221
5082
Chuyên đề
chuyende
/vanhoa/chuyende/
813381
In lịch không chuẩn phải cải chính và đổi lịch cho dân
1
Article
443
Văn hoá
vanhoa
/vanhoa/
In lịch không chuẩn phải cải chính và đổi lịch cho dân
,

(VietNamNet)- Sự "vênh" nhau về thời gian giữa các tờ lịch có thể chưa gây ra thiệt hại kinh tế, nhưng chắc chắn đã gây ra nhiều bất tiện trong sinh hoạt của người dân. Dưới đây là ý kiến của các nhà quản lý về vấn đề này.

Ô. Trịnh Tiến Điều (Trưởng Ban Lịch Nhà nước): Năm nay, Tết âm lịch Việt Nam sớm hơn Trung Quốc một ngày.

Soạn: AM 820083 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Ông Trịnh Tiến Điều, Trưởng Ban lịch Nhà nước

>>  Sẽ thống nhất in ấn ngày âm lịch

Thưa ông, với tư cách Trưởng Ban lịch Nhà nước, ông có ý kiến gì trước dư luận gần đây về sự không thống nhất giữa các loại lịch tờ?

 - Năm 2006 có 15 triệu lịch bloc xuất bản tại Việt Nam và thống nhất lấy số liệu gốc từ Ban lịch nhà nước, tổng số có 48 NXB tham gia. Quyết định 134, ngày 14/10/2002 của Thủ tướng Chính phủ đã quy định về lịch nhà nước. Đấy là số liệu chuẩn quốc gia. Số liệu nào không lấy từ Ban lịch chuẩn nhà nước thì là không chuẩn.

Trường hợp cụ thể vào tháng 5 âm, lịch có 30 ngày âm là lịch Trung Quốc tính theo múi giờ Bắc Kinh vì họ tính múi giờ 8, còn lịch Việt Nam là múi giờ 7. Như vậy, Tết Nguyên Đán Đinh Hợi của Việt Nam sẽ rơi vào ngày 17/2/2007, sớm hơn Trung Quốc một ngày. Có nhiều lịch tờ vênh nhau về thời gian, nên tốt nhất là dùng lịch bloc, sẽ bảo đảm hơn.

Ông Lý Bá Toàn (Cục phó Cục Xuất bản): Tôi nghĩ ảnh hưởng không lớn.

 
Soạn: AM 820185 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Ông Lý Bá Toàn, Cục phó Cục Xuất bản

Thưa ông, là người quản lý việc xuất bản lịch ông có biết sự kiện "vênh" ngày tháng giữa lịch Việt Nam và lịch do NXB Thanh Hoá ấn hành không?

- Chúng tôi chỉ kiểm tra xác suất chứ không thể kiểm tra được toàn bộ các tờ lịch. Sự chênh nhau về ngày, nếu có, phải do chính người sử dụng lịch mới phát hiện được. Chúng tôi có quản lý các NXB thật, nhưng chỉ tập trung phần lớn ở lịch bloc. Còn các loại lịch không chuẩn kia là do các NXB không ghi rõ nguồn gốc. Chính vì điều này mà Bộ VHTT đã phải ban hành Thông tư số 61/2006TT-BVHTT (ký ngày15/6/2006).

Đối với người Việt, các hoạt động nông nghiệp, tín ngưỡng v.v. thường được tính theo lịch âm, đặc biệt là lịch âm Trung Quốc. Về cách tính lịch âm chúng ta đã có chuẩn quốc gia nhưng các NXB lại không thống nhất nên thị trường có thể có cả lịch âm Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan và Việt Nam. Sự "vênh" nhau về ngày, giờ này, theo ông có ảnh hưởng gì lớn không?

-  Tôi biết, đối với người Việt Nam thì ngày giỗ, ngày tết đều theo ngày âm lịch nhưng lịch âm Trung Quốc và lịch âm Việt Nam chênh nhau múi giờ. Thông tư 61/2006TT-BVHTT đã ghi rõ là không bắt buộc phải có ngày âm, nhưng nếu có thì phải theo lịch chuẩn Việt Nam. Tôi cho rằng lịch phải tính theo lịch thế giới và cũng không nên bắt buộc phải có ngày âm.

Cách tính lịch chuẩn của
Ban lịch Nhà nước:

Chúng tôi đã tính lịch Việt Nam theo giờ pháp định Việt Nam ( múi 7, giờ quốc tế); còn Đài Tử Kim Sơn tính lịch Trung Quốc theo giờ lịch Trung Quốc (múi 8, giờ quốc tế), do đó chênh nhau 1 giờ.

Âm lịch quy định ngày mùng 1 là ngày chứa điểm sóc (không trăng hoặc trăng mới); tính theo giờ quốc tế thì điểm sóc tháng 5 âm lịch là 16h 6m 21s ngày 25/6/2006, nếu cộng 7h là 23h 6m 21s, nếu cộng 8h là 24h 6m 21s; nghĩa là đã sang ngày hôm sau. Vì vậy lịch Việt Nam ghi ngày 25/6/2006 là phù hợp đúng lịch Việt Nam, lịch Trung Quốc ghi sang ngày 26/6/2006 là đúng lịch Trung Quốc.

Nhân đây, xin thông báo thêm Tết Việt Nam đã và sẽ có nhiều lần khác lịch Trung Quốc như: Năm 1984, Việt Nam đón tết Nguyên Đán trước lịch Trung Quốc một tháng; sau 23 năm là các năm 2007, 2030, 2053 (nếu lịch Việt Nam chưa có cải cách mới) thì Việt Nam đón Tết Nguyên Đán trước Trung Quốc 1 ngày.

(Nguồn: Ban lịch Nhà nước)

Thế còn chuyện lịch đã đưa ra thị trường, người dân thì chẳng biết phải theo lịch nào?
 

- Nếu phát hiện bất kỳ NXB nào đưa lịch không chuẩn ra thị trường, chúng tôi sẽ yêu cầu NXB phải chỉnh lại cho đúng. Nếu như người tiêu dùng mang lịch đến NXB đòi đổi, thì NXB đấy phải đổi lại lịch chuẩn cho họ.

Cụ thể như NXB Thanh Hoá in sai, liệu người dân đã mua những cuốn lịch sai đó có thể mang đổi lại được không?

- Cho đến giờ phút này, tôi chưa nhận được văn bản chính thức nào thông báo về vấn đề nhầm lẫn này. NXB phải bán hết lịch trước ngày 31/12, nếu còn thì họ lỗ vốn, nên họ chẳng có để đổi đâu! Hơn nữa, lịch in đồng loạt, nếu đã in sai thì cũng không có lịch đúng để đổi cho người tiêu dùng.

Vậy tóm lại người dân biết kêu ai?

- NXB dứt khoát phải có thông tin cải chính qua giới truyền thông, thông báo những sai lầm của mình.

Thế nhà xuất bản có bù lỗ thiệt hại kinh tế cho người dân không?

- Tôi nghĩ nó không thiệt hại về kinh tế cho các đơn vị sản xuất kinh doanh hay người dân. Đó chỉ nhầm lẫn về thời gian tại Việt Nam.   

  • Từ Nữ Triệu Vương

Ý kiến của bạn:

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,