221
5082
Chuyên đề
chuyende
/vanhoa/chuyende/
868364
Hoàng Thành chưa được công nhận là di sản cấp quốc gia?
1
Article
443
Văn hoá
vanhoa
/vanhoa/
Hoàng Thành chưa được công nhận là di sản cấp quốc gia?
,

(VietNamNet) - Điều đáng ngạc nhiên là khu di tích đặc biệt quý hiếm 18 Hoàng Diệu, Hoàng Thành Thăng Long được phát hiện từ năm 2003 nhưng cho đến nay vẫn chưa được công nhận là Di tích đặc biệt cấp quốc gia. Các chuyên gia văn hóa và những người có trách nhiệm trực tiếp nói gì về sự chậm trễ này?

 > Hoàng Thành Thăng Long trong tương quan với kinh đô cổ
 > GS. Phan Huy Lê: Đã xác định được Cấm Thành Thăng Long
 > GS Phan Huy Lê trả lời về việc bảo tồn Hoàng Thành
 

Soạn: HA 965831 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Dấu tích kiến trúc thời Lý - Trần ở hố D4 - D6 (khu D). Ảnh chụp lại từ cuốn Hoàng Thành Thăng Long, quà tặng cho các đại biểu quốc tế tham dự Hội nghị APEC 2006)

Ông Nguyễn Văn Huy- Giám đốc Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam:

-  Điều quan trọng nhất là chúng ta phải biết trân trọng giá trị di sản đặc biệt quý như Hoàng Thành Thăng Long. Đây là của thừa kế mà tổ tiên chúng ta để lại, chúng ta phải có trách nhiệm gìn giữ và bảo tồn. Chúng ta là thế hệ có văn hóa, được tiếp cận được với các nền văn minh thế giới, vậy thì chúng ta càng phải nhận thức rõ đâu là giá trị thực, quý giá của mình. Ta không chỉ bảo vệ giá trị ấy cho thế giới mà tước hết phải bảo vệ cho dân tộc chúng ta, cho con cháu chúng ta. Chúng ta học lịch sử rất nhiều nhưng là học chay, học trên giấy chứ không có thực địa, di vật để chứng minh. Ở các nước có nền văn hóa, văn minh như Trung Quốc, Đức, Ý, Nga, Pháp v.v.. họ đều giữ và bảo tồn rất tốt nhiều di tích có giá trị còn các di tích của chúng ta phần lớn đều bị hủy hoại.

Đừng nghĩ nhiều về di sản thế giới. Trước hết phải đăng ký di sản quốc gia cho Hoàng Thành đã. Tại sao sau 2 năm phát hiện và tất cả chúng ta đều hiểu đây là di sản đặc biệt quý hiếm mà đến giờ này vẫn chưa làm hồ sơ công nhận di tích Hoàng Thành Thăng Long là di sản cấp quốc gia mà chỉ chăm chăm nghĩ chuyện thế giới công nhận là di sản của nhân loại? 

Giáo sư Phan Khanh: 

- Đúng là chúng ta còn lấn cấn, chậm trễ. Tôi và GS Phan Huy Lê ở trong hội đồng di sản văn hóa Thành cổ Hà Nội nhận thấy cần phải công nhận khu di tích 18 Hoàng Diệu và thêm khu từ Bắc Môn đến Cột cờ thì mới đủ. Không lẽ chỉ làm hồ sơ riêng cho khu 18 Hoàng Diệu? Hơn  4 triệu hiện vật của cả khu 18 Hoàng Diệu và các hố thám sát khu Đoan Môn đã giao cho viện Khảo cổ giám định, phân loại bởi phải làm chung hai bên. Vậy nên mọi thứ còn dở dang.

PGS-TS Phó Viện trưởng, Viện Khảo cổ học Việt Nam Tống Trung Tín:

Soạn: HA 965825 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Bản đồ Thăng Long thời Hồng Đức.

- Việc chính phải làm thuộc về trách nhiệm của Hà Nội và Bộ VH - TT. Muốn làm được thì phải nhờ các hồ sơ khoa học, hồ sơ này sẽ do Viện khảo cổ làm. Cho đến giờ này chúng tôi đã được thông báo là chuẩn bị giúp Hà Nội làm hồ sơ đó. Chúng tôi đã chuẩn bị khá sẵn sàng rồi, kể cả việc lập hồ sơ di sản thế giới cho Hoàng Thành Thăng Long. 

Trần Quang Dũng- Phó Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích Cổ Loa, Thành cổ Hà Nội.

Khu di tích 18 Hoàng Diệu lại không thuộc phạm vi quản lý của Trung tâm Bảo tồn di tích Cổ Loa, thành cổ Hà Nội nên chúng tôi đang phải xúc tiến làm việc với các cơ quan nghiên cứu để có thể hoàn chỉnh hồ sơ khoa học của 18 Hoàng Diệu phục vụ cho việc xếp hạng. Khi xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt thì phải xếp hạng chung, không tách riêng được vì điều đó sẽ thuận lợi cho việc từ hồ sơ quốc gia đặc biệt mình phát triển thành hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.

Đầu mối của việc lập hồ sơ công nhận di tích 18 Hoàng Diệu là  đúng là do Trung tâm bảo tồn di tích Cổ Loa, Thành cổ Hà Nội; nhưng cơ quan quản lý nghiên cứu di tích đó lại là Viện Khảo cổ học.

- Trung tâm Bảo tồn di tích Cổ Loa, Thành cổ Hà Nội đã gặp khó khăn gì trong việc làm hồ sơ công nhận khu 18 Hoàng Diệu mà sau hơn 2 năm phát hiện vẫn chưa tiến hành được?

- Không có khó khăn gì. Phía Viện khảo cổ học Việt Nam đang trực tiếp nghiên cứu, chúng tôi cũng đã đặt vấn đề và có hình thức phối hợp với họ. Họ sẽ là người chắp bút phần thuộc về 18 Hoàng Diệu còn chúng tôi sẽ tiếp nhận kết quả của họ để tổng hợp đưa vào trong hồ sơ chung trình lên Bộ Văn hóa Thông tin và Chính phủ.

Vẫn có sự không thống nhất về quản lý vì khu 18 Hoàng Diệu do Viện khảo cổ học nghiên cứu, còn bên Thành cổ thì do Ban quản lý Thành cổ thuộc sở Văn hóa - Thông tin Hà Nội quản lý. Hai cơ quan khác biệt, nên chưa có được sự thống nhất trong đề xuất với Bộ Văn hóa - Thông tin. Sở quản lý bên này thì không thể trèo sang phía bên kia để đề xuất xếp hạng cho di tích chưa thuộc phạm vi quản lý của mình!

Dựa theo yêu cầu, gợi ý của Bộ Văn hóa - Thông tin và chỉ đạo của Chính phủ là làm thống nhất, tập trung một đầu mối thì sắp tới Trung tâm Bảo tồn di tích Cổ Loa, Thành cổ Hà Nội sẽ tiếp nhận sẽ khởi động ngay việc đó.

  • Khánh Linh
    Ảnh: Lê Anh Dũng
    (chụp lại từ cuốn Hoàng Thành Thăng Long, quà tặng cho các đại biểu quốc tế tham dự Hội nghị APEC 2006)
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,