221
443
Văn hoá
vanhoa
/vanhoa/
1295226
Bài cuối: Nhà đài không nuôi bò nhưng tha hồ vắt sữa!
1
Article
null
Bài cuối: Nhà đài không nuôi bò nhưng tha hồ vắt sữa!
,

- Nhà sản xuất không biết trước được lịch phát sóng của phim mình, khi biết được thì chỉ còn vài tháng để thực hiện, không thể nào xoay xở kịp, từ kịch bản đến sản xuất. Vì vậy, phim truyền hình đang trong tình trạng sống sít còn hơn mì ăn liền!

TIN LIÊN QUAN

Có nhiều nguyên nhân làm nên diện mạo nhanh - nhiều - nhạt của phim truyền hình hiện nay. Câu chuyện dưới đấy với bà Nguyễn Bích Thủy (tức biên kịch Châu Thổ), Phó giám đốc hãng Senafilm, một nhân vật nhiều năm kinh nghiệm làm phim từ hãng nhà nước đến công ty tư nhân, từ phim nhựa đến phim truyền hình, sẽ giúp làm sáng tỏ những điều đó.

Nhà đài nắm cơ chế độc quyền phát sóng và chi tiêu

Bà Nguyễn Bích Thủy: - Có những cái chưa hợp lý về cơ chế mà chắc chỉ ở xứ mình mới có. Chẳng hạn, đầu ra cho phim là đài truyền hình. Nhà đài quản lý, rồi khoán giờ phát sóng. Không dễ để được nhà đài cấp "quota" phát sóng. Chúng tôi là một nhóm nghệ sĩ xuất thân từ hãng phim Giải phóng, có tâm huyết nhưng không dám nhảy vào nhận giờ mà vẫn phải qua trung gian công ty quảng cáo.

Chỉ họ mới đủ khả năng để lấy quảng cáo theo quy định của nhà đài. Vì nhà đài hiện chỉ trả tiền mua phim dựa vào doanh thu quảng cáo của mỗi tập.

Chẳng hạn đối với HTV (Đài truyền hình TP.HCM), nếu thu được mỗi tập phim trong giờ vàng từ 900 triệu đồng trở lên, nhà đài mới thanh toán lại cho nhà sản xuất, nhà đầu tư mức 180 triệu đồng/tập. Sau khi trừ các khoản thì nhà sản xuất còn lại khoảng 160 triệu.

Năm nay, nhà đài mới có thưởng cho những nhà sản xuất thu quảng cáo trên 900 triệu đồng/tập. Nhưng, nếu lấy quảng cáo được 70% chỉ tiêu thì nhà đài chỉ thanh toán lại 70% của số 180 triệu, thấp hơn nữa thì mức thanh toán là 50%, dẫn tới nhiều nhà sản xuất bị lỗ khi chỉ được trả 70 triệu đồng/tập. Ngoài giờ vàng, HTV đặt ra các mức chỉ tiêu về doanh thu cho từng giờ khác nhau.

Cơ chế này đặt ra cho các nhà sản xuất một thách thức. Dĩ nhiên, tôi rất ủng hộ thách thức này ở chỗ nó buộc các nhà sản xuất phải làm ra phim hay để thu hút khán giả. Mặt khác, không phải phim có được nhiều khán giả, thu nhiều quảng cáo thì có giá trị nghệ thuật và tư tưởng tốt, mà có thể cuốn hút chỉ bởi gây tò mò. Cớ gì nhà đài không có chính sách khuyến khích những người sản xuất phim trực tiếp mà chỉ có các công ty quảng cáo mới lấy được giờ phát sóng?

Những người làm phim trực tiếp thì phải qua trung gian, trong khi nhiều nhà sản xuất, đầu tư lại không có khả năng thẩm định một bộ phim tốt. Sóng hiện nay đắt nhất là HTV, mà đài này đang khuyến khích những người có tiền mạnh bằng những cách như đấu thầu giờ phát sóng, hoặc đặt cọc. Đó cũng là điều tốt, nhưng cũng cần phải tính tới những người có nghề để làm ra được phim tốt. Đây là một yếu tố khiến phim chưa hay.

Cảnh làm Cha dượng, phim hợp tác giữa Senafilm và công ty Sóng Vàng.


Còn hơn mì ăn liền!

Là người trong cuộc, bà có thể lý giải vì sao lại có cuộc đua tốc độ làm phim mỗi ngày một tập, nhanh đến chóng mặt như hiện nay?

- Sản xuất phim truyền hình hiện nay "nghiệt" ở chỗ nhà sản xuất không biết trước được phim của họ sẽ phát sóng ngày nào, giờ nào. Đến khi có lịch chính thức thì chỉ còn vài tháng để thực hiện, không thể nào xoay xở kịp, từ kịch bản đến sản xuất. Vì vậy, phim truyền hình đang trong tình trạng còn hơn mì ăn liền!

Anh làm không kịp thì bị phạt, không ai muốn bị phạt nên thà là làm tốc độ. Khi sản xuất, tôi biết làm 3 ngày 1 tập thì huề vốn, 2 ngày mới có lời, 4 ngày là lỗ. Chưa nói, nếu anh không biết làm kịch bản, để kịch bản toàn những cảnh lên non xuống biển, chiến tranh bom đạn nổ bùm bùm, thì với 120 - 140 triệu đồng/tập, làm sao anh làm nổi? Trong khi nhà nhà làm phim, bối cảnh lên giá, diễn viên lên giá, các thành phần trong đoàn phim từ quay phim, thư ký trường quay cho đến bảo vệ hiện trường cũng lên giá.

