- Nói về chụp ảnh cuộc chiến VN bắt tôi suy nghĩ hoài. Tại sao chiến tranh lại xảy ra ở VN? Nhiều ảnh chụp xong, nhìn lại, muốn khóc.
Thưa ông, cái “nick name” Nick Út có từ khi nào? Vì sao ông lại chọn ảnh báo chí- phóng viên chiến trường để bắt đầu nghề nghiệp “sinh tử” của mình?
Năm 1965, anh tôi Huỳnh Thanh Mỹ, đang làm cho AP đã bỏ mình trong một chuyến đi tác nghiệp. Lúc đó tôi 16 tuổi, đang làm việc trong phòng tối, tập sự chụp ảnh cho AP, được đánh giá tốt. Khi người anh mất, AP cho thế chỗ và trở thành phóng viên chiến trường. Ở Sài Gòn, AP chỉ có vài người Việt.
16 tuổi bắt đầu nghiệp nhiếp ảnh
Tên Út rất khó gọi đối với mấy đồng nghiệp người Mỹ. Có một phóng viên của AP người Pháp tên Henri Huet, sinh tại Đà Lạt (mẹ người VN), một phóng viên nổi tiếng, yêu quý tôi, thấy tôi nhỏ bé nên cho cái tên biệt danh “Nick”- bé nhỏ.
Cuối năm 1969, trong một kỳ nghỉ ở Hồng Kông, tôi đã nhường suất của mình cho Huet, ai dè đó là chuyến bay định mệnh, máy bay bị nổ ngay khi chưa ra khỏi không phận VN. Tôi đã lấy cái nickname - “bé nhỏ” đó làm tên của mình từ khi ấy để kỷ niệm về người bạn.Và đó là một cái “nick” rất hên với sự nghiệp của tôi.
Ngoài bức ảnh Kim Phúc- em bé napalm đã quá nổi tiếng thế giới, ông còn có những kỷ niệm nào về những bức ảnh chiến tranh VN, những kỷ niệm không bao giờ lãng quên trong hồi ức của ông?
Bức ảnh này đã được Trường Đại học Columbia chọn là ảnh thứ 41 trong 100 ảnh được ghi vào lịch sử có ảnh hưởng đến thế giới. Năm 2005, bức ảnh này được tôn vinh là một trong 10 bức ảnh báo chí đáng ghi nhớ nhất trong vòng 50 năm qua của Tổ chức nhiếp ảnh báo chí thế giới (World Press Photo).
Ông tên Huỳnh Công Út, sinh ngày 29.3.1951 tại Long An. 16 tuổi là phóng viên chiến trường của Associated Press (AP)-Mỹ tại Sài Gòn. Bức ảnh “Vietnam Napalm Girl” đã mang đến cho ông vinh quang trong sự nghiệp. Hiện tại ông đang làm cho AP tại trụ sở ở Los Angeles, California, Mỹ.
Tháng 5.2010 ông là một trong những phóng viên ảnh quốc tế tham dự workshop ảnh báo chí tại Hà Nội do quỹ IMMF, Canon và báo điện tử VietNamNet đồng tổ chức.
Những bức ảnh chiến trận thì nhiều lắm, nhưng phần lớn là những cảnh tàn phá của cuộc chiến ở các xóm làng VN. Những bức ảnh không cần ngôn ngữ vẫn làm rung động những trái tim yêu hòa bình, phản đối cuộc chiến tranh do Mỹ gây ra ở VN.
Không thể quên trong hồi ức, nhưng điều nhớ nhất có lẽ là được sống tới hôm nay. Thông thường cái gì vui thì qua mau, dễ quên. Làm phóng viên nhiếp ảnh ngoài chiến trường, bây giờ còn sống là phước lắm rồi. Như vậy trong đời phóng viên chiến trường, thoát chết là chuyện chắc chắn đã xảy ra. Lần nào thoát chết cũng nhớ dai! Nhớ có lần, cũng vùng tôi chụp cô Kim Phúc, xe tôi là mục tiêu cho pháo kích từ trong rừng rậm , xe chạy thục mạng, càng chạy, đạn pháo càng pháo theo…. Đố làm sao quên.
Thời kỳ chiến tranh VN, ông được xem là người của phía Mỹ. Ngoài những bức ảnh chụp cảnh bom đạn, hoang tàn, thương vong, chết chóc…, ông có bức ảnh nào về “chiến công” của quân đội Mỹ?
Thiếu gì! Ôm máy, phim lúc nào cũng dồi dào, chuyện xảy ra trước mắt, chụp lia lịa. Những hình này có gởi đi, vô ích vì báo Mỹ đâu thèm xài. Báo Mỹ không phải là cơ quan tuyên truyền của chính phủ. Lính Mỹ đánh nhau, chụp chiến công của lính Mỹ, chỉ có “nhân viên” (employee) của chính phủ chụp đăng trên báo quân đội, chứ nhà báo chụp, chỉ để lãnh lương chứ không nổi tiếng được...
Nick Út đang tác nghiệp
Ông có kỷ niệm nào với những người “Việt Cộng” vào thời đó? Có khi nào ông được xem ảnh của các phóng viên chiến trường “Việt Cộng”?
