221
5082
Chuyên đề
chuyende
/vanhoa/chuyende/
832958
Nên bỏ cơ chế "Xin - Cho" số liệu lịch
1
Article
443
Văn hoá
vanhoa
/vanhoa/
Nên bỏ cơ chế 'Xin - Cho' số liệu lịch
,

(VietNamNet) - Tôi đề nghị, Ban lịch Nhà nước hãy công bố công khai các số liệu cơ bản về lịch năm tới trên phương tiện thông tin đại chúng, hoặc trên mạng của Viện khoa học và Công nghệ Việt Nam. Tất nhiên đó phải là những thông tin chuấn, từng được các Hội đồng khoa học thông qua.

 > Sẽ thống nhất in ấn ngày âm lịch
 > In lịch không chuẩn phải cải chính và đổi lịch cho dân
 > Lịch 2007: Các tiết Trung Hoa được Việt hoá như thế nào?
 > Lịch bloc 2007: Tự do hay "Cá lớn nuốt cá bé"?
 > Không thể tuỳ tiện trong cách tính lịch
 > Lịch 2007: Các NXB đang mò mẫm và tự bảo vệ mình

Là Trưởng Ban lịch Nhà nước, ông Điều không nên viết bừa!

Soạn: AM 874119 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Trong bài "Nếu NXB nào cũng sáng tạo thì lịch tất loạn!" đăng tải ngày 07/08/2006, chúng tôi đã nêu 2 nhận xét chính về ông Điều: Ông không hiểu một khái niệm cơ bản của lịch pháp là Tiết khí và việc ông trình bày các khái niệm khoa học như là viết tản văn! Đây không phải là trường hợp duy nhất ông Điều sử dụng sai vị trí Trưởng Ban lịch Nhà nước của mình khiến độc giả dễ hiểu sai nội dung đích thực của vấn đề lịch. Nhân dịp này, chúng tôi muốn bàn thêm đôi điều mà chúng tôi còn nhớ được về các bài viết của ông Điều để độc giả được biết mà rộng đường suy xét.

Là Trưởng Ban lịch Nhà nước, thiết tưởng ông Trịnh Tiến Điều nên thận trọng khi viết bài. Từ lâu, chúng tôi đã nhận thấy mỗi khi có sự kiện liên quan đến lịch là ông Điều lại phát biểu ý kiến. Điều đó cũng là lẽ đương nhiên, vì đó là công việc do ông đảm nhiệm. Vấn đề là ông phải thể hiện đúng vai trò mà ông đảm nhiệm và phát biểu cho chuẩn mực.

1. Bảy năm trước, khi chuẩn bị bước vào thiên niên kỷ mới ông có bài viết với tiêu đề: “Thống nhất lịch Việt Nam, hòa hợp lịch thế giới”. Cái tiêu đề đó, đọc lên rất ấn tượng, rất ăn khách, “rất tiếp thị”, nhưng không đúng một chút nào. Vào năm 1945, khi mới giành được độc lập, nước ta đã dùng ngay lịch Dương trong quản lý Nhà nước, tức là chúng ta đã hòa hợp lịch với thế giới. Năm 1975, khi đất nước thống nhất, Nhà nước có ngay quyết định cho cả nước dùng lịch do Nha khí tượng soạn, tức là lịch trong cuốn Lịch thế kỷ XX, Nxb Phổ thông (nay là Nxb Văn hóa – Thông tin) in năm 1967.

Vậy thì, vào năm 1999, không còn điều gì lấn cấn để đặt vấn đề “thống nhất” với “hòa hợp” nữa. Cái tiêu đề đó gây một ấn tượng sai về lịch Việt Nam. Ngay câu mở đầu bài viết này của ông: “… thủ đô Việt Nam, sắp tròn nghìn tuổi”, đã không ổn. Chỗ này nên viết “thủ đô Thăng Long – Hà Nội” “của nước ta”. Trong trường hợp này, hai chữ “Việt Nam” không đủ để chỉ “nước ta” trải hàng ngàn năm, còn chữ “thủ đô” cũng chưa chỉ rõ là Hà Nội. Bởi trước Cách mạng tháng Tám, năm 1945, nhà Nguyễn đóng đô ở Huế (Thuận Hóa). Ai cũng biết tên gọi nước ta đã từng nhiều lần thay đổi, và ông cha ta cũng từng nhiều lần rời đô. Nước ta trở lại với cái tên Việt Nam và đóng đô tại Hà Nội chỉ từ 1945.