Nhà sản xuất nào cũng muốn làm nhanh để có lời. Đạo diễn không có thời gian để sáng tạo, ngay cả việc đọc để thẩm thấu kịch bản cũng đã hết hơi. Chưa nói diễn viên không được đào tạo, bị nhà sản xuất, nhãn hàng tài trợ khống chế, muốn phim phải có những gương mặt đẹp, hợp với hình ảnh quảng cáo dù không biết diễn xuất. Trong phim Gió nghịch mùa, tôi phải đấu tranh với công ty Kiết Tường tới 3 cuộc họp để bảo vệ diễn viên Thùy Trang đóng vai Tường Lam.

Làm dở thì tiền ít, tiền ít thì làm dở

"Là người trong nghề, tôi thấy phim mình còn nhiều khiếm khuyết lắm nhưng khán giả lại rất ủng hộ. Đó là cái thuận lợi của các nhà sản xuất phim truyền hình hiện nay. Tất nhiên không thể nhai đi nhai lại hoài như vậy được.

Những người có tâm với nghề dự báo rằng một, hai năm nữa thôi, khán giả sẽ quay lưng vì không chịu đựng nổi nữa, mà một khi đã quay lưng thì khó quay trở lại" - bà Nguyễn Bích Thủy.

Là đơn vị nhận gia công phim truyền hình nhiều tập cho các công ty quảng cáo đứng ra làm nhà sản xuất, hãng phim của bà giải quyết chuyện lời lỗ như thế nào?

- Hiện nay chi phí sản xuất một tập phim ở mức 120 - 140 triệu, là đã có lời. Một vài hãng phá giá đẩy mức sản xuất lên 145 triệu, nhưng chưa ai sản xuất đến 150 triệu. Các nhà sản xuất còn đi chào các nhãn hàng để kiếm tài trợ cho phim ngay từ giai đoạn đầu. Bên gia công như chúng tôi lời từ 5 - 10 triệu cho mỗi tập. Ít lắm, không đủ để tái đầu tư.

Chúng tôi sống được là nhờ kịch bản do chúng tôi viết, biết cách không để phim phải chi những khoản không cần thiết cho đạo cụ, bối cảnh, diễn viên... Còn nếu người ngoài nghề, sẽ khó có lời.

Chẳng hạn, vừa rồi tôi nhận kịch bản mà một tập phim trong đó chỉ tải thông tin là nhân vật rất nghèo phải đi lấy chồng ngoại, nhưng bày ra nào là cuộc đua ghe va chạm đổ máu, phải đưa lên thành phố cấp cứu và tiếp máu... Kinh phí để làm cuộc đua ghe dẫn đến chém người sẽ tốn kém khủng khiếp. Tôi có cách chuyển tải được, không tốn tiền mà phim vẫn hấp dẫn.

Vậy ai kiếm lợi nhiều nhất trong mối quan hệ ba bên, nhà đài - nhà sản xuất - đơn vị gia công?

- Nhà đài lời nhiều nhất, kế đến là nhà sản xuất. Nhưng nhà sản xuất có thêm một yếu tố là họ phải mạo hiểm, phiêu lưu. Nhà đài không bỏ vốn, chỉ hưởng lời. Nhà sản xuất phải bỏ vốn, phải thu được quảng cáo nhiều thì họ mới lời.

Nhiều nhà sản xuất giao phim cho một hãng gia công không có lương tâm nghề nghiệp, làm nhanh để ăn tiền thì khi phim phát lên, chất lượng thấp chỉ được nhà đài thanh toán 50%. Nên họ cũng thường tìm đến những người gia công tử tế, có nghề.

Trong năm nay, tôi được biết các hãng phim đang ra đời như nấm sau mưa, nghe đâu có tới 30 hãng phim mới. Chắc sẽ có hiện tượng vắt kiệt nhân lực ngành phim ảnh, tạo ra sự nhộn nhạo trên thị trường.

  • Minh Chánh thực hiện

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
,
Chiêm ngưỡng căn phòng triệu đô của các ngôi sao
Chiêm ngưỡng căn phòng triệu đô của các ngôi sao

Cùng People ghé thăm chốn riêng tư nhất của các ngôi sao nổi tiếng thế giới.

Triệu Vy lấy lại phong độ

"Én nhỏ" hào hứng tham gia buổi chụp hình bìa cho tạp chí ELLE số tháng 10.

Phạm Băng Băng gợi cảm từng centimet

Nữ diễn viên nổi tiếng của màn ảnh hoa ngữ khoe thân hình gợi cảm trong bộ đầm vai trần với những hoạ tiết y chang trên những bình gốm cổ Trung Hoa.

Lê Khanh làm duyên bên hiên nhà

(VietNamNet) - Đã rất lâu kể từ khi làm vợ đạo diễn Phạm Việt Thanh, NSND Lê Khanh mới sắm vai "người mẫu" trong bộ sưu tập áo dài của nhà thiết kế Đức Hùng.

,
,
,