Tôi có xem rất nhiều hình của các anh “Việt Cộng” và rất thích, ví dụ như anh Đoàn Công Tính (tôi cũng vừa mới được quen anh mấy năm nay), anh Văn Bảo ( tôi cũng gặp được anh Văn Bảo ở New York), rồi anh Hoàng Mai, Mai Nam, Lê Minh Trường… Ảnh các anh ấy chụp rất đẹp.
Khi ông chụp những bức ảnh chiến tranh, kể cả chiến tranh VN và các cuộc chiến sau này, điều gì có trong suy nghĩ của ông khi đó, và ông bấm máy?
Chiến tranh bao giờ cũng là “thiên đường” của nhà báo, vì chiến tranh dễ làm cho một nhà báo nổi tiếng. Làm báo ai cũng biết thế. Chiến tranh vùng Trung Đông, nhà báo bị bắt, thường 80% là bị chặt đầu, trong vài năm, có 130 nhà báo bị giết, vậy mà đơn xin đến vùng này săn tin, chụp hình vẫn nhiều.
Em bé Khe Sanh. Ảnh: Nick Út
Với thẻ nhà báo hay nghề làm báo ở miền Nam, và nhất là của Mỹ, thường không bị giới hạn tài liệu tham khảo. Nhưng ở chiến tuyến khác, người làm báo, nhà nhiếp ảnh bị gò bó vào chủ đề, vào mục đích và bổn phận bắt buộc.
AP không phải là cơ quan tuyên truyền, nên phóng viên thường bị câu hỏi là độc giả mơ ước được nhìn thấy cái gì bên cạnh những hình ảnh chiến tranh. Chụp một anh lính bị thương bên cạnh thư và hình ảnh gia đình sẽ xúc động hơn là bên cạnh bình nước biển, đôi nạng gỗ…
Nói về chụp ảnh cuộc chiến VN bắt tôi suy nghĩ hoài. Tại sao chiến tranh lại xảy ra ở VN? Nhiều ảnh chụp xong, nhìn lại, muốn khóc.
Mỗi người có suy nghĩ khác nhau về cuộc chiến. Với tôi, dựa vào kinh nghiệm bản thân, có thể sự suy nghĩ của tôi sẽ khác nhiều người,mỗi lần chụp là một lần nghĩ. Trong chiến tranh VN, phóng viên chúng tôi được tự do đi lại bất cứ nơi nào của quân đội Mỹ, quân đội Sài Gòn, kể cả vùng do “Việt Cộng” kiểm soát.
Sau những bức ảnh chụp, là một bằng chứng về cuộc chiến tranh, là một lời lên án chiến tranh.
Có lẽ rút kinh nghiệm về ảnh hưởng của những bức ảnh chiến tranh VN chính phủ Mỹ lấy đó làm bài học cho các cuộc chiến tranh sau này ở Iraq, Afghanistan…, nên báo chí không được tự do như thời chiến tranh VN.
Sau khi chụp bức ảnh “em bé napalm”, ông đã đưa cô bé đi cấp cứu trong quân y dã chiến quân đội Mỹ… Và để hôm nay “nhân chứng sống” Kim Phúc đang là đại sứ hòa bình của UNESCO. Nhưng cũng có những phóng viên chiến trường rơi vào tình huống như ông năm xưa, họ chỉ chụp ảnh để có bức ảnh ưng ý, thậm chí để mong được nổi tiếng từ bức ảnh và sau đó bỏ mặc nhân vật sống – chết không quan tâm. Ông quan niệm vấn đề này như thế nào?
Vụ Kim Phúc tôi đã làm theo phản ứng tự nhiên. Trước một thảm cảnh như thế, tôi nghĩ ai cũng làm giống tôi vì lúc đó tôi có phương tiện. Hãy thử tưởng tượng, mình có phương tiện, trước việc xảy ra, mình không làm gì, ân hận sẽ theo mình dai dẳng cả đời.
Tôi là người VN, tôi không thể để cho cô Kim Phúc chết tại quốc lộ 1 Trảng Bàng. Sau khi chụp ảnh cô, tôi đã khóc và rất muốn lo cho gia đình cô ấy. Hơn 30 năm nay, tôi đã là bạn của gia đình cô ấy.
Những người mong muốn nổi tiếng từ “thảm họa” của người khác, thì suốt đời họ không được bình yên trong tâm trí. Và sẽ chết trong đau đớn bởi sự hối hận muộn màng. Tôi không muốn nhắc nhưng đó là trường hợp xảy ra gần nhất với tác giả bức ảnh nổi tiếng chụp cảnh con kên kên đang đứng rình trước một bé trai sắp chết đói ở Somali.
Nick Út và Kim Phúc ở Washington D.C |
Nick Út và Kim Phúc chụp ảnh với Nữ hoàng Anh Elizabeth |
- Hoài Hương (thực hiện)
Bài 2: Nguyên tắc báo chí, “Hoa lạc giữa rừng gươm” hoặc “Gươm lạc giữa rừng hoa” chứ không thể “Hoa lạc giữa rừng hoa” hoặc “gươm lạc giữa rừng gươm” mà thành bức ảnh nổi tiếng được. Nếu thay thế cô Kim Phúc bằng một cô chiến sĩ hay ông chiến sĩ, hình có gởi cũng chỉ được một vài báo đăng