nhà đài" phát thể loại nhạc như bác Hữu Phúc nói là "nhà cháu" cho cái tivi nó giải lao. "Nhà cháu" chả am hiểu nhiều cái gọi là "Âm nhạc Bác học" của "các cô các chú" hát bây giờ nhưng nhà cháu cũng đủ cái lỗ tai để nghe ba cái gọi là "Dân ca" của nhà chúng cháu, từ lúc mới lọt lòng bà và mẹ cháu đã hát cho nghe rồi, tuy không hay lắm nhưng còn dễ nghe hơn những bài hát "nhà đài" hay phát bây giờ như bác Phúc nói ấy. Chán thật!
Khương Duy Hiệp ( Hải Phòng; Email: mrconan1986@yahoo.com):
- Rất có thể, tôi không phải là kẻ "trí giả" như bài viết trên hướng tới, nên suy nghĩ của tôi có khác đôi chút. Không phải cứ ca khúc nào không nhỏ nhẹ, không "Ru con Nam bộ", không của Beethoven, vân vân là không vị nghị thuật, là không đáng quý, là kệch cỡm. Thế giới có 6 tỷ người, không thể cả 6 tỷ người này chỉ nghe nhạc...thính phòng, nghe nhạc dân tộc. Thật đáng chán nếu nền âm nhạc không còn Pop, Rock, R&B... Thật sự, khi xét đến giá trị của một điều gì, ta nên nhìn nhận cái đóng góp của nó cho Xã hội, chứ không phải là cảm quan của bất cứ ai... Thật ra, tôi thấy cái chủ đề, âm nhạc thị trường, âm nhạc chính thống này quá nhàm chán, quá rõ ràng rồi... Có cần phải khơi đi khơi lại thế này mãi không? Để kết: Một bài viết trên HHT của một người nghe nhạc đã nói:" Các bài hát thị trường, tuy không có giá trị về âm nhạc, nhưng nó vẫn góp phần mang lời ca tiếng hát cho đời, vì vậy nó vẫn có giá trị tinh thần đối với một lớp người nào đó. Hãy lắng nghe bác xích lô vừa hát, vừa hăng say làm việc. Hãy lắng nghe hai đứa trẻ, vừa hát vừa mong mẹ về..."
Ho ten: Vu Trung
Dia chi: PF 1540 , 59405 UNNA , Germany
Email: trungvu@gmx.net
Tieu de: Bệnh "bằt chước như khỉ"
Noi dung: GS Đặng Hữu Phúc đã nói đúng căn bệnh của âm nhạc VN hiện nay ! Người làm nhạc ( sáng tác, ca sĩ, v.v...) chỉ biết bắt chước một cách mù quáng, kệch cỡm để kiếm tiền chứ không còn chú ý gì đến nghệ thuật nữa. Điều nguy hiểm hơn nữa là: bắt chước cái xấu nhiều hơn, nhanh hơn và còn làm cho xấu hơn rất nhiều nữa. Điều nguy hiển này chúng tôi đã nhìn thấy rất rõ không chỉ trong âm nhạc hiện ở VN ta mà nó còn xẩy ra trong nhiều lĩnh vực khác nữa trong đời sống. Thật đáng tiếc và cả đáng xấu hổ nữa ! Xin hỏi: đâu là tiếng nói của các nhà phê bình, nhà văn, nhà báo, v.v.. là những người hướng dẫn dư luận và đem những hiểu biết đúng đắn đến cho xã hội, cho mọi người ???
