Ca nhạc miễn phí thì.... gửi xe 20 nghìn!
Cập nhật lúc 08:15, Thứ Bảy, 13/11/2010 (GMT+7)
- Như đã thành thông lệ, với mỗi chương trình hay sự kiện nào thu hút được đông đảo sự quan tâm của công chúng, thì các nhà gửi xe thi nhau ’bắt chẹt’ các thượng đế đáng thương.
>> Gửi xe dịp Đại lễ: Chắc chắn bị "chém"!
>> Khó tin trước Đại lễ: Gửi xe máy mất 70 nghìn!
Sau sự kiện gửi xe với giá 70 nghìn đồng nhân dịp Đại lễ, người dân Hà Nội vẫn phải chịu đựng cảnh bắt chẹt này trước các sự kiện đại chúng. Đêm diễn ca nhạc Tiger Translate (vé mời đăng kí trên mạng) vào tối ngày 12/11 tại công viên Thống Nhất, với đông đảo người xem là giới trẻ, đa phần là học sinh - sinh viên, những người độ tuổi trung bình chỉ xấp xỉ 20 tuổi là một ví dụ.
"Vé đây, gửi tiền trước nhé!"
"Bao nhiêu hả chú?" - Cô bé học sinh hỏi.
"20 nghìn!"
20 nghìn! - Tức là gấp 10 lần số tiền gửi xe ở gần trường học của em mỗi ngày, hay bằng cả một bữa ăn trưa sau giờ đi học, chỉ để gửi một chiếc xe máy trong vòng gần 3 tiếng đồng hồ ở một công viên quen thuộc với thủ đô. Bình thường, giá vé là khoảng 10 nghìn đồng cho một chương trình ca nhạc miễn phí - tuy nhiên, sự tăng giá tiếp gấp đôi này quả là đáng ngạc nhiên bởi sự kiện Đại lễ 1000 năm đã qua khá lâu, và người dân cũng không còn nhớ đến mức giá gửi xe một thời lừng lẫy đó.
Tự thấy cũng chẳng có cách quản lý nào với những người gửi xe quanh khu vực công viên Thống Nhất, hay với những người gửi xe tại các địa điểm có sự kiện âm nhạc hay nghệ thuật thu hút sự quan tâm của người dân. Chỉ thấy ngạc nhiên là những người bán (chỗ để xe) có thể phóng tay đến thế với cho những mưu lợi nhỏ bé trước mắt. Còn đâu là nét đẹp của văn hóa, của con người thủ đô?
>> Gửi xe dịp Đại lễ: Chắc chắn bị "chém"!
>> Khó tin trước Đại lễ: Gửi xe máy mất 70 nghìn!
Sau sự kiện gửi xe với giá 70 nghìn đồng nhân dịp Đại lễ, người dân Hà Nội vẫn phải chịu đựng cảnh bắt chẹt này trước các sự kiện đại chúng. Đêm diễn ca nhạc Tiger Translate (vé mời đăng kí trên mạng) vào tối ngày 12/11 tại công viên Thống Nhất, với đông đảo người xem là giới trẻ, đa phần là học sinh - sinh viên, những người độ tuổi trung bình chỉ xấp xỉ 20 tuổi là một ví dụ.
Bãi xe trước cổng công viên Thống Nhất vào đêm ca nhạc |
Chả nhẽ, cứ có một sự kiện rầm rộ mở cửa tự do hay vé mời miễn phí để thu hút đông người có cơ hội thưởng thức chương trình, thì những dịch vụ đi kèm lại đồng loạt tăng giá đến ngất trời - như một cách để người xem hiểu rằng, đó là phần ’bù đắp ’cho hai chữ "miễn phí"
"Vé đây, gửi tiền trước nhé!"
"Bao nhiêu hả chú?" - Cô bé học sinh hỏi.
"20 nghìn!"
"20 nghìn một xe" |
20 nghìn! - Tức là gấp 10 lần số tiền gửi xe ở gần trường học của em mỗi ngày, hay bằng cả một bữa ăn trưa sau giờ đi học, chỉ để gửi một chiếc xe máy trong vòng gần 3 tiếng đồng hồ ở một công viên quen thuộc với thủ đô. Bình thường, giá vé là khoảng 10 nghìn đồng cho một chương trình ca nhạc miễn phí - tuy nhiên, sự tăng giá tiếp gấp đôi này quả là đáng ngạc nhiên bởi sự kiện Đại lễ 1000 năm đã qua khá lâu, và người dân cũng không còn nhớ đến mức giá gửi xe một thời lừng lẫy đó.
Chương trình ’miễn phí’ càng chất lượng, giá vé gửi xe càng đắt |
Những gương mặt trẻ măng háo hức với chương trình ca nhạc |
Những con ong chăm chỉ kiếm tiền |
Tự thấy cũng chẳng có cách quản lý nào với những người gửi xe quanh khu vực công viên Thống Nhất, hay với những người gửi xe tại các địa điểm có sự kiện âm nhạc hay nghệ thuật thu hút sự quan tâm của người dân. Chỉ thấy ngạc nhiên là những người bán (chỗ để xe) có thể phóng tay đến thế với cho những mưu lợi nhỏ bé trước mắt. Còn đâu là nét đẹp của văn hóa, của con người thủ đô?
- Bài và ảnh: Vân Sam
,