-Sự kết hợp hài hòa giữa con người và cảnh quan, sự tồn tại của con người làm cho cao nguyên đá trở nên sinh động:các ruộng đá, các bờ rào đá.
Ngày 03/10/2010, cao nguyên đá Đồng Văn chính thức được công nhận là 1 trong 77 công viên địa chất trên thế giới (24 nước) và là công viên địa chất thứ 2 tại khu vực Đông Nam Á.
Công viên địa chất Đồng Văn bao gồm toàn bộ diện tích 4 huyện Mèo Vạc, Đồng Văn, Yên Minh, Quản Bạ, có diện tích hơn 2.300km2, với gần 250 ngàn người. 80% diện tích cao nguyên là đá vôi, mang nét đặc trưng của vùng khí hậu ôn đới…
Với gần 20 dân tộc, sắc phục, kiến trúc và phong tục đặc sắc của họ cũng làm cho cao nguyên đá rất hấp dẫn và có sức cuốn hút rất lớn. Hy vọng từ đây đời sống vốn nghèo của người dân nơi đây sẽ được dần cải thiện.
|
Hơn 20 dân tộc sinh sống trên cao nguyên đá Đồng Văn khiến nơi đây thật hấp dẫn về tính đa dạng văn hóa. (Ảnh chụp tại Sà Phìn - Đồng Văn) |
|
Với tính độc đáo trong địa chất, địa mạo, thích hợp để bảo tồn, nghiên cứu khoa học đồng thời tiềm năng dễ được khai thác nên cao nguyên đá Đồng Văn được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp Quốc (UNESCO) công nhận là Công viên địa chất. (Ảnh chụp tại Quản Bạ- Hà Giang) |
|
Qua khảo sát thực địa, các nhà khoa học phát hiện khoảng 40 điểm di sản có giá trị về mặt tài nguyên, ý nghĩa quốc gia và quốc tế như: 7 di sản về tiến hóa Trái đất, 7 di sản về vườn đá... (Ảnh: Xuân Trường) |
|
Sự đa dạng về kiến trúc của các tộc người, những tường rào xếp bằng đá đặc trưng của người H’Mông ở xã biên giới Phố Cáo là một trong những nét hấp dẫn của cao nguyên đá. |
|
Nhà cửa của dân tộc H’Mông ở xã vùng biên Lũng Táo (Đồng Văn, Hà Giang) được dựng trên nền đá cũng là nét độc đáo của cao nguyên đá. |
|
Một góc Yên MInh. |
|
Dinh thự của "Vua" người H’ Mông tại Sà Phìn, Đồng Văn được bao quanh bởi bức tường đá vẫn sừng sững đến ngày nay. |
|
Một ngôi mộ cổ hoàn toàn bằng đá được chạm khắc tinh xảo tại xã Sà Phìn, huyện Đồng Văn. |
|
Chợ phiên với rực rỡ màu sắc trang phục các dân tộc trên cao nguyên đá từ lâu đã thu hút du khách khắp nơi trên thế giới. |
|
Ở phiên chợ bò Sà Phìn, những khối đá luôn được người dân dùng làm "cọc" buộc những con bò mang bán. |
|
Gia súc, gia cầm mang đến chợ bán đều được người dân xách hay nặng hơn thì vác. khiêng. (Ảnh chụp tại chợ Đồng Văn, huyện Đồng Văn. |
|
Chợ không chỉ là nơi mua, bán mà còn là nơi sinh hoạt văn hóa của người dân các dân tộc quần cư trên cao nguyên đá, mọi người mua bán cứ mua bán, người đàn ông này ngập chìm trong điệu Khèn của chính mình.. (Ảnh chụp tại chợ Đồng Văn) |
|
Do địa hình phức tạp, khó đi lại, người dân sinh sống thưa thớt nên những người đàn ông này đến chợ Sà Phìn mỗi tuần không phải để mua, bán, họ đến để gặp gỡ trò chuyện thông qua những bát rượu. |
|
Tiến sĩ Michiel Dusar, Giám đốc Sở Địa chất Bỉ rất vui khi trong quá trình khảo sát ông thấy các dòng sông ở cao nguyên đá Đồng Văn vẫn trong xanh, cho thấy môi trường ở đây vẫn chưa bị ô nhiễm. |
|
Khó khăn lớn nhất mà người dân trên cao nguyên đá phải chịu đựng là sự khan hiếm nước. Người dân sống ở xã Phố Cáo, huyện Đồng Văn thường tắm rửa, giặt giũ ở chiếc cống dẫn đồng thời thoát nước chạy dọc theo con phố này. |
|
Một kiểu địu con độc đáo của người dân cao nguyên đá. |
|
Những đứa trẻ đi chơi chợ (Chợ Mèo Vạc, huyện Mèo Vạc) |
|
Những hoa văn sặc sỡ nổi giữa núi rừng... |
|
...hay sự thân thiện của một người đàn ông ngà ngà sau cuộc rượu ở chợ phiên khiến ai đó một lần lên cao nguyên đá đều mong mỏi chóng đến ngày lại được thăm lại vùng đất này. |