Vu Trung ( PF 1540 , 59405 UNNA , Germany; Email: trungvu@gmx.net):
-Đặng Hữu Phúc đã nói đúng căn bệnh của âm nhạc VN hiện nay ! Người làm nhạc ( sáng tác, ca sĩ, v.v...) chỉ biết bắt chước một cách mù quáng, kệch cỡm để kiếm tiền chứ không còn chú ý gì đến nghệ thuật nữa. Điều nguy hiểm hơn nữa là: bắt chước cái xấu nhiều hơn, nhanh hơn và còn làm cho xấu hơn rất nhiều nữa. Điều nguy hiển này chúng tôi đã nhìn thấy rất rõ không chỉ trong âm nhạc hiện ở VN ta mà nó còn xẩy ra trong nhiều lĩnh vực khác nữa trong đời sống. Thật đáng tiếc và cả đáng xấu hổ nữa ! Xin hỏi: đâu là tiếng nói của các nhà phê bình, nhà văn, nhà báo, v.v.. là những người hướng dẫn dư luận và đem những hiểu biết đúng đắn đến cho xã hội, cho mọi người ???
thái vĩnh cường ( thái nguyên; Email: hoasi_ty03@yahoo.com):
- Gào rống lên, và nhảy chồm chồm, khoe đùi khoe rốn... là thứ nghệ thuật gì vậy? Sao lại cứ liên tục xuất hiện trên các kênh truyền hình quốc gia như “Bài hát Việt”, “Sao mai điểm hẹn”, “Con đường âm nhạc”...? À, đó là ngành công nghiệp giải trí xuất phát từ phương Tây đó mà, mục đích của họ là tiền, họ “làm thịt” nghệ thuật đem bán để lấy tiền. Chỉ tội nghiệp cho đa số người dân (không chỉ riêng ở nước ta, mà là trên toàn thế giới) nhất là giới trẻ, đang bị họ lợi dụng và phá hỏng thẩm mỹ mà không biết. Kẻ trí giả hãy tránh xa những thứ “văn hoá” đó!.... Nếu anh nói vậy thì thực ra chính anh lại áp đặt theo quan điểm của riêng anh rồi.. Tôi không phản đối nhưng trương trình ca nhạc đã phát trên truyền hình quá nhạt nhẽo đi quá xa so với cảm nhận âm nhạc của người dân nhưng tôi không đồng ý với anh rằng cái gọi là nghệ thuật âm nhạc cứ phải nhỏ nhẹ phải thì thầm ..đôi giai điệu lả lướt như những bài hát dân ca , quê hương : “Ru con nam bộ”, “Lý qua cầu”, “Ngồi tựa mạn thuyền”, mới là hay ..mới là âm nhạc chân chính .
Anh nói là công nghệ giải trí phương tây là công nghệ kiếm tiền là hoàn toàn sai ..tư duy anh là chủ quan duy ý trí nếu không muốn nói là đã lỗi thời ..Theo tôi, trong âm nhạc hiện đại tồn tại rất nhiều thể loại ..mỗi thể loại đều có cái nghệ thuật cái hay riêng và có giới hạn đối tượng riêng của nó .phù hợp với mỗi đối tượng nghe riêng. Gào thét (như anh nói ) giai điệu mạnh mẽ trường độ không phải là không có cái hay riêng, không phải là phi nghệ thuật. Vấn đề anh đứng góc độ nào để nhìn nhận nó mà thôi ..
Cùng với xu sự phát triển xã hội nhu cầu thưởng thức của giới trẻ cũng khác đi và thay đổi rất nhiều ..không thể cứ nhìn về nhưng bài hát từ vài chục năm về trước mà có cái nhìn lệch lạc ..du nhập ảnh hưởng của âm nhạc phương tây hay các nước phát triển ở châu Á không có gì là sai ..mà chúng ta nên ngầm hiểu một điều họ phát triển hơn chúng ta, đi trước chúng ta. Cảm thụ và thưởng thức âm nhạc của họ sẽ hiện đại hơn mình ..Rồi một ngày chúng ta cũng sẽ bước vào giai đoạn đó ..không cảm nhận được cái nghệ thuật trong âm nhạc của họ thì cũng đừng hồ đồ cho rằng âm nhạc họ rẻ tiền ..nhạc Nhật nhạc Trung hay nhạc Hàn thì cũng thế cả thôi ..Anh đã nghe được bao nhiêu bài nhạc hàn mà nói rằng nhạc họ không gào thét?
-
Ban Văn hoá VietNamNet
Ý kiến của bạn: