Chúng ta đang ở buổi bình minh của âm nhạc
Cập nhật lúc 03:18, Thứ Tư, 27/10/2010 (GMT+7)
- Tôi hy vọng sẽ cùng dàn nhạc chuyển tải tới công chúng một bức tranh về sức mạnh đấu tranh, ý chí vượt qua những khó khăn, trắc trở của cuộc sống, tính nhân văn, lòng bác ái, sự cao thượng mà Beethoven đã gửi gắm - Lưu Hồng Quang.
Việt Nam ghi dấu ấn lịch sử tại ASEAN 2010
Độc giả bênh vực nhà báo Lại Văn Sâm
Mới 20 tuổi nhưng đã có trên tay một số lượng giải thưởng quốc tế về piano khá lớn, Lưu Hồng Quang sẽ góp mặt trong 1 đêm duy nhất của buổi hòa nhạc Toyota 2010 với tác phẩm Concerto số 3 của nhà soạn nhạc vĩ đại L.V.Beethoven.
Lưu Hồng Quang trong khi tập luyện tác phẩm Concerto số 3 của Beethoven |
Đêm nhạc sẽ diễn ra lúc 20h ngày 27/10 tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Dàn nhạc Florence (Italia), dưới sự chỉ huy của nhạc trưởng Lorenzo Castriota Skanderbeg, cùng với giọng nam cao người Ý Leonnardo Melani. |
- Một phần có lẽ cũng là do họ lịch sự nữa. Nhưng những người Ý có sự cảm nhận âm nhạc và đôi tai rất tốt. Họ có thể lắng nghe và "nói chuyện" với Quang bằng âm nhạc. Vì thế, chúng tôi thấu hiểu nhau nhanh hơn những người khác. Một số dàn nhạc khác thì mất nhiều thời gian hơn, có khi nghệ sĩ solo và dàn nhạc ’đối đầu’ nhau như trò chơi ’boxing’ vậy, phải mất nhiều thời gian để hòa hợp.
- Ông là một nhạc trưởng tài ba. Tôi và ông không có sự ’vênh’ nhau nhiều lắm trong việc cảm nhận một tác phẩm. Nhưng tất nhiên vẫn sự khác biệt về "taste" . Ví dụ, một số đoạn ông muốn tôi chơi mềm mại hơn, lãng mạn hơn, trong khi tôi muốn nó cứng rắn hơn. Tôi sẽ phải điều chỉnh một chút.
Ông cũng là người thích phong cách làm việc gọn gàng. Trong khi tập, một số nhạc trưởng thường chơi hết tác phẩm sau đó mới chỉnh sửa còn Skanderbeg thì dừng lại và chỉnh ngay từng phần nếu chưa hợp lý.
- Khi chuẩn bị tác phẩm, tôi đề xuất một danh sách những tác phẩm mình sẽ chơi và gửi cho nhạc trưởng. Sau đó để ông chọn. Và ông đã chọn Concerto số 3. Với tác phẩm này, tôi hy vọng sẽ cùng dàn nhạc chuyển tải tới công chúng một bức tranh về sức mạnh đấu tranh, ý chí vươn lên vượt qua những khó khăn, trắc trở của cuộc sống, tính nhân văn, lòng bác ái, sự cao thượng mà Beethoven đã gửi gắm trong âm nhạc của mình.
Có vẻ như Concerto số 3 sẽ là trọng tâm của đêm nhạc, khi mà nó chiếm tới 35 phút giữa các aria (ca khúc) và overture (khúc nhạc mở đầu) chỉ có độ dài dưới 10 phút?
- Về ý đồ của nhạc trưởng thì tôi không được rõ. Nhưng với những nghệ sĩ và người nghe nhạc đích thực, thì độ dài, độ ’hoành tráng’ của một tác phẩm không nói lên đó có phải là tác phẩm trung tâm hay không, mà phải dựa vào chính tác phẩm đó khi nó được thể hiện.
- Việt Nam đã rất khác so với cách đây 10 năm, khi đó cơ hội được biết đến của các nghệ sĩ không nhiều. Mọi người có internet, có thể biết được thông tin về mọi lĩnh vực, kể cả nhạc cổ điển, như thế việc cập nhật thông tin biểu diễn cũng tốt hơn và đa dạng hơn, có nhiều điều kiện thuận lợi hơn cho các nghệ sĩ.