2. Bài Vì sao lịch VN và TQ lệch nhau? trên tờ Khoa học@tuoitre.com (Chủ nhật, ngày 16/07/2006) (Chuyên mục Khoa học quanh ta) cũng có đôi điều không ổn. Khi phóng viên hỏi: “Sự lệch giữa lịch âm của VN và TQ bao lâu sẽ lập lại?” Ông Điều trả lời là: “Chu kỳ sai lệch trong tháng giêng âm lịch hai nước là 23 năm”. Vậy là ông hỏi gà bà trả lời vịt. Trả lời đúng câu hỏi trên phải là tháng Sáu này 2 lịch lệch nhau, thì đến tháng Giêng sang năm lại xẩy ra lệch nhau. Câu trả lời của ông Điều chỉ tạm được nếu để trả lời câu hỏi về “sự lệch nhau về ngày tết”. Nhưng chỉ có 2 lần lặp lại thì chưa thể gọi là chu kỳ được.

Mà ở đây, cái được gọi là chu kỳ đó lại rất ngẫu nhiên và chẳng nói lên được điều gì, nhất là trong 2 “chu kỳ” 23 năm đó có bao nhiêu lần lịch lệch nhau ở giữa năm (không rơi vào ngày Tết) và chúng có lặp lại hoàn toàn giống nhau không? Và điều ấy mới đáng quan tâm. Ông Điều viết: “ngày người dân thường xem đối với các hoạt động tín ngưỡng gọi là ngày Can Chi” cũng không chính xác. Đây chính là một hoạt động tín ngưỡng: ngày người dân thắp hương hàng tháng và lên lễ ở chùa, chúng là ngày mồng 1 và ngày 15 Âm, chứ không phải ngày Can Chi. Gặp ngày giỗ, ngày cưới gả... người ta thông báo cho nhau theo lịch Âm. Có cả sinh hoạt kinh tế, như họp chợ ở nông thôn có nơi cố định vào những ngày Âm trong tháng. Tất cả nhưng việc đó đều bị rối loạn do việc phải dùng những tờ lịch in sai. Vậy trách nhiệm tại ai?

3. Chúng tôi hơi ngợ về kiến thức của ông Điều. Trong lời tựa cho cuốn Lịch vạn niên thực dụng 1898-2018 của hai tác giả Nguyễn Hoàng Điệp và Nguyễn Mạnh Linh (Nxb Văn hóa – Thông tin, năm 2000), ông đã viết: “Đơn vị thời gian cơ bản là... năm ánh sáng...” nhưng thực ra "năm ánh sáng" là quãng đường ánh sáng đi được trong một năm, là đơn vị đo độ dài trong vật lý thiên văn.  Ở đó, ông còn viết: “Mùng 5 là ngày vua đi “Vi hành”, dân không được phép ngẩng mặt nhìn trực diện long nhan”. Tự điển tiếng Việt của Ban tu thư Khai trí viết: “VI HÀNH dt. Đi không cho ai biết (nói ông vua)."  Đã không biết là vua thì làm sao tránh được việc “nhìn trực diện”! Chắc ông không hiểu hai từ “vi hành”. Xin mách ông, chẳng hạn đó là việc các vua nhà Thanh đóng giả làm dân thường hành tẩu trong giang hồ mà thấy trong các phim Trung Quốc.

4. Bài Năm mới nói chuyện lịch tết ta, tết tây với thời tiết khí hậu ngay tết đăng tải trên báo Quân đội Nhân dân (Chủ nhật, ngày 08/01/2006) trong chuyên mục Thế giới khoa học cũng có điều đáng bàn. Có nhiều ý ông viết bừa theo kiểu “đại ngôn”. Quả thật có nhiều nước phương Tây dùng “giờ mùa hè” cho nửa năm trời trong sáng và “giờ mùa đông” cho nửa năm còn lại, lệch nhau 1 giờ nhằm tiết kiệm điện năng. Đến thời điểm “đổi mùa” đó, mọi người đồng loạt chỉnh lại đồng hồ 1 giờ. Cong về múi giờ, các nước rộng như Liên Xô trước đây, nước Nga bây giờ và nước Mỹ họ dùng nhiều múi giờ.

Trung Quốc chọn múi giờ 8 là vì thủ đô Bắc Kinh và hầu hết vùng đồng bằng phì nhiêu, đông dân đều nằm trên múi giờ này. Còn ông Điều viết: “Họ (TQ) còn hướng về phía Đông hơn nữa, như là một biểu tượng mong muốn “gió Đông thổi bạt gió Tây”, thì có nhẽ hơi quá, hơi “chính trị hóa” vấn đề. Tôi nghĩ rằng cái tư tưởng “gió Đông thổi bạt gió Tây” là một quan điểm chính trị mang tính triết lý hơn là thực dụng, và chẳng liên quan gì đến múi giờ 8; nhất là tư tưởng đó mang tính chiến lược toàn cầu chứ không mang tính quốc gia. Còn ông Điều viết: “Việt Nam chọn múi giờ 7 là ưu tiên miền Tây nhiều hơn” lại càng sai trái.

Hầu hết đất liền nước ta nằm trên múi giờ 7, nên ta chọn múi đó là hoàn toàn khoa học. Đứng về mặt địa lý mà nói, ta không thể chọn một múi giờ nào khác. Tôi nghĩ rằng, khi cả hai nước chọn cho mình một múi giờ thích hợp, chẳng có ai nghĩ đến một triết lý viển vông như ông Điều. Vậy là ông đã bẻ quẹo cái lý do chọn múi giờ của ta từ khoa học sang một tư tưởng rất lạ lẫm. Người khác có viết như vậy thì cũng có thể cho qua, coi như một việc nói chơi, bông lơn; còn với tư cách là Trưởng Ban lịch Nhà nước, thì không được giải thích điều mấu chốt của công việc mà mình phải quản lý một cách khiên cưỡng như vậy.

Công khai dân chủ: Nên xoá bỏ cơ chế "Xin - Cho" số liệu lịch

Soạn: AM 874039 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Giáo sư Nguyễn Xiển từng đề nghị bỏ lịch Âm, đổi tất cả các ngày kỷ niệm sang lịch Dương. Giáo sư đem chuyện này xin ý kiến Bác Hồ, Bác nói đại ý: nay chưa làm được việc đó vì nước ta còn đang bị chia cắt, đồng bào hai miền đều ăn Tết Âm vả lại dân ta có tục ăn bách chưng vào những ngày Tết.

Ý của Bác là, không nên bỏ Tết cổ truyền gắn với lịch Âm. Ngày nay trên thế giới người ta khuyến khích đa dạng văn hóa, lễ tết là một nét đẹp văn hóa riêng của từng dân tộc và đây cũng là một trong những dịp tốt để đẩy mạnh kinh tế du lịch, nêu như ta biết tiếp thị, quảng cáo và khéo tổ chức. Ngày xưa khi còn nghèo, cần tiết kiệm, nhiều người cho rằng nên bỏ lịch Âm để hàng năm khỏi phải in lịch, tốn kém nhiều giấy. Nhưng, trong cơ chế thị trường hiện nay, tư duy ấy dường như đã lạc hậu, không mấy người nhắc đến.  

Về hình thức, ta biết lịch có ba loại: 1) Tích niên lịch: ghi lịch của nhiều năm. 2) Lịch Bloc mỗi tờ 1 ngày. 3) Lịch Phơi treo tường, có thể có loại 1 tờ, loại 6 tờ, loại 12 tờ. Hiện này dường như cơ quan quản lý chỉ chú ý đến loại thứ 2 bởi số lượng lơn, dễ làm, lợi nhuận cao. Vừa qua, VietNamNet có bài phỏng vấn các Giám đốc một vài nhà xuất bản có in lịch. Câu chuyện rôm rả xung quanh số lượng các Bloc lịch.  

Năm nay các NXB đều được phép in lịch Bloc, cuộc cạnh tranh xem chừng khốc liệt. Còn lịch Phơi thì từ nhiều năm nay, các đơn vị vẫn thường in để quảng cáo thương hiệu của doanh nghiệp, để giới thiệu cơ quan ... Những lịch Phơi này cũng có đem bán nhưng chủ yếu để biếu tặng. Xem chừng số lượng các lịch Phơi nay càng ngày càng tăng và đa dạng. Cái chung nhất cho mọi lịch là các số liệu về các loại lịch: Lịch Dương, lịch Âm, Can Chi, Tiết khí ... thì đều phải giống nhau. Các nội dung khác thì tùy các đơn vị, tùy NXB; ngay lịch Bloc cũng vậy, các NXB có thể đưa vào đó các ngày kỷ niệm, các danh ngôn ... Lịch Phơi về hình thức rất phong phú: nơi thì người đẹp, nơi thì hoa tươi, nơi thì phong cảnh, nơi thì các biệt thự sang trọng ... 