Một điều nữa, Việt Nam hiện tại cũng giống như buổi bình minh, buổi rạng đông của nhạc cổ điển. Vì vậy cần có những nhân tố tập trung và cùng thúc đẩy sự phát triển này mạnh mẽ hơn nữa. Tôi cũng không nằm ngoài điều đó. Ngay cả khi đi học xa, biểu diễn tại nhiều nơi trên thế giới, tôi vẫn sẽ luôn hướng về Tổ quốc và coi đây là sứ mạng của mình.
Giọng nam cao người Ý Leonnardo Melani góp giọng trong Toyota 2010 |
Thế còn nhạc trưởng Lorenzo Skanderbeg thì sao? Theo bạn, phong cách của ông có gì đặc biệt?
- Ông là một nhạc trưởng tài ba. Tôi và ông không có sự ’vênh’ nhau nhiều lắm trong việc cảm nhận một tác phẩm. Nhưng tất nhiên vẫn sự khác biệt về "taste" . Ví dụ, một số đoạn ông muốn tôi chơi mềm mại hơn, lãng mạn hơn, trong khi tôi muốn nó cứng rắn hơn. Tôi sẽ phải điều chỉnh một chút.
Ông cũng là người thích phong cách làm việc gọn gàng. Trong khi tập, một số nhạc trưởng thường chơi hết tác phẩm sau đó mới chỉnh sửa còn Skanderbeg thì dừng lại và chỉnh ngay từng phần nếu chưa hợp lý.
Một nữ nhạc công chơi Cello trong chương trình |
Tại sao Quang lại chọn Concerto số 3 của Beethoven trong một chương trình toàn các tác phẩm Ý?
- Khi chuẩn bị tác phẩm, tôi đề xuất một danh sách những tác phẩm mình sẽ chơi và gửi cho nhạc trưởng. Sau đó để ông chọn. Và ông đã chọn Concerto số 3. Với tác phẩm này, tôi hy vọng sẽ cùng dàn nhạc chuyển tải tới công chúng một bức tranh về sức mạnh đấu tranh, ý chí vươn lên vượt qua những khó khăn, trắc trở của cuộc sống, tính nhân văn, lòng bác ái, sự cao thượng mà Beethoven đã gửi gắm trong âm nhạc của mình.
Có vẻ như Concerto số 3 sẽ là trọng tâm của đêm nhạc, khi mà nó chiếm tới 35 phút giữa các aria (ca khúc) và overture (khúc nhạc mở đầu) chỉ có độ dài dưới 10 phút?
- Về ý đồ của nhạc trưởng thì tôi không được rõ. Nhưng với những nghệ sĩ và người nghe nhạc đích thực, thì độ dài, độ ’hoành tráng’ của một tác phẩm không nói lên đó có phải là tác phẩm trung tâm hay không, mà phải dựa vào chính tác phẩm đó khi nó được thể hiện.
Một nhạc công Violin của dàn nhạc Florence |
Thời gian này Lưu Hồng Quang xuất hiện và biểu diễn nhiều tại Việt Nam hơn so với trước kia, và so với các nghệ sĩ đi trước của Việt Nam. Điều này là do định hướng của chính Quang, hay do các sự kiện âm nhạc trong nước dẫn dắt?
- Việt Nam đã rất khác so với cách đây 10 năm, khi đó cơ hội được biết đến của các nghệ sĩ không nhiều. Mọi người có internet, có thể biết được thông tin về mọi lĩnh vực, kể cả nhạc cổ điển, như thế việc cập nhật thông tin biểu diễn cũng tốt hơn và đa dạng hơn, có nhiều điều kiện thuận lợi hơn cho các nghệ sĩ.
Một điều nữa, Việt Nam hiện tại cũng giống như buổi bình minh, buổi rạng đông của nhạc cổ điển. Vì vậy cần có những nhân tố tập trung và cùng thúc đẩy sự phát triển này mạnh mẽ hơn nữa. Tôi cũng không nằm ngoài điều đó. Ngay cả khi đi học xa, biểu diễn tại nhiều nơi trên thế giới, tôi vẫn sẽ luôn hướng về Tổ quốc và coi đây là sứ mạng của mình.
- Cảm ơn bạn và chúc đêm nhạc thành công tốt đẹp!
- Hồ Hương Giang
,