Ban lịch Nhà nước và Cục Xuất bản dương như chỉ chú ý đến lịch Bloc mà buông lỏng Tích niên lịch và lịch Phơi. Đó là một sai lầm. Do buông lỏng quản lý, trong 5, 7 năm qua hàng chục cuốn tích niên lịch được dịch và xuất bản với số lượng lớn. Trong số đó, có rất ít lịch Việt Nam, đa phần là lịch Trung Quốc. Công việc dịch thuật này xem chừng “dễ ăn”, vì chỉ là các con số, nếu có chữ thì từ ngữ cũng chỉ bó khung trong vài trăm từ, lặp đi lặp lại, nên nhiều người đua nhau làm. Nhà quản lý thì làm ngơ, không nghĩ rằng số liệu về lịch là một hệ đơn vị đo thời gian, mà đã là đơn vị đo lường thì phải thống nhất cả nước, cần được quản lý.

Việc quản lý phải làm từ gốc, từ các cuốn tích niên lịch. Cái tệ hại là nhiều người do không hiểu cặn kẽ để dịch nguyên văn một cuốn lịch, họ chắp nhặt từ vài cuốn và ghi ngoài bìa là BIÊN SOẠN. Tệ hại nhất là, có người dịch lịch Trung Quốc hẳn hoi mà tự nhận mình là TÁC GIẢ, làm cho độc giả bị nhầm lẫn. Do 8 năm qua, từ 1998 đến 2005 lịch 2 nước hoàn toàn giống nhau, năm nay mới có sự khác nhau, nên nhiều đơn vị in lịch Phơi đã lấy nhầm số liệu từ các cuốn lịch Trung Quốc kia, nên bị sai. Cái sai của lịch năm nay gây hậu quả chưa lớn vì nó rơi vào giữa năm, tức là vào tháng Sáu Âm. Nêu không “báo động” trước, có thể sẽ có đơn vị in lịch năm 2007 theo lịch Trung Quốc và nhân viên của họ sẽ nghỉ ăn Tết Đinh Hợi vào ngày 18-2-2007, chậm mất 1 ngày; trong khi “toàn dân” đã ăn Tết vào ngày 17-2-2007 theo lịch Việt Nam.  

Soạn: AM 874035 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Gần đây, tôi đọc thấy ông Điều – Trưởng ban lịch Nhà nước trà lời rất nhiều báo chí là phải lấy số liệu từ Ban lịch. Có lẽ phải đến hàng ngàn nếu không nói hàng vạn đơn vị sẽ in lịch Phơi phải đến ông Điều để XIN số liệu lịch. Vậy thì ông Điều sẽ quá bận. 

Theo tôi, đã qua lâu rồi cái thời BAO CẤP với cơ chế XIN – CHO, kèm theo đó là những hệ lụy không đáng có. Tôi đề nghị, Ban lịch Nhà nước hãy công bố công khai các số liệu cơ bản về lịch năm tới trên phương tiện thông tin đại chúng, hoặc trên mạng của Viện khoa học và công nghệ Việt Nam. Tất nhiên đó phải là những thông tin chuấn, từng được các Hội đồng khoa học thông qua, chứ không phải các thông tin do đích thân ông Điều “sáng tạo” ra một cách tùy tiện, hay do một ai đó theo lời “kêu gọi” của ông đã “sáng tạo” ra, như trong bài viết trước tôi đã nêu. Thật ra các số liệu lịch của 1 năm không đầy một trang giấy, có gì mà phải úp mở.

Với độc giả, tôi xin mách điều này: Các số liệu đó đều có sẵn trong các cuốn lịch đứng đắn, chỉ đọc 1, 2 trang là có đủ. Đó là các cuốn:

[1] Nguyễn Mậu Tùng. Lịch Việt Nam 1901-2010. Nxb Khoa học và kỹ thuật. Năm 1992 và năm 2001.

[2] Trần Tiến Bình. Lịch Việt Nam thế kỷ XX và XXI (1901-2100). Nxb Văn hóa – thông tin. Năm 2005.

[3] Lê Thành Lân. Lịch và niên biểu lịch sử hai mươi thế kỷ (0001-2010). Nxb Thống kê. Năm 2000.

[4] Nguyễn Văn Chung. Lịch Âm – Dương Việt Nam 1900-2010. Nxb Văn hóa dân tộc. Năm 2001.  

Các cuốn [1] và [2] là do người ở Ban lịch Nhà nước soạn, có tính pháp định, đã được Hội đồng khoa học thẩm định và nghiệm thu. Hai cuốn sau là do những nhà nghiên cứu nghiệp dư, nhưng theo đúng lịch đã được công bố trong cuốn [1]. Riêng cuốn [3] của Lê Thành Lân, in gọn, khó đọc hơn và các Tiết khí đặt ở phụ lục (trang 480). 

Hà Nội, ngày 8-8-2006.

Ý kiến của bạn?

 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,